Chứng tiểu đêm ở người già – Mẹo trị dân gian và thuốc

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Tiểu đêm ở người già là hiện tượng phổ biến, có thể là do sự suy giảm chức năng thận, bàng quang, chế độ ăn uống sinh hoạt hoặc mắc một số bệnh lý tiết niệu… Tình trạng trên tái diễn thường xuyên có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe, tăng nguy cơ đột quỵ do phải thức dậy nửa đêm để đi vệ sinh. Để khắc phục, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám sức khỏe và tích cực điều trị bằng thuốc Tây hoặc thảo dược tự nhiên.

tiểu đêm ở người già
Tiểu đêm ở người già là hiện tượng phổ biến.

Tìm hiểu chứng tiểu đêm ở người già

Chứng tiểu đêm là gì?

Tiểu đêm là hiện tượng đi tiểu nhiều hơn 2 lần trong một đêm, lượng nước tiểu thải ra xấp xỉ hoặc vượt quá 1/4 nước tiểu ban ngày. Tình trạng trên thường phổ biến ở đối tượng người gặp vấn đề về tiết niệu, phụ nữ mang thai và người già.

Vì sao người già thường đi tiểu đêm nhiều lần?

Có nhiều nguyên nhân gây chứng tiểu đêm ở người già, người cao tuổi. Đây có thể là biểu hiện suy giảm chức năng sinh lý hoặc dấu hiệu của bệnh lý. Cụ thể:

Suy giảm chức năng thận

Bình thường, bàng quang của người trưởng thành có dung tích khoảng 300 – 400 ml để chứa nước tiểu. Khi đầy, chúng sẽ kích thích thần kinh hình thành phản xạ đi tiểu hoặc nhịn tiểu. Khi ngủ, bàng quang sẽ rơi vào trạng thái nghỉ tạm thời, do đó dù có đầy nước tiểu nhưng não bộ sẽ ức chế, khiến bàng quang không co bóp.

Tuy nhiên, khi chức năng thận và bàng quang bị suy giảm, thận khí kém không quản lý được thần kinh sẽ làm cho bàng quang hoạt động không tự chủ, cơ vòng mở ra dẫn đến tiểu tiện nhiều lần. Đặc biệt, với người càng lớn tuổi, các bộ phận trong cơ thể sẽ lão hóa, chức năng của thận cũng bị suy giảm. Quá trình lọc nước tiểu sẽ diễn ra nhanh hơn nên người già sẽ đi tiểu nhiều lần hơn trong đêm.

Bệnh tiểu đường tuýp 1, 2

Rối loạn nội tiết do bệnh tiểu đường tuýp 1, 2 là một trong những nguyên nhân gây chứng tiểu đêm nhiều lần ở người già. Bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi hàm lượng đường trong máu tăng cao vượt quá ngưỡng cho phép, gây nhiều vấn đề tiêu cực đến sức khỏe.

Bệnh tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt nằm ơ đáy bàng quang, bao bọc niệu đạo. Khi tuyến này bị u phì do nhiều nguyên nhân khác nhau (nhiễm khuẩn, chấn thương, chèn ép tuyến tiền liệt…), chúng sẽ gây áp lực lên bàng quang, ống dẫn nước tiểu khiến cho bàng quang chóng đầy. Tình trạng trên có thể gây chứng tiểu khó, tiểu đêm nhiều lần, tiểu không hết.

Nhiễm trùng đường niệu

Quá trình viêm đường tiết niệu làm sản sinh các sản phẩm nhiễm trùng như vi khuẩn, bạch cầu, hồng cầu. Các yếu tố trên kích thích niệu đạo và bàng quang làm rỗng bàng quang. Do đó, bệnh nhân bị nhiễm trùng đường niệu có thể đi tiểu đêm nhiều lần, kèm theo triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu.

Do dùng thuốc lợi tiểu

Bên cạnh nguyên nhân mang tính chất bệnh lý, tiểu đêm ở người già cũng có thể là do việc dùng thuốc lợi tiểu. Một số thuốc lợi tiểu được dùng trong điều trị bệnh phù thủng do suy tim, tăng huyết áp, xơ gan, thận cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chứng tiểu đêm ở người già.

Do chế độ ăn uống

Người cao tuổi thường xuyên dùng chất tạo ngọt nhân tạo, cà phê, rượu, bia… trước khi đi ngủ dễ bị tiểu đêm hơn bình thường. Đường nhân tạo và chất citrus trong một số loại trái cây sẽ kích thích lên bàng quang nhiều hơn.

Do đột quỵ và bệnh thần kinh

Tổn thương thần kinh có thể cho phối và gây ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang. Điều này có thể gây chứng tiểu đột ngột, tiểu nhiều lần – cả ngày lẫn đêm.

Triệu chứng tiểu đêm ở người già

Giống như các đối tượng khác, người già bị tiểu đêm nhiều lần sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đi tiểu nhiều lần trong đêm
  • Cảm giác buồn tiểu có thể xuất hiện ngay khi vừa tiểu xong.
  • Lượng nước tiểu vượt quá mức thông thường.

Ngoài ra, thức đêm nhiều lần để đi tiểu cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người già, người cao tuổi, gây mệt mỏi, uể oải, xanh xao và khó trở lại giấc ngủ.

Điều trị chứng tiểu đêm ở người già

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà chỉ định điều trị chứng tiểu đêm ở người già có thể không giống nhau ở mỗi người. Do đó, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để thăm khám, thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra và phát hiện vấn đề sức khỏe bất thường.

  • Với người bị tiểu đêm do suy giảm thần kinh não: cần hạn chế uống nước vào buổi tối, đi tiểu trước khi đi ngủ. Để tránh tai biến não, người lớn tuổi cần ngồi dậy từ từ, tỉnh táo rồi mới rời khỏi giường. Nếu không có công trình vệ sinh trong nhà, nên dùng bô để đi thay vì mở của để đi tiểu ngoài trời.
  • Với người cao tuổi bị tiểu đêm không do yếu tố bệnh lý: nên hạn chế ăn canh, các loại rau mang tính chất lợi tiểu, hạn chế dùng bia, rượu, cà phê vào buổi chiều và tối, không nên ăn mặn.
  • Với người cao tuổi bị tiểu đêm nhiều lần do viêm đường niệu,đái tháo đường: cần đến cơ sở y tế để được thăm khám sớm và chỉ định điều trị kịp thời, tránh bệnh chuyển sang mạn tính gây khó khăn việc trị bệnh triệt để.

Điều trị bằng thuốc tây

Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định một số loại thuốc khắc phục triệu chứng tiểu đêm như:

chứng tiểu đêm ở người già
Thuốc tây có tác dụng khắc phục triệu chứng tiểu đêm ở người già.
  • Nhóm thuốc antimuscarinic (Solifenacin, Darifenacin và Oxybutynin…): chất kháng thụ thể muscarinic acetylcholine có trong thuốc có khả năng ngăn ngừa chứng đi tiểu đêm nhiều lần.
  • Thuốc kháng cholinergic, acetylcholin: thuốc giúp giúp cơ bàng quang giãn ra, nhờ vậy ngăn được chứng tiểu đêm.
  • Thuốc chẹn alpha-1: thuốc có tác dụng giảm trương lực co bóp của bàng quang, đồng thời nới rộng cô bàng quang, từ đó khắc phục triệu chứng.
  • Thuốc an thần: dịu căng thẳng, mệt mỏi do thức đêm nhiều lần để đi tiểu.

*** Lưu ý: Các loại thuốc trên chỉ có tác dụng khắc phục triệu chứng. Để kiểm soát bệnh triệt để, bệnh nhân cần được thăm khám để xác định rõ nguyên nhân.

Áp dụng các mẹo dân gian chữa tiểu đêm ở người già

Bên cạnh thuốc điều trị, một số mẹo trị tiểu đêm dân gian cũng được đánh giá cao nhờ vào tính an toàn, lành tính đối với sức khỏe.

Chữa tiểu đêm bằng giá đỗ

Không chỉ là một loại rau tốt cho sức khỏe, giá đỗ còn có khả năng trị được nhiều bệnh, trong đó có chứng tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt. Do chứa nhiều khoáng chất, vitamin, kẽm nên nguyên liệu có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, tăng testosterol ở nam giới, cải thiện chứng tiểu đêm do viêm đường tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt…

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 500 gam giá đỗ.

Thực hiện:

  • Dùng 500 gam giá đỗ đem rửa sạch, luộc với một ít nước.
  • Pha nước giá đỗ với 50 gam đường, uống 5  -6 lần mỗi ngày, phần cái ăn như rau.
  • Thực hiện thường xuyên để khắc phục biểu hiện bệnh.

Câu kỉ tử

Câu kỉ tử là một vị thuốc trị bệnh nổi tiếng trong Đông Y. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, trong thành phần của câu kỷ tử có chứa vitamin, sắt, protein, canxi giúp bồi bổ sức khỏe, đặc biệt là chức năng sinh lý. Vị thuốc cũng có khả năng cải thiện chứng tiểu đêm nhiều lần do phì đại tuyến tiền liệt, béo phì gây nên.

thuốc trị tiểu đêm ở người già
Câu kỷ tử là vị thuốc trị tiểu đêm ở người già được dùng phổ biến.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 15 gam câu kỷ tử.

Thực hiện:

  • Sắc câu kỉ tử với nước, dùng đều đặn 2 lần mỗi ngày để giảm chứng bí tiểu, tiết dắt, tiểu buốt.

Ích trí nhân

Ích trí nhân ( hay còn được gọi là ích trí tử) có vị cay, tính ôn, có công dụng đặc tinh, bổ tỳ vị, giảm số lần đi tiểu. Đông Y thường dùng  vị thuốc trên để trị chứng tiểu đêm nhiều, đặc biệt là phụ nữ cao tuổi có cơ niệu đạo bao quanh bàng quang bị suy yếu. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 30 gam tang phiêu tiêu
  • 15 gam ích trí nhân
  • 30 gam hoài sơn

Thực hiện:

  • Sắc uống, dùng trong ngày. 

Râu ngô và kim tiền thảo

Từ lâu, râu ngô và kim tiền thảo được biết đến với tác dụng trị sỏi tiết niệu, sỏi thận, viêm bàng quang. Bài thuốc phối hợp giữa hai vị thuốc trên cũng có tác dụng điều trị chứng tiểu đêm nhiều lần ở người già do sỏi đường tiết niệu.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 30 gam kim tiền thảo
  • 30 gam râu ngô.

Thực hiện:

  • Sắc uống, dùng hằng ngày.
  • Thực hiện đều đặn trong 2 tuần.

Phá cổ chỉ

Tương tự như ích trí tử, vị thuốc phá cổ chỉ cũng có công dụng bổ thận tráng dương mạnh, có khả năng hỗ trợ điều trị chứng đi tiểu nhiều, tiểu đêm. Theo một số nghiên cứu khoa học, phá cổ chỉ đặc biệt thích hợp hơn với đối tượng nữ giới bởi trong thành phần của dược liệu có chứa bavanchi – hoạt chất tương tự như hormone estrogen nội sinh.

cách trị tiểu đêm ở người già
Vị thuốc Phá cổ chỉ.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 100 gam tiểu hồi (sao)
  • 100 gam phá cổ chỉ (ngâm rượu sao).

Thực hiện:

  • Đem các nguyên liệu trên tán thành bột, làm hoàn.
  • Dùng mỗi tối, uống kèm với nước ấm.

Một số lưu ý khi điều trị tiểu đêm ở người già

Trong quá trình điều trị chứng tiểu đêm, người lớn tuổi cần lưu ý một số điều sau:

  • Hạn chế ăn mặn.
  • Tập luyện thể dục nhẹ nhàng vào buổi tối để ngủ sâu hơn, quên đi việc phải đi tiểu đêm.
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức vừa phải, không quá lạnh vào mùa đông, không để ở nhiệt độ thấp vào mùa hè. Nhiệt độ thấp có thể gây co mạch ngoại biên, tăng lưu lượng máu đến thận, nước tiểu cũng được tăng nhanh hơn. 
  • Hạn chế một số thói quen dễ gây mất ngủ như: làm việc nhiều vào ban đêm, căng thẳng, áp lực, lo lắng, dùng trà, cà phê, rượu vào buổi chiều và tối.

Trên đây là một số thông tin về chứng tiểu đêm ở người già và cách điều trị. Khi xuất hiện các biểu hiện của bệnh, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để phát hiện chính xác nguyên nhân, từ đó có phác đồ dùng thuốc và biện pháp điều chỉnh sinh hoạt, lối sống phù hợp.

Có thể bạn muốn biết:

Ngày đăng 11:12 - 09/05/2022 - Cập nhật lúc: 15:00 - 28/05/2024
Chia sẻ:
Bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu thường có đáp ứng tốt sau khi được điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy…

Đi tiểu ra máu ở phụ nữ là bệnh gì và cách chữa

Tiểu ra máu ở phụ nữ là một trong những triệu chứng cảnh báo những tổn thương ở đường tiết…

Cách chữa sỏi thận bằng đu đủ (quả xanh và hoa đực)

Chữa sỏi thận bằng đu đủ là cách chữa bệnh đang được lưu truyền và áp dụng rộng rãi trong…

Chăm sóc sau mổ sỏi thận - Cách ăn uống, sinh hoạt đúng Chăm sóc sau mổ sỏi thận – Cách ăn uống, sinh hoạt đúng

Mổ sỏi thận được áp dụng cho những bệnh nhân có viên sỏi lớn hơn 20mm. Sau khi mổ, người…

10 cách chữa viêm bàng quang tại nhà hiệu quả nhất

Những cách chữa viêm bàng quang tại nhà thường được áp dụng cho người bị nhiễm trùng nhẹ. Chúng giúp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua