Chẩn Đoán Xơ Gan – Tiêu Chuẩn và Các Xét Nghiệm Cần

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Chẩn đoán xơ gan là một quá trình y tế phức tạp dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng nghiêm ngặt và hàng loạt xét nghiệm chuyên sâu. Để xác định chính xác mức độ tổn thương gan, bác sĩ cần áp dụng nhiều phương pháp, từ hình ảnh cho đến các xét nghiệm sinh hóa, huyết học.

Vai trò của việc chẩn đoán xơ gan

Xơ gan được xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan mà còn gây ra nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe tổng thể. Bệnh không được kiểm soát tốt thậm chí còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh như ung thư gan, hội chứng não gan.

chuẩn đoán xơ gan
Tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán xơ gan sẽ giúp bác sĩ tìm được nguyên nhân, mức độ tổn thương gan và đưa ra giải pháp điều trị kịp thời cho mỗi bệnh nhân

Chẩn đoán xơ gan có vai trò hết sức quan trọng trong việc quản lý và điều trị bệnh gan. Phương pháp này được thực hiện với những mục tiêu chính sau:

  • Phát hiện sớm bệnh: Việc phát hiện xơ gan ở giai đoạn đầu có thể giúp quá trình điều trị được dễ dàng và ngăn chặn bệnh tiến triển lên các giai đoạn nặng hơn. 
  • Đánh giá mức độ tổn thương gan: Chẩn đoán giúp xác định mức độ và vị trí của sẹo gan. Thông tin này cho phép bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng của gan và dự đoán tiến triển bệnh.
  • Lập kế hoạch điều trị: Dựa vào kết quả chẩn đoán, các bác sĩ có thể lập kế hoạch điều trị phù hợp nhằm giảm thiểu tiến triển của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Điều này bao gồm việc điều trị các nguyên nhân gốc rễ gây bệnh (như viêm gan virus) và các biện pháp hỗ trợ như chế độ dinh dưỡng, quản lý lối sống…
  • Theo dõi tiến triển bệnh: Các xét nghiệm chẩn đoán xơ gan cho phép theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị đang được áp dụng và điều chỉnh kế hoạch chữa trị khi cần thiết.
  • Phòng ngừa biến chứng: Chẩn đoán sớm và quản lý bệnh tốt giúp giảm thiểu nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, não gan, ung thư gan hay suy gan cấp.

Xem thêm: 10 Biến Chứng Của Xơ Gan Theo Mức Độ Nguy Hiểm

Khi nào cần chẩn đoán xơ gan?

Xơ gan là tình trạng tổn thương gan mạn tính và nặng nề, trong đó gan bị sẹo và chức năng gan suy giảm. Chẩn đoán xơ gan thường được cần thiết khi có những dấu hiệu hoặc triệu chứng nghi ngờ, hoặc khi người bệnh có các yếu tố nguy cơ cao.

Người bệnh nên đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán xơ gan khi nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Vàng da và vàng mắt
  • Phù nề – đặc biệt là ở chân, bàn chân hoặc bụng
  • Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu kéo dài
  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Đau hoặc sưng ở vùng bụng
  • Buồn nôn, nôn ra máu
  • Bị ngứa da kéo dài nhưng không rõ nguyên nhân
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Kinh nguyệt không ổn định
  • Không tập trung, suy giảm trí nhớ
  • Sụt cân nhanh chóng
  • Chán ăn, ăn uống không ngon miệng.

Tìm hiểu thêm: Bệnh Xơ Gan Có Mấy Giai Đoạn? Cách Nhận Biết

Xét nghiệm chẩn đoán xơ gan cần thực hiện

Có nhiều phương pháp đang được áp dụng trong chẩn đoán xơ gan. Chúng được chia thành các nhóm như sau:

1. Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán lâm sàng trong xơ gan dựa trên sự kết hợp giữa tiền sử bệnh lý, các dấu hiệu lâm sàng và thăm khám, kiểm tra các triệu chứng bên ngoài. Dưới đây là những yếu tố chính thường được xem xét:

  • Lịch sử y tế của bệnh nhân: Bác sĩ sẽ hỏi về các vấn đề sức khỏe trước đây, tiền sử gia đình và các yếu tố nguy cơ như sử dụng rượu, bệnh viêm gan hoặc các loại thuốc từng sử dụng có thể gây tổn thương gan….
  • Triệu chứng: Bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh nhằm tìm hiểu kỹ về các triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải, thời điểm bắt đầu xuất hiện, tần suất xảy ra cùng mức độ nghiêm trọng của chúng.
  • Khám lâm sàng: Trong quá trình khám, bác sĩ có thể phát hiện các dấu hiệu như gan to, lách to, các mạch máu giãn nở trên da (gọi là spider angiomas), sưng tĩnh mạch vùng cổ và dấu hiệu của tăng áp lực tĩnh mạch cửa như trướng bụng do tích tụ dịch.

Tìm hiểu thêm: Tăng Áp Lực Tĩnh Mạch Cửa Trong Xơ Gan Là Gì? Triệu Chứng Nhận Biết

2. Các xét nghiệm lâm sàng chẩn đoán xơ gan

Các xét nghiệm lâm sàng sẽ được tiến hành sau khi các bác sĩ nắm được các triệu chứng ban đầu. Nếu nghi ngờ mắc xơ gan, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm sau:

các xét nghiệm chuẩn đoán xơ gan
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp chẩn đoán cần tiến hành để xác định tình trạng xơ gan
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm máu
  • Nội soi thực quả dạ dày của người bệnh để kiểm tra giãn tĩnh mạch thực quản
  • Chụp cộng hưởng từ gan kết hợp với siêu âm bụng
  • Chụp CT các lớp nhằm xác định mức độ tổn thương của gan
  • Làm các xét nghiệm sinh thiết gan.

3. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan

Xét nghiệm đánh giá chức năng của gan thường sẽ được tiến hành nhằm định lượng nồng độ máu, từ đó giúp phát hiện các tổn thương của gan. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, bạn nên thực hiện các xét nghiệm này một cách đầy đủ để sàng lọc các bệnh nhiễm trùng gan hoặc theo dõi tác dụng phụ của các loại thuốc đang sử dụng.

Ngoài ra, xét nghiệm chức năng gan còn giúp ước lượng mức độ nguy hiểm của xơ gan, theo dõi quá trình tiến triển của các loại virus hoặc tác nhân gây bệnh và đánh giá mức độ phục hồi sau quá trình điều trị.

Tùy vào từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một trong số các loại xét nghiệm sau đây:

  • Alanin transaminase (ALT)
  • Aspartate transaminase (AST)
  • Albumin và Protein toàn phần
  • Bilirubin
  • L–Lactate dehydrogenase (LD)
  • Thời gian prothrombin (PT)

Chẩn đoán xơ gan không chỉ đưa ra thông tin khách quan để đánh giá chính xác tình trạng bệnh và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp mà còn cải thiện tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh nên tìm đến các bệnh viện, phòng khám đa khoa uy tín có chuyên khoa Gan Mật để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết nhằm phát hiện bệnh sớm ngay khi có biểu hiện nghi ngờ.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Bị Xơ Gan Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Tốt Nhất Cho Bệnh?

Người bị xơ gan nên ăn các loại ngũ cốc, rau lá xanh, cam, nho, thịt gia cầm và các…

Xơ Gan F4 Là Gì? Nguy Hiểm Không? Điều Cần Biết

Xơ gan F4 là giai đoạn nghiêm trọng và nguy hiểm nhất của bệnh xơ gan. Do các tế bào…

Xơ Gan Nên Ăn Hoa Quả Gì? 10 Loại Tốt Nhất

Trái cây là nhóm thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất hữu ích cho quá trình phục hồi…

Tăng Áp Lực Tĩnh Mạch Cửa Trong Xơ Gan Là Gì?

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa trong xơ gan là một biến chứng gặp phổ biến ở bệnh nhân bị…

Xơ Gan Uống Nước Gì Giúp Cải Thiện? 10 Loại Hàng Đầu

Chất lỏng đóng vai trò quan trọng trong việc thanh lọc, đào thải độc tố, mỡ và tăng cường chức…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua