Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em 4 Tuổi và Cách Khắc Phục

Tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi đang ngày càng có tỷ lệ gia tăng khiến các bậc phụ lo lắng. Trẻ ở độ tuổi này khi bị trào ngược dạ dày dễ làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, suy giảm miễn dịch,… Không những vậy, nếu không được điều trị có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm về đường hô hấp.
Trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh?
Trào ngược dạ dày là chứng bệnh xảy ra phổ biến ở đường tiêu hóa. Đây là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản và miệng, gây ra các triệu chứng đau nhức, khó chịu tại các bộ phận liên quan.
Chứng trào ngược phát triển đến mức gây viêm phổi, viêm thanh quản hoặc hen suyễn… sẽ được xem là bệnh lý và cần phải chữa trị bằng các biện pháp cụ thể.

Trong đó trào ngược dạ dày ở trẻ em đang được cảnh báo ngày càng tăng cao về số lượng. Thông thường, bệnh này xảy ra phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp trẻ 4 tuổi vẫn có nguy cơ mắc bệnh cao xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
Nguyên nhân sinh lý
Một số nguyên nhân sinh lý ở trẻ được xem là nguồn cơn của vấn đề trào người dạ dày:
- Do cơ vòng thực quản chưa phát triển hoàn thiện: Ở trẻ 4 tuổi chức năng của cơ vòng thực quản chưa được phát triển hoàn thiện nên thường xuyên gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày.
- Hệ tiêu hóa chưa ổn định: Chức năng hệ tiêu hóa ở trẻ 4 tuổi chưa thực sự hoàn thiện như người lớn nên rất dễ gây ra rối loạn, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Chế độ ăn uống kém khoa học: Sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm kích thích dạ dày tiết nhiều axit và mất cân bằng.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Trẻ nằm hoặc chạy nhảy vận động mạnh sau khi ăn xong khiến dạ dày phải chịu áp lực lớn, dẫn đến khó tiêu, chướng bụng, buồn nôn, nôn ói,… Đây đều là những triệu chứng điển hình của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
- Một số nguyên nhân khác: Trẻ 4 tuổi thừa cân béo phì, thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng, tác dụng phụ của thuốc Tây, sống trong môi trường ô nhiễm, hít nhiều khói thuốc lá,…

Gợi ý: Phẫu thuật trào ngược dạ dày nên thực hiện khi nào? Chi phí phẫu thuật
Nguyên nhân bệnh lý
Một số bệnh lý phổ biến sau làm tăng nguy cơ khiến trẻ 4 tuổi bị trào ngược dạ dày:
- Trẻ mắc một số bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, thoát cơ hoành, sa dạ dày,… khiến cho cơ thắt thực quản dưới suy yếu, dễ đẩy thức ăn trào ngược lên thực quản.
- Mắc các bệnh bẩm sinh như bệnh Down, bại não, hở van tim bẩm sinh, nhiễm trùng toàn thân,… cũng là những bệnh lý làm tăng nguy cơ trào ngược.
Dấu hiệu nhận biết trẻ em 4 tuổi mắc bệnh trào ngược dạ dày
Những triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 4 tuổi cũng tương tự như người lớn, vẫn sẽ có những triệu chứng đặc trưng. Bố mẹ chỉ cần chú ý quan sát sự thay đổi của trẻ thông qua các biểu hiện là có thể nhận biết được trẻ có đang mắc trào ngược dạ dày hay không.

Một số dấu hiệu có thể nhận biết ở trẻ như:
- Đau tức vùng thượng vị: Trẻ thường xuyên ôm ngực và than đau vùng thượng vị.
- Buồn nôn, nôn ói: Đây là triệu chứng hầu hết trẻ em hay người lớn bị trào ngược dạ dày đều gặp phải.
- Ợ chua: Triệu chứng này thường đi kèm với tình trạng đầy hơi, khó tiêu, táo bón, đau bụng nhưng khó đi ngoài.
- Hôi miệng: Khoang miệng ứ mùi, hơi thở của trẻ có mùi hôi khó chịu.
- Mòn răng: Khi axit và các hại khuẩn từ dạ dày trào ngược lên thực quản còn làm bào mòn men răng của trẻ.
- Cảm giác vướng nghẹn, khó nuốt: Trẻ khó nuốt thức ăn, có cảm giác vướng nghẹn.
- Đi ngoài phân đen: Phân cũng có thể lẫn máu do biến chứng xuất huyết dạ dày nếu không điều trị kịp thời.
- Xuất huyết tiêu hóa: Đây là dấu hiệu cho thấy niêm mạc dạ dày hoặc thực quản bị tổn thương, sưng phù dẫn đến chảy máu.
- Mệt mỏi, xanh xao: Trẻ 4 tuổi bị trào ngược dạ dày ăn uống kém, biếng ăn gây thiếu hụt chất dinh dưỡng, xanh xao, mệt mỏi.
Lưu ý: Trẻ 4 tuổi bị trào ngược dạ dày có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng vừa kể trên. Bố mẹ cần chú ý quan sát thật kỹ sự thay đổi ở trẻ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Triệu chứng trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày và cách trị an toàn
Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi có nguy hiểm không?
Chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi không phải bệnh lý hiếm gặp và được các chuyên gia đánh giá không có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của trẻ. Bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát bằng các biện pháp y tế đơn giản kết hợp chăm sóc kỹ lưỡng.
Ngược lại, những trường hợp bố mẹ chủ quan để bệnh kéo dài, xem nhẹ các triệu chứng ban đầu sẽ khiến bệnh tiến triển sang mức độ nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí gây nhiều biến chứng nghiêm trọng ức chế sự phát triển về thể chất của con.

Một vài biến chứng điển hình nếu để bệnh tiếp tục kéo dài như:
- Tổn thương dạ dày nặng
- Viêm thực quản
- Bệnh về đường hô hấp
Tham khảo thêm: Trào ngược dạ dày khi mang thai: Dấu hiệu và cách khắc phục
Các cách chẩn đoán phổ biến
Khi trẻ được đưa đến bệnh viện sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sau đây để chẩn đoán đúng bệnh:
- Chụp X – quang: Chụp X – quang có chất cản quang sẽ giúp dễ dàng tìm kiếm sự bất thường của hệ tiêu hóa và kiểm tra xem có dấu hiệu viêm loét hay không.
- Nội soi: Phương pháp này nhằm xác định chính xác vị trí dạ dày bị tổn thương cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Kiểm tra nồng độ pH: Kiểm tra này khá đơn giản nhằm xác định chỉ số axit trong dạ dày cao hay thấp hơn so với chỉ số bình thường, từ đó đưa ra nhận định chính xác về chứng trào ngược.
Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi
Trẻ 4 tuổi cần được áp dụng các biện pháp điều trị riêng đúng với độ tuổi, đặc biệt khi sử dụng thuốc. Cụ thể một số phương pháp chữa trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi hiệu quả như:
1. Thay đổi chế độ ăn uống
Hầu hết các trường hợp trẻ 4 tuổi bị trào ngược dạ dày đều có liên hệ mật thiết với chế độ dinh dưỡng. Vì vậy, khi trẻ có các biểu hiện như nôn ói, tiêu chảy, táo bón, chán ăn… phụ huynh cần kiểm tra lại thực đơn ăn uống và điều chỉnh sao cho khoa học nhất.

Trong đó, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Khuyến khích cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi hơn để cung cấp chất xơ cùng các loại vitamin khoáng chất thiết yếu, giảm thiểu chứng táo bón ở trẻ em, đầy bụng, khó tiêu,…
- Ưu tiên cho trẻ ăn những món được chế biến chín mềm, lỏng như canh, súp, cháo,…
- Hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng như hàu, trứng ngỗng, yến,…
- Không cho trẻ ăn những món chế biến chiên xào nhiều dầu mỡ, cay nóng.
- Điều chỉnh những thói quen ăn uống của trẻ như: không nằm hoặc chạy nhảy ngay sau khi ăn, tránh ăn quá no cùng lúc, không ăn sát giờ đi ngủ, ăn chậm nhai kỹ,…
2. Điều trị bằng thuốc Tây
Một số loại thuốc phổ biến thường dùng để giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 4 tuổi như:
- Thuốc kháng axit: Maalox, Mylanta…
- Thuốc kháng histamine H2: Tagamet, Zantac, Pepcid…
- Thuốc PPI: Aciphex, Nexium, Zegerid, Prevacid, Protonix, Prilosec…
Lưu ý: Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ 4 tuổi bắt buộc phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều dùng, cách dùng và thời gian sử dụng an toàn nhằm đảm bảo tránh khỏi những tác dụng phụ rủi ro ngoài ý muốn cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Xem thêm: 11+ Thuốc Chữa Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Hiệu Quả Nhất
3. Hỗ trợ làm giảm triệu chứng bằng thảo dược tự nhiên
Để hạn chế sử dụng nhiều thuốc Tây gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe của trẻ, phụ huynh nên tham khảo sử dụng một số loại dược liệu tự nhiên chữa trào ngược dạ dày vừa hiệu quả vừa lành tính, an toàn.

Dùng nha đam: Nha đam hỗ trợ điều trị chứng trào ngược dạ dày khá hiệu quả.
- Dùng 1 nhánh nha đam tươi, gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài và rửa kỹ bằng nước muối cho sạch nhớt.
- Cắt nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng một ít mật ong.
- Đổ ra ly thêm vào 500ml nước ấm rồi lọc lấy nước cốt.
- Hằng ngày cho trẻ uống từ 1 – 2 thìa cà phê.
Mật ong + nghệ vàng: Chỉ cần giã nát nghệ hoặc dùng bột nghệ trộn với mật ong rồi cho trẻ sử dụng trước bữa ăn từ 30 phút đến 1 tiếng.
4. Giảm triệu chứng trào ngược bằng các biện pháp tại nhà
Trong quá trình điều trị chứng trào ngược dạ dày cho trẻ 4 tuổi, bố mẹ cũng nên thường xuyên thực hiện những mẹo hỗ trợ làm giảm bớt triệu chứng khó chịu, giúp con thoải mái sinh hoạt, vui chơi.
- Massage bụng: Cho trẻ nằm ngửa, thẳng người, bố hoặc mẹ dùng 2 lòng bàn tay đặt lên bụng trẻ và massage theo chiều kim đồng hồ, chú ý dùng lực nhẹ nhàng để tránh làm trẻ đau.
- Chườm ấm: Nhiệt độ ấm từ nước nóng hoặc muối rang giúp kích thích giãn các cơ và lưu thông khí huyết tốt hơn. Từ đó giúp cải thiện hiệu quả cơn đau bụng khó chịu của trẻ.
- Cho trẻ nằm nghiêng sang bên trái: Nằm nghiêng sang bên trái có thể giảm nguy cơ trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ, giúp dịch tiêu hóa lưu thông một cách hiệu quả hơn.
- Sử dụng gối chống trào ngược: Sử dụng gối chống trào ngược có thể giúp duy trì tư thế nằm nghiêng, giảm nguy cơ trào ngược dạ dày và giúp trẻ ngủ ngon hơn.
5. Can thiệp phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng phổ biến trong trường hợp này là phẫu thuật bao đáy vị. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể mang theo nhiều nguy cơ và rủi ro không mong muốn, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ 4 tuổi. Bố mẹ cần lắng nghe ý kiến chuyên gia và xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định áp dụng biện pháp này cho con mình.
Phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi
Việc phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi không quá khó, hãy chú ý các vấn đề như:
- Cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học.
- Tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi, vận động, đặc biệt tham gia các môn thể thao ngoài trời như đạp xe, bơi lội, chạy bộ…
- Đối với việc sử dụng các loại thuốc chống trào ngược dạ dày cho trẻ 4 tuổi cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng cho bác sĩ chỉ định.
Mặc dù tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi xảy ra khá phổ biến, nhưng các bậc phụ huynh không nên lơ là, chủ quan mà phải quan sát tình hình sức khỏe trẻ thật kỹ. Nếu phát hiện các biến chứng khác thường cần nhanh chóng cho trẻ điều trị với giải pháp phù hợp nhất. Tuyệt đối không kéo dài bệnh hoặc tự ý dùng thuốc cho trẻ, điều này có thể khiến tình trạng thêm nghiêm trọng.
Có thể bạn quan tâm
- Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi – Thông tin các mẹ cần biết
- Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày nguy hiểm như thế nào? Cách khắc phục
