Sỏi thận gây đau lưng do đâu? Cách trị giúp giảm đau nhanh

Sỏi thận gây đau lưng xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể bao gồm việc đào thải sỏi qua thận hoặc sỏi bị kẹt trong đường tiết niệu. Cơn đau thường dữ dội, cần áp dụng các biện pháp chăm sóc để giảm bớt tình trạng này.

Sỏi thận gây đau lưng do đâu?

Đau lưng do sỏi thận còn được gọi là đau quặn thận. Đây được xem là triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh sỏi thận.

Cơn đau thường xảy ra đột ngột, dữ dội đến mức người bệnh lăn lộn và vật vã, đặc biệt là sau khi gắng sức thực hiện một hoạt động nào đó của cơ thể. Cơn đau có xu hướng tăng dần, lan từ trong ra ngoài, không thể tìm được vị trí đau.

Sỏi thận gây đau lưng
Sỏi thận gây đau lưng đột ngột, dữ dội và có xu hướng tăng dần

Có hai nguyên nhân chính khiến sỏi thận gây đau lưng, bao gồm:

  • Sự tắc nghẽn bể thận và đài thận

Ở bệnh nhân bị sỏi thận, viên sỏi kích thước lớn có thể làm tắc nghẽn hoặc cản trở đường dẫn nước tiểu. Điều này gây ra tình trạng ứ nước tại thận (bệnh thận ứ nước), đồng thời làm tăng áp lực cho hệ thống đài bể thận và nhu mô thận, bao thận căng lên đột ngột gây ra những cơn đau dữ dội.

Trong khi đó thận nằm ở vùng lưng dưới, gần cột sống thắt lưng và vùng chậu. Chính vì thế mà người bệnh sẽ có cảm giác đau lưng khi cơn đau quặn thận xảy ra.

Đau do tắc nghẽn bể thận và đài thận thường là những cơn đau ở hố thắt lưng, ngay phía dưới xương sườn số 12. Cơn đau có xu hướng lan về phía trước, đến vùng rốn và hố chậu.

  • Sỏi niệu quản

Phần lớn sỏi niệu quản là sỏi thận rơi xuống niệu quản dẫn đến sự tắc nghẽn, nước tiểu không chảy xuống bàng quang mà ứ động tại thận. Những cơn đau sỏi niệu quản thường xuất phát từ hố thắt lưng, sau đó lan dọc theo niệu quản đến hố chậu ngay tại bộ phận sinh dục và lan xuống bên trong đùi.

Dấu hiệu nhận biết đau lưng do sỏi thận

Đau lưng do sỏi thận khác với những cơn đau lưng đơn thuần. Dưới đây là những dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng này:

Đau âm ỉ hoặc dữ dội như dao đâm ở vùng mạng sườn thắt lưng
Đau âm ỉ hoặc dữ dội như dao đâm ở vùng mạng sườn thắt lưng
  • Đau âm ỉ ở vùng mạng sườn thắt lưng, lan từ hông ra phía trước, xuống vùng bẹn và vùng sinh dục
  • Đau đớn đột ngột mà không có bất kỳ sự kích thích nào
  • Đau dữ dội như dao đâm, bóp chặt vùng bụng khiến người bệnh toát mồ hôi, vật vã xác định vị trí đau và tìm tư thế giúp giảm đau
  • Đau quặn thận nặng hơn khi cơ thể gắng sức
  • Cảm giác căng tức ở vùng hố chậu
  • Cơn đau thường kéo dài khoảng 20 phút, đôi khi đến vài giờ đồng hồ
  • Đôi khi cơn đau được báo hiệu bởi những triệu chứng khác như tiểu máu, tiểu khó, đau ngang thắt lưng
  • Đau vùng hạ vị nếu do sỏi trong bàng quang gây ra
  • Đau không biến mất khi bạn di chuyển. Ngoài ra một số tư thế có thể làm tăng mức độ đau
  • Không đi tiểu được dù mắc tiểu
  • Buồn tiểu thường xuyên hơn
  • Đi tiểu đau
  • Tiểu buốt, khó chịu
  • Tiểu ít, nước tiểu đục hoặc tiểu hồng, lợn cợn
  • Sốt nhẹ và ớn lạnh (do nhiễm trùng đường tiết niệu)
  • Buồn nôn và nôn.

