Bà bầu bị viêm đường tiết niệu có sao không, chữa thế nào?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Rất nhiều bà bầu bị viêm đường tiết niệu. Nếu không điều trị kịp thời, đây là nguyên nhân hàng đầu gây sảy thai, sinh non hoặc nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh.

Biến chứng viêm đường tiết niệu có thể gây sảy thai
Biến chứng viêm đường tiết niệu có thể gây sảy thai

Viêm đường tiết niệu là gì? Biểu hiện

Đường tiết niệu gồm: 2 thận, niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang), bàng quang (còn gọi là bọng đái) và niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra lỗ niệu đạo. Nếu đường tiết niệu bị viêm nhiễm ở dưới sẽ gây nhiễm trùng bàng quang. Còn ở phía trên sẽ gây nhiễm trùng thận (còn gọi là viêm bể thận).

Ở giai đoạn mang thai, cơ thể người phụ nữ rất yếu, cộng với những thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai khiến phụ nữ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Đây cũng là bệnh lý rất thường gặp ở phụ nữ mang thai.

Đôi lúc bệnh diễn ra âm thầm và không có các triệu chứng rõ ràng, bà bầu bị viêm đường tiết niệu chỉ biết bệnh tình khi đi khám và xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên, cũng có lúc bệnh biểu hiện ra nhiều triệu chứng rõ ràng. Thông thường, khi đó bệnh đã chuyển biến nặng

Triệu chứng chung nhất của viêm đường tiết niệu là đi tiểu khó và tiểu rắt ở bà bầu. Ngoài ra, tùy vào vị trí bị viêm nhiễm, bà bầu sẽ có các triệu chứng khác nhau:

  • Đối với viêm bàng quang: nước tiểu có thể bị đục và lẫn máu. Bà bầu sẽ thấy mệt mỏi, sốt nhẹ hoặc không.
  • Đối với viêm bể thận: Bà bầu sẽ bị sốt cao, mạch đập nhanh; nước tiểu lẫn máu; đau âm ỉ hoặc dữ dội từng cơn vùng thắt lưng xuống hố chậu và bộ phận sinh dục.
Cấu tạo đường tiết niệu
Cấu tạo đường tiết niệu

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu

Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm nhiễm đường tiết niệu là sự xâm nhập của vi khuẩn E. Coli. Vi khuẩn này có thể xâm nhập vào bất cứ ai. Tuy nhiên, bà bầu là đối tượng dễ xâm nhập nhất.

Bình thường, dòng chảy của nước tiểu sẽ tống hầu hết các vi khuẩn nếu chúng xâm nhập vào đường tiết niệu. Khi mang thai, tử cung gây chèn ép bàng quang, gây khó tiểu và khiến nước tiểu bị ứ đọng. Nếu để quá lâu, nước tiểu sẽ trào ngược từ bàng quang lên niệu đạo. Đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây viêm nhiễm.

Ngoài ra, thói quen uống ít nước gây cô đặc nước tiểu và thói quen nhịn tiểu khiến nước tiểu ứ đọng rồi tràn qua đường niệu quản cũng gây nguy cơ bị nhiễm trùng nhiều hơn.

Đối với phụ nữ mang thai, sự thay đổi nội tiết tố khiến lượng nước thải đi qua bàng quang nhiều hơn bình thường buộc họ phải đi tiểu thường xuyên. Một số người chọn cách nhịn tiểu hoặc uống ít nước để hạn chế tình trạng này. Tuy nhiên, đây lại chính là một trong những nguyên nhân khiến họ dễ mắc bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu.

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, tỷ lệ bà bầu bị viêm đường tiết niệu rất cao. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, tử cung thường nghiêng sang phải và đè ép niệu quản và thận phải. Bà bầu luôn cảm giác mắc tiểu nhưng lại khó tiểu được nhiều.

Vi khuẩn E.Coli - tác nhân khiến bà bầu bị viêm đường tiết niệu
Vi khuẩn E.Coli – tác nhân khiến bà bầu bị viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu ở bà bầu có nguy hiểm không?

Mức độ ảnh hưởng của viêm đường tiết niệu đến thai kỳ phụ thuộc vào vị trí nhiễm khuẩn. Khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và gây viêm. Nếu không được điều trị kịp thời, chúng sẽ phát triển vào bàng quang và thận, gây viêm nhiễm nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của thai nhi và người mẹ. Bà bầu bị viêm đường tiết niệu có thể gặp những nguy cơ sau:

  • Nhiễm khuẩn thường hoặc viêm bàng quang cấp: không điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển sang viêm thận cấp.
  • Viêm thận cấp: người mẹ có nguy cơ bị suy tuần hoàn và suy hô hấp cấp. Thai nhi dễ bị sinh non hoặc suy thai.
  • Suy thận cấp: bệnh khiến bé bị nhẹ cân khi sinh ra hoặc sinh non. Nặng hơn có thể gây sảy thai hoặc chết lưu. Khi ở giai đoạn này, tỷ lệ tử vong ở mẹ và bé đều rất cao.
  • Tăng huyết áp.
  • Tiền sản giật/ nhiễm độc thai.

Để tránh những nguy cơ đáng tiết có thể xảy ra với mẹ và bé, bà bầu cần phải chủ động đi kiểm tra ngay khi mình có những dấu hiệu viêm đường tiết niệu. Khi thận chưa bị tác động và còn khỏe, việc điều trị sẽ nhanh có kết quả hơn. Nếu để lâu, viêm thận chuyển sang cấp tính và nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của mẹ và bé. 

Biến chứng viêm đường tiết niệu có thể gây nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ và bé
Biến chứng viêm đường tiết niệu có thể gây nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ và bé

Bà bầu bị viêm đường tiết niệu, chữa thế nào?

Khi bị viêm đường tiết niệu, bà bầu có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Một số loại kháng sinh không ảnh hưởng đến thai nhi có thể kể đến là: ampicillin, erythromycin, cephalexin + nitrofurantoin hoặc amoxicillin + acid clavulanic. Để đạt hiệu quả tốt, bà bầu cần dùng đủ liều lượng đã được kê đơn (ngay cả khi đã thấy hết bệnh).

Cùng với đó, bà bầu bị viêm đường tiết niệu cần lưu ý những điều sau để việc chữa bệnh đạt hiệu quả cao nhất:

  • Không nhịn đi tiểu.
  • Giữ vùng kín sạch sẽ.
  • Tăng cường các loại rau quả trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều vitamin C.
  • Uống nhiều nước: nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày.

Với trường hợp bị viêm thận cấp, người bệnh sẽ được điều trị tích cực tại bệnh viện. Các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống kháng sinh theo phác đồ hoặc các loại kháng sinh phổ rộng cho bà bầu (trường hợp chưa có phác đồ). Bệnh nhân sẽ được đánh giá tình trạng mạch, nhiệt độ và huyết áp thường xuyên. Trường hợp nặng có thể tiến hành chạy thận nhân tạo.

Bà bầu có thể dùng thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu
Bà bầu có thể dùng thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu

Cách phòng viêm đường tiết niệu ở bà bầu

Khi bà bầu bị viêm đường tiết niệu ở niệu đạo hoặc bàng quang, rất khó để phát hiện. Nhưng nếu không sớm phát hiện thì bệnh rất nhanh chuyển biến nặng. Do đó, cách tốt nhất để phòng bệnh là kiểm tra định kỳ nước tiểu khi khám thai. Bà bầu nên khám thai định kỳ ít nhất 3 tháng/lần.

Bên cạnh đó, bà bầu cần phải:

  • Thực hiện chế độ ăn uống đủ chất và uống đủ nước.
  • Không nhịn tiểu và nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp.
  • Đi đại tiện nên lau từ trước ra sau, tránh vi khuẩn lây lan từ hậu môn vào đường tiết niệu.
  • Vệ sinh vùng kín bằng nước sạch hằng ngày, từ trước ra sau.
  • Trị triệt để viêm âm đạo, viêm cổ tử cung để vi khuẩn không có cơ hội lây sang đường tiết niệu.
Cách hiệu quả nhất phòng viêm đường tiết niệu là khám thai và nước tiểu định kỳ
Cách hiệu quả nhất phòng viêm đường tiết niệu là khám thai và nước tiểu định kỳ

Bà bầu bị viêm đường tiết niệu sẽ không nguy hiểm nếu được phát hiện sớm. Việc phòng bệnh này không phải quá khó. Điều quan trọng là mẹ bầu nên có thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học. Bên cạnh đó là thói quen kiểm tra nước tiểu khi khám thai.

Ngày đăng 12:03 - 02/05/2022 - Cập nhật lúc: 08:08 - 30/05/2024
Chia sẻ:
Tiểu rắt và buốt ở phụ nữ mặc dù phổ biến nhưng rất có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm Đi tiểu rắt và buốt ở phụ nữ: Nguyên nhân & cách chữa trị

Tiểu rắt và tiểu buốt ở phụ nữ là hai triệu chứng thường gặp khi cơ thể xuất hiện các…

Tiểu đêm nhiều là bị gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Tiểu đêm nhiều lần là hiện tượng phổ biến ở người trung niên, cao tuổi, phụ nữ mang thai hay…

Bị sỏi thận uống sữa được không? Uống loại nào? Bị sỏi thận uống sữa được không? Uống loại nào?

 Người bị sỏi thận uống sữa được không, đây là thắc mắc chung mà nhiều bệnh nhân đang mắc phải…

Ung thư bàng quang Ung thư bàng quang là gì? Dấu hiệu, chẩn đoán, điều trị

Ung thư bàng quang là một trong những bệnh ác tính nguy hiểm đe dọe đến cả sức khỏe và…

buồn tiểu nhưng không đi được Buồn tiểu nhưng không đi được coi chừng mắc bệnh này

Thông thường, khi lượng nước tiểu trong bàng quang đạt đến mức 250 - 300ml sẽ kích hoạt cảm giác…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua