Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Cà Phê Không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Người bị trào ngược dạ dày cần thắt chặt chế độ ăn uống và kiêng cữ những loại thực phẩm có hại. Một số bệnh nhân phản ánh rằng sau khi uống cà phê thì triệu chứng trào ngược của họ có xu hướng tăng lên. Vậy thực tế thì bị trào ngược dạ dày có nên uống cà phê hay không? 

Bị trào ngược dạ dày không nên uống cà phê?
Chuyên gia khuyến cáo người bị trào ngược dạ dày không nên sử dụng cà phê hoặc các chất kích thích khác

Bị trào ngược dạ dày có nên uống cà phê không? Nguyên nhân vì sao?

Trào ngược dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến và đặc trưng với một số triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, đau thượng vị, buồn nôn chướng bụng… Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà bạn cần phải áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp theo sự chỉ định của bác sĩ. 

Đồng thời, người bệnh phải chú ý đến chế độ ăn uống, kiêng hoàn toàn những đồ ăn thức uống có khả năng gây kích ứng thực quản hoặc làm lỏng cơ thắt thực quản dưới (tâm vị), dẫn đến trào ngược dạ dày nghiêm trọng. Và một trong những loại nước người trào ngược dạ dày không nên uống chính là cà phê, bởi các nguyên nhân sau đây:

  • Hoạt chất Acid chlorogenic gây kích ứng dạ dày

Acid chlorogenic trong cà phê có thể kích thích niêm mạc dạ dày, đặc biệt khi dạ dày rỗng, gây ra các triệu chứng như ợ nóng, ợ hơi, đau bụng, buồn nôn, và nôn. Người bị trào ngược dạ dày nếu uống nhiều cà phê có thể tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. 

Tham khảo: Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng như thế nào cho đúng?

  • Do hoạt chất caffein gây co thắt dạ dày

Hoạt chất caffein trong cà phê được ghi nhận với nhiều công dụng tốt đối với con người như kích thích hệ thần kinh trung ương đem lại cảm giác thoải mái, tỉnh táo và giảm đau nên được rất nhiều người yêu thích. Song nó cũng có khả năng kích thích sự tăng tiết axit dạ dày và gây mất cân bằng môi trường dạ dày bên trong. 

Hoạt chất caffein gây co thắt dạ dày
Hoạt chất caffein trong cà phê gây làm tăng tiết axit dịch vị, kích thích co thắt gây đau nhức và tăng nặng các triệu chứng trào ngược

Hàm lượng caffein cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý dạ dày và nặng hơn các triệu chứng trào ngược dạ dày như đau dạ dày, ợ chua, ợ nóng. Người bệnh trào ngược dạ dày uống cà phê khi đói, kể cả cà phê sữa với nồng độ caffein thấp, cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày hoặc thậm chí gây thủng dạ dày.

  • Do chứa hợp chất Tanin

Tanin là một loại polyphenol có trong cà phê, có thể ức chế quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể, gây thiếu sắt và ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan nội tạng, bao gồm hệ tiêu hóa. Do đó, người bệnh về dạ dày và trào ngược dạ dày sử dụng cà phê thường xuyên có nguy cơ cao bị thiếu máu, làm tăng nặng các triệu chứng và có thể dẫn đến viêm loét dạ dày nguy hiểm.

  • Cà phê chứa các chất tương tự như thuốc lợi tiểu

Nếu để ý bạn sẽ thấy sau mỗi lần sử dụng cà phê bạn sẽ buồn tiểu nhiều hơn và tăng số lần đi vệ sinh. Nguyên nhân là do khi cà phê đậm vào trong cơ thể, đi qua thận kích thích cơ quan này hoạt động nhiều dẫn đến đi tiểu nhiều hơn. Việc đi tiểu quá thường xuyên sẽ khiến cơ thể mất nước và các chất điện giải nhanh, làm tăng nguy cơ bị táo bón, từ đó kích thích sự tái phát của các triệu chứng trào ngược dạ dày, đau dạ dày… 

  • Giảm hấp thụ magie gây rối loạn tiêu hóa

Các thành phần trong cà phê có thể làm giảm khả năng hấp thụ magie, một khoáng chất thiết yếu cho hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa, bao gồm cả dạ dày.

Sử dụng cà phê quá mức có thể gây thiếu hụt magie, làm cho các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày và các bệnh lý khác trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày dữ dội, và có thể gây viêm loét dạ dày, viêm tá tràng, làm phức tạp thêm quá trình điều trị.

Bệnh trào ngược dạ dày không nên uống cà phê
Người bị trào ngược dạ dày uống nhiều cà phê còn làm giảm hấp thụ magie, dễ bị rối loạn tiêu hóa, táo bón…

Vì những lý do này, người bị trào ngược dạ dày nên hạn chế hoặc tránh sử dụng cà phê tùy theo tình trạng sức khỏe.

Đọc thêm: Bị Trào Ngược Dạ Dày Nên Uống Nước Gì Cải Thiện Nhanh?

Người bệnh trào ngược dạ dày nên uống thức uống gì thay cho cà phê?

Đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản nếu muốn sử dụng cà phê, tốt nhất chỉ nên dùng một tách nhỏ sau bữa ăn. Uống một lượng vừa đủ sau khi ăn sẽ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn và hạn chế tối đa các triệu chứng trào ngược. 

Đồng thời, để tăng cường hiệu quả điều trị làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày, người bệnh nên thay thế cà phê bằng các loại thức uống khác vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh như:

Uống nước nghệ và mật ong 

Uống nghệ và mật ong chữa trào ngược dạ dày là mẹo hay giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng trào ngược nhờ đặc tính chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong đường ruột. Đồng thời, hỗn hợp thức uống này còn giúp trung hòa axit dịch vị dạ dày giúp cải thiện các triệu chứng ợ chua, ợ hơi, nóng rát, chướng bụng… 

Cách làm: Cho 1 thìa cà phê tinh bột nghệ và 1 thìa mật ong nguyên chất vào ly nước ấm, khuấy cho tan đều rồi uống từ từ từng ngụm nhỏ cho đến khi hết. 

Uống ép cà rốt và bạc hà

Đây là một trong những loại nước ép rất tốt cho sức khỏe, giúp khắc phục hiệu quả các triệu chứng trào ngược dạ dày. Bởi trong cà rốt có chứa nhiều beta caroten cùng vitamin A giúp trung hòa axit dịch vụ dạ dày do mang tính kiềm. Còn bạc hà có khả năng chống viêm, sát khuẩn mạnh giúp người bị trào ngược thoải mái hơn. Nên uống 2 – 3 lần/ tuần để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Trào ngược dạ dày nên uống gì?
Thay thế cà phê bằng các loại nước ép như cà rốt, bạc hà, táo… vừa tốt cho sức khỏe vừa cải thiện chứng trào ngược dạ dày hiệu quả

Nước gạo rang

Uống nước gạo rang từ lâu được biết đến với khả năng làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản, giảm đau, ngăn ngừa tiêu chảy… Mỗi ngày nên uống 1 ly nước gạo rang vào buổi sáng để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Mặc dù cà phê là thức uống phổ biến, nhưng những người mắc bệnh dạ dày hoặc có nguy cơ trào ngược dạ dày nên hạn chế hoặc tránh sử dụng để tập trung chữa trị và cải thiện tình trạng bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
TIÊU DIỆT KHUẨN Hp và HẾT TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY dai dẳng, lâu năm nhờ SƠ CAN BÌNH VỊ TÁN HẾT TRÀO NGƯỢC, KHUẨN HP lâu năm nhờ SƠ CAN BÌNH VỊ TÁN 

Đau dạ dày, trào ngược thực quản hay viêm loét dạ dày HP là nỗi ám ảnh khủng khiếp của…

Hở Van Dạ Dày Gây Hôi Miệng Và Cách Khắc Phục

Hở van dạ dày gây hôi miệng là hệ quả do dịch vị và mùi khó chịu bên trong dạ…

Viêm thực quản – Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm thực quản xảy ra khi niêm mạc thực quản bị viêm do một số nguyên nhân khác nhau. Bệnh…

thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản 11 Thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản tốt và được tin dùng

Y học hiện đại mang lại nhiều sự lựa chọn cho bệnh nhân trong việc chọn thuốc chữa trào ngược…

Trẻ 7 Tuổi Bị Trào Ngược Dạ Dày: Nguyên Nhân Và Cách Trị

Ngày nay, có nhiều trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày nhưng cha mẹ không biết nguyên nhân tại…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua