Buồn tiểu nhưng không đi được coi chừng mắc bệnh này
Thông thường, khi lượng nước tiểu trong bàng quang đạt đến mức 250 – 300ml sẽ kích hoạt cảm giác buồn tiểu và muốn đi tiểu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhiều người gặp phải tình trạng buồn tiểu nhưng không đi được, gây bứt rứt, khó chịu, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày.
Buồn tiểu nhưng không đi được – Nguyên nhân do đâu?
Buồn tiểu nhưng không đi được là tình trạng lúc nào cũng có cảm giác mắc tiểu nhưng không đi hoặc lượng nước tiểu tiết ra ít, lắt nhắt. Lúc này, người bệnh gặp khó khăn khi đẩy nước tiểu ra ngoài nên luôn ở trong trạng thái bứt rứt, khó chịu, luôn thường trực cảm giác muốn đi tiểu.
Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe nghiệm trọng như viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi bàng quang, phì đại tuyến tiết liệt, chít hẹp niệu đạo…
Thông thường, để quá trình đi tiểu được diễn ra thuận lợi, cần hội đủ các yếu tố sau:
- Lực co bóp của bàng quang đủ mạnh
- Cơ vòng cổ bàng quang giãn đủ rộng.
- Niệu đạo (ống dẫn nước tiểu) hoạt động bình thường để dẫn nước tiểu ra ngoài.
Do đó, hiện tượng buồn tiểu nhưng không đi được có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:
Bàng quang không đủ lực co bóp
Viêm bàng quang (nhiễm trùng bàng quang) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ảnh hưởng đến trương lực co bóp của bàng quang. Đây là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính do vi khuẩn gây nên.
Khi ở trạng thái viêm lâu dài, thành của bàng quang có xu hướng bị xơ, chai, các mô kém đàn hồi, trương lực co bóp trở nên yếu. Người bệnh luôn có cảm giác mắc tiểu nhưng không thể đi tiểu được hoặc dòng nước tiểu nhỏ giọt ngắt quảng, cảm giác đau buốt chạy dọc theo niệu đạo.
Cổ bàng quang không giãn nở
Tình trạng cổ bàng quang không giãn nở xảy ra khi khi mất liên lạc với hệ thần kinh thực vật do chấn thương hoặc cơ vòng bàng quang bị xơ hóa khi bị viêm bàng quang mạn tính. Cụ thể:
U xơ tuyến tiền liệt:
Sự tăng sinh bất thường và quá mức tế bào bất thường tại tuyến tiền liệt có thể khiến cho bộ phận này có kích thước lớn hơn bình thường. Sự chèn ép của khối u xơ này lên bàng quang khiến cho nhiều người có cảm giác buồn tiểu thường trực nhưng không tiểu được, tiểu khó, bứt rứt.
Sỏi bàng quang:
Sỏi bàng quang là hiện tượng các tinh thể khoáng trong nước tiểu kết cụm lại với nhau và tạo thành sỏi trong lòng bàng quang. Tình trạng trên có thể khiến cho cổ bàng quang bị bít tắc hoặc ảnh hưởng đến khả năng co giãn, gây chứng bí tiểu, mắc tiểu nhưng không đi được.
Chịt hẹp niệu đạo
Hẹp niệu đạo là thuật ngữ đề cập đến tình trạng niệu đạo vị hẹp do viêm hay yếu tố khác. Niệu đạo có đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn nước tiểu ra bên ngoài cơ thể. Ở người bị hẹp niệu đạo, dòng nước tiểu chảy ra yếu hoặc xuất hiện tình trạng dòng chảy đôi. Trường hợp hẹp niệu đạo nghiêm trọng có thể ngăn chặn hoàn toàn dòng chảy của nước tiểu, gây hiện tượng buồn tiểu nhưng không thể đi tiểu.
Viêm niệu đạo (do nhiễm vi khuẩn, nấm men) là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chịt hẹp niệu đạo. Ngoài ra, đây cũng có thể là hệ quả của chấn thương, tiểu phẫu niệu đạo trong quá khứ.
Buồn tiểu nhưng không đi được có nguy hiểm không?
Tình trạng mắc tiểu nhưng không đi tiểu được dù là do bất kỳ nguyên nhân gì nếu không được điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Tình trạng nước tiểu ứ đọng trong bàng quang quá lâu và kéo dài có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe như:
- Nhiễm trùng đường tiểu
- Tổn thương bàng quang.
- Viêm bể thận, suy giảm chức năng thận, nhiễm trùng máu (Nếu tình trạng bí tiểu do nhiễm trùng đường niệu, kèm theo các triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra mủ, tiểu ra máu sau khi quan hệ tình dục).
- Tắc đường tiết niệu
- Rối loạn cương dương, liệt dương, vô sinh, hiếm muộn ở nam giới (nếu nguyên nhân bí tiểu do viêm tuyết tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt).
Xử lý đúng cách khi bị buồn tiểu nhưng không đi được
Khi chứng buồn tiểu nhưng không đi được xuất hiện nhiều lần, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để tiến thành thăm khám. Tại đây, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một số kỹ thuật y tế chẩn đoán sau:
- Xét nhiệm nước tiểu
- Xét nghiệm máu
- Siêu âm
- Chụp CT
- Đo điện cơ.
Một số phương pháp điều trị chứng buồn tiểu nhưng không tiểu được gồm có:
Đặt ống thông
Trong một số trượng hợp không thể khắc phục nguyên nhân gây bí tiểu ngay lập tức, bạn cần được đặt ống thông tiểu để giải phóng nước tiểu ra khỏi bàng quang.
Sử dụng thuốc
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bí tiểu là gì, chuyên gia sẽ cân nhắc và chỉ định cho bạn các loại thuốc đặc trị phù hợp. Một số loại thuốc được dùng để khắc phục triệu chứng phổ biến là:
- Thuốc kháng sinh: điều trị nhiễm trùng trong viêm tuyến tiền liệt, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang.
- Thuốc hỗ trợ thư giãn cơ thắt niệu đạo và tuyến tiền liệt để nước tiểu có thể dễ dàng chảy qua hơn.
- Thuốc giúp cho tuyến tiền liệt thu nhỏ nhằm ngăn ngừa sự tắc nghẽn, tăng áp lực lên bàng quang ở nam giới.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng – khi các biện pháp điều trị nội khoa không có kết quả. Phương pháp được tiến hành bằng cách chèn một dụng cụ thông qua niệu đạo.
Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân gây hiện tượng buồn tiểu nhưng không đi được. Để điều trị đúng cách và an toàn, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định biện pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn muốn biết thêm:
- Tiểu són là gì? Nguyên nhân và cách trị tiểu són cho nam & nữ
- Đi tiểu ra máu là bệnh gì? Cách chẩn đoán và điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!