19 công dụng của Dầu Mè với sức khỏe và cách dùng
Dầu mè có thể giúp tạo ra hương vị thơm ngon hấp dẫn cho món ăn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nên rất được ưa chuộng. Dưới đây là những công dụng của dầu mè và cách sử dụng loại dầu này trong chế biến món ăn.
Thành phần dinh dưỡng của dầu mè
Dầu mè là một trong những loại dầu thực vật có mức độ phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay. Loại dầu này được chiết xuất từ các loại mè khác nhau như hạt mè đen, hạt mè trắng hay hạt mè vàng.
Nghiên cứu thành phần của dầu mè, các chuyên gia dinh dưỡng phát hiện nhiều vô số các chất cần thiết cho sức khỏe như:
- Chất béo: Bao gồm cả chất béo bão hòa và chất béo không bão hóa như ome ga 3, omega 6
- Năng lượng
- Các vitamin E, B, K
- Khoáng chất: Đồng, sắt, canxi, magie, phốt pho, natri
- Chất chống oxy hóa…
Nhờ nguồn dưỡng chất phong phú ở trên, dầu mè được các bà nội trợ thường xuyên sử dụng trong chế biến món ăn. Ngoài ra, loại dầu này còn được sử dụng để sản xuất mỹ phẩm, làm đẹp.
Công dụng của dầu mè với sức khỏe
Đối với sức khỏe, sử dụng dầu mè thường xuyên mang đến những lợi ích tuyệt vời dưới đây:
1. Chống thiếu máu
Bạn đang bị thiếu máu, hãy thêm ngay dầu mè vào trong các bữa ăn hàng ngày để cải thiện tình trạng này. Dầu mè sẽ cung cấp một phần nhu cầu chất sắt trong ngày của cơ thể. Sắt là thành phần quan trọng hình thành nên các tế bào hồng cầu, giúp ngăn ngừa thiếu máu, làm giảm các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi cho bệnh nhân bị thiếu máu.
2. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Hiện nay, tỷ lệ người mắc đái tháo đường ngày càng gia tăng. Căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tin vui là tác dụng của dầu mè sẽ giúp bệnh nhân bị tiểu đường và những người đang có nguy cơ mắc căn bệnh này có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát tốt bệnh.
Một nghiên cứu khoa học được thực hiện vào năm 2006 cho thấy, bệnh nhân bị tiểu đường được sử dụng dầu mè trong chế độ ăn hàng ngày có thể giúp ổn định được lượng glucose trong huyết tương, đặc biệt là ở những bệnh nhân có biểu hiện tăng huyết áp. Nhờ vậy, người bệnh có thể giảm thiểu được đáng kể nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
3. Chăm sóc sức khỏe răng miệng, giữ cho hơi thở luôn thơm tho
Súc miệng với dầu mè mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa các bệnh lý về nha khoa như viêm nướu, viêm lợi, giảm sự hình thành của mảng bám, đồng thời giữ cho hơi thở của bạn luôn thơm tho. Sở dĩ, dầu mè có được tác dụng này tất cả là nhờ đặc tính kháng viêm mà thiên nhiên đã ban tặng cho loại dầu này.
4. Dầu mè giúp xương chắc khỏe
Đây là công dụng của dầu dừa với sức khỏe xương khớp không phải ai cũng biết. Bằng cách sử dụng dầu mè thay thế cho các loại dầu ăn khác trong chế biến món ăn, bạn đã bổ sung cho cơ thể một lượng lớn đồng và canxi. Đây là hai khoáng chất đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của hệ xương. Chúng là vật liệu không thể thiếu cho quá trình sinh xương, làm tăng mật độ của các tế bào xương. Từ đó, giúp xương chắc khỏe và tránh được nhiều vấn đề như loãng xương, thoái hóa khớp.
5. Chống táo bón
Đối với các trường hợp bị táo bón, dầu mè hoạt động như một chất bôi trơn đường ruột, giúp đẩy nhanh tốc độ di chuyển của thức ăn. Ngoài ra, một số chất khác được tìm thấy trong dầu mè như phytin, choline hay mehtyonin cũng có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, tạo điều kiện để người bệnh có thể đi cầu đều đặn mà không bị táo bón.
6. Cải thiện tâm trạng, giảm stress
Nếu bạn thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, đừng quên thêm dầu mé vào trong chế độ ăn. Trong dầu mè chứa nhiều Tyrosine – một loại axit amin có thể làm tăng lượng chất dẫn truyền thần kinh serotonin trong não. Nhờ vậy có thể giúp ổn định tâm lý, giảm lo âu, căng thẳng, cải thiện tâm trạng, mang lại cho bạn cảm giác nhẹ nhõm hơn.
7. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Thành phần axit béo không bão hòa omega 3, 6 được tìm thấy nhiều trong dầu mè không chỉ giúp làm tăng thêm sự ngon miệng cho bữa ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch.
Thử nghiệm trên chuột cho thấy, chất béo trong dầu mè có khả năng làm giảm cholesterol xấu, ngăn chặn sự hình thành của các mảng xơ vữa trong thành động mạch. Thường xuyên sử dụng dầu mè trong bữa ăn có thể giúp duy trì trạng thái hoạt động tốt cho hệ thống tim mạch, ngăn ngừa cơn đau tim, đột quỵ.
8. Phòng ngừa bệnh ung thư
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, dầu mè rất giàu các hoạt chất sesamol lignan và sesamin. Những chất này khi được cơ thể hấp thu có khả năng tạo ra apoptosis có khả năng ức chế sự phân chia của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú và căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Ngoài ra, chất gingelly được tìm thấy trong dầu mè còn giúp bảo vệ các tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do gây ung thư. Trong khi đó, loại dầu này cũng cung cấp nhiều magie giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
9. Thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng tuần hoàn máu
Chất đồng trong dầu mè rất cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu. Điều này đảm bảo cho các mô và cơ quan trong cơ thể được bơm máu đầy đủ, thường xuyên. Khi máu lưu thông tốt, hoạt động trao đổi chất trong cơ thể cũng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn.
10. Công dụng của dầu mè giảm huyết áp
Sở hữu các chất sesamin và sesaminol, dầu mè có khả năng ổn định chỉ số huyết áp ở tâm trương và tâm thu. Chính vì vậy, bệnh nhân bị cao huyết áp được khuyên nên thường xuyên thêm dầu mè vào trong các món ăn thay vì sử dụng mỡ động vật có hại.
11. Ngăn ngừa bệnh hen suyễn
Nhắc đến những công dụng của dầu mè với sức khỏe thì chúng ta phải đề cập đến tác dụng tuyệt vời này. Thêm dầu mè vào trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp cơ thể có khả năng hấp thu magie tốt hơn, ức chế các cơn co thắt đường hô hấp thường gặp ở bệnh nhân bị hen suyễn mãn tính.
12. Giảm viêm khớp
Thành phần đồng và axit béo trong dầu mè là những chất chống viêm hiệu quả. Nó giúp chống lại phản ứng viêm tại khớp, cải thiện tình trạng sưng đau, nóng đỏ ở khớp bị viêm. Điều này vô cùng có lợi cho những bệnh nhân bị bệnh gout hay viêm khớp.
Cộng dụng của dầu mè với sức khỏe của làn da
Không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể, dầu mè còn có nhiều tác dụng tuyệt vời cho làn da như
1. Chống lão hóa da
Bắt đầu từ tuổi 30 trở đi, làm da của chúng ta có khuynh hướng lão hóa rất nhanh. Dầu dừa với thành phần giàu vitamin E và chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa và chống lại sự xuất hiện của các dấu hiệu lão hóa da như nếp nhăn, khô da, bong tróc da, da xỉn màu…
Chỉ cần lấy một ít dầu mè massage lên da mặt khoảng 15 – 20 phút mỗi tối trước khi đi ngủ và duy trì hoạt động này trong một thời gian dài, bạn sẽ sở hữu được làn da mịn màng tươi trẻ.
2. Dưỡng ẩm cho da
Thành phần vitamin E được tìm thấy trong dầu mè cũng là một chất dưỡng ẩm tuyệt vời. Chất này giúp cân bằng độ ẩm cho da, giữ cho các tế bào luôn căng mọng nước và luôn tràn đầy sức sống.
Chính vì vậy mà không có gì ngạc nhiên khi dầu mè được nhiều chị em phụ nữ sử dụng hàng ngày thay thế cho kem dưỡng ẩm. Nó có nguồn gốc từ tự nhiên nên an toàn và thích hợp với hầu hết các loại da, bao gồm cả da nhạy cảm.
3. Chống nắng cho da
Nghiên cứu cho thấy, dầu mè có thể giúp ngăn chặn được khoảng 30% lượng tia UV từ ánh nắng mặt trời tác động vào da. Nó giúp bảo vệ da khỏi bị cháy nắng, tổn thương khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu không có kem chống nắng, bạn có thể sử dụng dầu mè thay thế bằng cách thoa một lớp dầu mỏng lên da trước khi ra ngoài nắng khoảng 20 – 30 phút.
4. Trị gàu, giảm ngứa trên da đầu
Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn, chống nấm tự nhiên nên giúp trị gàu, cải thiện tình trạng ngứa ngáy trên da đầu. Để sử dụng, bạn chỉ cần lấy dầu dừa thoa lên toàn bộ da đầu, để khoảng 15 phút rồi gội lại bằng dầu gội đầu thông thường. Áp dụng đều đặn 3 lần trong tuần để cảm nhận được hiệu quả.
5. Dầu mè đào thải độc tố cho da
Làn da của chúng ta là cơ quan bao bọc bên ngoài có chức năng bảo vệ cơ thể trước bụi bẩn, chất độc và các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài môi trường. Thêm vào đó, một lượng không nhỏ chất độc có trong thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày nếu không được đào thải hết sẽ tích tụ lại dưới da. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị phát ban, nổi mẩn ngứa và nhiều vấn đề khác cho da.
Sử dụng dầu mè là cách đơn giản để loại bỏ bớt độc tố cho da. Nguyên liệu này tỏ ra hiệu quả với các loại độc tố bị hòa tan trong dầu. Để sử dụng, bạn hãy làm ấm một lượng dầu mè vừa đủ, thoa một lớp mỏng phủ kín da trên toàn bộ cơ thể và lưu lại khoảng 15 phút. Sau đó chỉ cần dùng nước ấm rửa lại cho sạch mà không cần dùng đến sữa tắm.
6. Chữa nám da, tàn nhang, làm trắng da
Đối với những người bị nám tàn nhang hay làn da không được trắng hồng như ý, dầu mè có thể là cứu cánh. Nguyên liệu này cung cấp hàm lượng vitamin E và vitamin nhóm B dồi dào giúp ức chế sự gia tăng của hắc sắc tố melamin dưới da. Qua đó làm mờ vết thâm nám, tàn nhang trên da và giúp da trở nên sáng đều màu hơn.
7. Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị mụn trứng cá
Sở hữu hàm lượng omega 3 và omega 6 phong phú, dầu mè được sử dụng như một phương thuốc kháng khuẩn, tiêu viêm tự nhiên, an toàn cho da. Nó giúp tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa sự phát triển của mụn trứng cá. Đối với người đang bị mụn viêm, thoa dầu mè lên nốt mụn 1- 2 lần trong ngày có tác dụng giảm sưng viêm, đẩy nhanh quá trình tái tạo da.
Cách dùng dầu mè
Sử dụng dầu mè đúng cách sẽ giúp bạn đạt được tối đa những lợi ích mà loại dầu này mang lại cho sức khỏe. Thực phẩm này có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như chiên xào món ăn, ướp đồ nướng, nhào đột hay làm tăng hương vị cho các món luộc. Cụ thể, cách dùng dầu mè cho từng trường hợp như sau:
– Sử dụng dầu mè chiên thức ăn:
Khi chiên thức ăn, bạn có thể thêm vài thía dầu mè vào cùng với dầu chiên. Nó sẽ giúp cho các món chiên có mùi thơm và hương vị hấp dẫn hơn. Đặc biệt, loại dầu này rất khó bị oxy hóa nên làm cho thức ăn giữ được độ giòn lâu hơn.
Với món trứng chiên, chỉ cần thêm vài giọt dầu mè vào đánh chung với trứng sẽ giúp món trứng của bạn được mềm xốp hơn.
– Làm bánh
Khi làm bánh, các đầu bếp thường thêm một chút dầu mè vào ngay từ khâu nhào bột giúp món bánh thành phẩm có mùi thơm ngon hấp dẫn và hương vị đậm đà.
– Cách dùng dầu mè trong các món nướng
Trong quá trình nướng, bạn có thể phết một chút dầu mè lên bề mặt của đồ nướng. Nó không chỉ giúp chống khô thịt cá, tạo mùi thơm béo và còn giúp món nướng có màu sắc bắt mắt.
– Sử dụng dầu mè trong các món luộc
Rau luộc sẽ xanh và bắt mắt hơn nếu bạn thêm vào nước luộc 1/2 thìa dầu mè.
– Dùng dầu mè ướp thực phẩm
Dầu mè cũng được sử dụng để ướp thực phẩm. Bạn có thể ướp dầu vào thịt bỏ để khi xào thịt mềm hơn, không bị dai. Khi ướp với rau củ, nó sẽ giúp duy trì được độ tươi cũng như màu sắc tự nhiên của thực phẩm.
– Cách dùng dầu mè cho bé
Trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm có thể bắt đầu tập làm quen với dầu mè. Mẹ chỉ cần thêm 1/2 – 1 thìa cà phê dầu vào trong chén cháo hay bột ăn dặm của bé. Lưu ý chỉ cho dầu mè vào sau khi đồ ăn của bé đã được nấu hoàn tất.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể trộn dầu mè chung với các loại rau củ đã được nấu chín mềm để cho bé dùng cũng rất tốt cho sức khỏe.
Sử dụng dầu mè có tác dụng phụ không?
Dầu mè được đánh giá là rất lành tính. Hiếm khi nó gây ra tác dụng phụ ngoại trừ trường hợp cơ địa của người dùng quá mẫn cảm với các thành phần của dầu mè. Một số trường hợp hy hữu có thể gặp những phản ứng phụ như:
- Tiêu chảy: Dầu mè có tác dụng chống táo bón nhưng nếu dùng với số lượng lớn, nó có thể khiến bạn bị tiêu chảy.
- Dị ứng: Da nổi mẩn ngứa, đỏ da, phát ban, khó chịu trong người, tái phát bệnh viêm mũi dị ứng… Đó là những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị dị ứng với dầu mè.
- Sốc phản vệ: Là tình trạng xảy ra khi bị dị ứng nghiêm trọng với dầu mè. Trường hợp này, bạn có thể bị khó thở, tức ngực, thở khò khè, nôn ói nhiều, sưng môi, lưỡi và đường thở… Cần tới bệnh viện cấp cứu ngay, tránh để nguy hiểm đến tính mạng.
Trên đây là những công dụng của dầu mè với sức khỏe và làn da. Bên cạnh những mặt có lợi, dầu mè cũng có thể mang lại một số tác dụng phụ ngoài ý muốn đòi hỏi người dùng phải thận trọng. Trong lần đầu sử dụng dầu mè, tốt nhất bạn nên thử bôi một ít ngoài da, nếu không thấy phản ứng bất thường thì hãy dùng theo đường miệng.
Có thể bạn chưa biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!