ĐỌC NGAY: Các Loại Sỏi Thận Thường Gặp Và Cách Xử Lý

Chẩn đoán sỏi thận gây đau lưng

Bệnh sỏi thận gây đau lưng có thể được phát hiện khi bác sĩ tiến hành thăm khám vùng bụng, thắt lưng và hỏi các triệu chứng bệnh. Để chắc chắn hơn về tình trạng này, bác sĩ có thể chỉ định những xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm này có thể giúp xác định lượng hồng cầu trong nước tiểu.
  • Chụp X-quang: Hình ảnh thu được có thể giúp phát hiện sỏi cản quang.
  • Siêu âm sỏi thận: Siêu âm có thể giúp phát hiện sỏi trong hệ tiết niệu.
  • Chụp CT: Chụp CT không cản quang có thể giúp xác định vị trí, số lượng và kích thước của sỏi.

Sỏi thận gây đau lưng có thể điều trị tại nhà không?

Sỏi thận gây đau lưng là một trường hợp khẩn cấp, bệnh nhân cần được cấp cứu tại bệnh viện để có những phương pháp giảm đau và điều trị kịp thời. Người bệnh không tự ý áp dụng những biện pháp giảm đau tại nhà vì thường không mang lại hiệu quả và sẽ rất không an toàn cho bệnh nhân.

Cách điều trị sỏi thận gây đau lưng

Tại bệnh viện bệnh nhân chủ yếu được dùng thuốc để giảm đau lưng do sỏi thận, đồng thời điều trị tình trạng viêm nhiễm nếu có.

Đối với những trường hợp có sỏi lớn, không thể giải quyết tình trạng tắc nghẽn bằng phương pháp nội khoa, bác sĩ có thể can thiệp bằng những phương pháp chuyên sâu hơn.

1. Dùng thuốc

Điều trị sỏi thận gây đau lưng bằng những loại thuốc sau:

Giảm đau lưng do sỏi thận bằng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID)
Giảm đau lưng do sỏi thận bằng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID)
  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID): NSAID có thể được dùng bằng đường truyền tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc đặt hậu môn để giúp cơn đau nhanh chóng thuyên giảm. Thuốc có tác dụng giảm viêm và đau ở mức trung bình.
  • Thuốc chống co thắt, giãn cơ: Thuốc này được dùng để giảm tình trạng co thắt và giảm đau, hỗ trợ tống sỏi ra ngoài.
  • Thuốc giảm đau nhóm opioid: Đây là nhóm thuốc giảm đau gây nghiện, có tác dụng đối với những cơn đau nặng, đau không giảm khi dùng các loại thuốc khác. 
  • Thuốc kháng sinh: Nếu có nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để điều trị.
  • Thuốc lợi tiểu: Đối với trường hợp sỏi thận có kích thước nhỏ, thuốc lợi tiểu sẽ được dùng để hỗ trợ đẩy sỏi ra ngoài và ngăn hình thành sỏi lớn hơn. Đây là thuốc trị sỏi thận có tác dụng làm tăng đào thải canxi dư thừa và chất lỏng ra khỏi cơ thể.

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh sẽ được khuyến khích uống nhiều chất lỏng (khoảng 2 – 3 lít nước mỗi ngày) để tăng khả năng tự đào thải của sỏi.

ĐỌC THÊM: Bị Sỏi Thận Có Nên Uống Nhiều Nước Không? Bao Nhiêu/Ngày?

2. Thủ thuật và phẫu thuật

Sỏi thận lớn không chỉ gây đau lưng mà còn gây tắc nghẽn niệu quản, tổn thương thận dẫn đến chảy máu, tiểu ra máu, tiểu buốt, viêm nhiễm đường tiết niệu. Tình trạng này cần được điều trị chuyên sâu hơn bằng những thủ thuật sau:

  • Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích (ESWL)

Phương pháp này bao gồm việc sử dụng sóng âm tạo ra những rung động mạnh (hay còn gọi là sóng xung kích) để phá vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ. Sau đó những mảnh sỏi nhỏ sẽ được đào thải bằng cách đi qua nước tiểu.

Quy trình tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích thường kéo dài từ 45 – 60 phút. Bệnh nhân được gây mê hoặc gây tê để cảm thấy thoải mái hơn. Sau điều trị có thể cảm thấy khó chịu khi các mảnh sỏi đi qua đường tiết niệu, chảy máu trong nước tiểu, chảy máu quanh thận, bầm tím ở bụng hoặc lưng.

  • Tán sỏi thận qua da

Phương pháp tán sỏi qua da được dùng để loại bỏ những viên sỏi rất lớn trong thận hoặc nếu ESWL không thành công. Trong quy trình này, bác sĩ sẽ tạo một vết rạch nhỏ ở lưng, sau đó đưa ống soi nhỏ và dụng cụ vào trong để loại bỏ sỏi thận. Bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân trong suốt quá trình thực hiện phẫu thuật.

HỮU ÍCH: Chăm Sóc Sau Mổ Sỏi Thận: Cách Ăn Uống, Sinh Hoạt Đúng

  • Sử dụng ống soi để lấy sỏi

Đối với những viên sỏi nhỏ hơn ở thận hoặc niệu quản, bác sĩ sẽ đưa một ống soi niệu quản có đèn và camera qua niệu đạo đến bàng quang và niệu quản. Sau khi xác định vị trí sỏi, các viên sỏi sẽ được kẹp chặt hoặc phá vỡ thành nhiều mảnh và ra ngoài qua đường tiểu. Để giảm sưng và thúc đẩy quá trình chữa lành, bác sĩ có thể đặt stent vào niệu quản.

  • Phẫu thuật tuyến cận giáp

Nếu sỏi canxi phosphat hình thành do tuyến cận giáp hoạt động quá mức, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật tuyến cận giáp. 

Phòng ngừa sỏi thận gây đau lưng

Để tránh sỏi thận gây đau lưng, người bệnh cần áp dụng những biện pháp phòng ngừa sỏi thận và thăm khám sớm nếu có dấu hiệu bất thường. Dưới đây là cách phòng ngừa sỏi thận:

Ăn thực phẩm giàu canxi
Ăn thực phẩm giàu canxi để phòng ngừa bệnh sỏi thận gây đau lưng
  • Tiếp tục ăn thực phẩm giàu canxi. Một chế độ ăn ít canxi hoặc thường xuyên dùng thuốc bổ sung canxi thay vì dùng canxi từ thực phẩm tươi sống có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
  • Uống nước trong suốt cả ngày, đảm bảo uống đủ 2 lít nước. Uống nhiều nước hơn nếu tập thể dục thường xuyên hoặc sinh sống ở những nơi có khí hậu nóng và khô.
  • Ăn ít thực phẩm giàu oxalat như khoai lang, rau bina, trà, hạt… để giảm nguy cơ hình thành sỏi canxi oxalat.
  • Ăn ít protein động vật và ăn ít muối. Nên chọn nguồn protein lành tính, không phải từ động vật như các loại đậu.

Sỏi thận gây đau lưng là một tình trạng thường gặp. Cơn đau nghiêm trọng đến mức khiến người bệnh vật vã, cần phải thăm khám và điều trị ngay lập tức để tránh những ảnh hưởng cho sức khỏe. Do đó ngay khi có những dấu hiệu bất thường, bạn cần liên hệ với bác sĩ để kịp thời xử lý.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chia sẻ:
Sỏi thận gây đau lưng do đâu? Cách trị giúp giảm đau nhanh

Sỏi thận gây đau lưng xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể bao gồm việc đào thải sỏi qua…

10+ Loại nước uống đánh tan sỏi thận dân gian thường dùng

Người bị sỏi thận được khuyên nên uống nhiều nước để đào thải viên sỏi ra ngoài qua đường nước…

Chăm sóc sau mổ sỏi thận - Cách ăn uống, sinh hoạt đúng Chăm Sóc Sau Mổ Sỏi Thận: Cách Ăn Uống, Sinh Hoạt Đúng

Mổ sỏi thận được áp dụng cho những bệnh nhân có viên sỏi lớn hơn 20mm. Sau khi mổ, người…

Tán sỏi ngược dòng là gì? Có đau không? Tán sỏi ngược dòng là gì? Có đau không?

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận, tuy nhiên tán sỏi ngược dòng là một trong những…

chữa sỏi thận bằng quả dứa dại Cách chữa sỏi thận bằng quả dứa dại tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc thì bạn có thể áp dụng các mẹo chữa dân gian để hỗ trợ điều…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua