Cách điều trị trĩ nội độ 2 – [Không cần phẫu thuật]

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Trĩ nội độ 2 là kết quả của việc chủ quan và điều trị không hiệu quả của trĩ nội độ 1. Ở giai đoạn này, bệnh đã tiến triển và có nguy cơ biến chứng cao hơn. Mặc dù vậy nhưng người bệnh không nên quá lo lắng, tham khảo bài viết để biết thêm về những cách điều trị trĩ nội độ 2 hiệu quả.

Bệnh trĩ nội độ 2 là gì?

Trĩ nội là tình trạng sa giãn tĩnh mạch dưới của trực tràng hậu môn và dẫn đến sự xuất hiện của búi trĩ. Căn bệnh này được chia làm 4 giai đoạn, trong đó trĩ nội độ 2 được xác định là khi búi trĩ sa ra ngoài và có khả năng tự co lên sau khi đi vệ sinh.

Bệnh trĩ nội độ 2
Hình ảnh bệnh trĩ nội độ 2

Nói một cách khác, bệnh trĩ nội độ 2 là giai đoạn chuyển tiếp của trĩ nội độ 1. Lúc này bệnh không phải ở mức độ nhẹ nhất nhưng cũng chưa quá nghiêm trọng và có thể được điều trị khỏi mà không cần phẫu thuật.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội độ 2

Bệnh trĩ nội độ 2 được xem là hậu quả của việc chủ quan, không chẩn đoán sớm và điều trị đúng đắn, kịp thời khi mắc trĩ nội độ 1. Ngoài ra, có nhiều yếu tố thuận lợi thúc đẩy bệnh phát triển đến giai đoạn 2 như:

  • Căng thẳng kéo dài.
  • Ít vận động.
  • Ngồi nhiều, đứng lâu một chỗ.
  • Ăn ít chất xơ.
  • Thiếu nước.
  • Mang thai, sinh đẻ.
  • Khuôn vác vật nặng thường xuyên và không đúng cách.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính.
  • Lớn tuổi.
  • Lao động hoặc chơi thể thao quá sức.

Tất cả những yếu tố trên gây áp lực lên hệ thống tĩnh mạch trong ống hậu môn trực tràng. Khi phải chịu sức ép kéo dài, các tĩnh mạch dần bị suy yếu, căng giãn và phình to ra tạo thành búi trĩ.

Tham khảo thêm: Bà bầu có cắt trĩ được không? Thời điểm hợp lý để cắt

Triệu chứng trĩ nội độ 2

Giai đoạn 2 của trĩ nội thường được nhận diện thông qua các yếu tố sau:

  • Đi cầu ra máu: Khi đi ngoài, có thể quan sát thấy một ít máu tươi lẫn bên ngoài khuôn phân hoặc dính vào giấy vệ sinh. Một số trường hợp thì máu nhỏ giọt hoặc phun thành tia nhỏ.
  • Cảm giác đau và vướng ở hậu môn: Ở giai đoạn 2, búi trĩ nội sẽ sưng to hơn và lấn chiếm vào lòng hậu môn. Chính vì vậy mà bạn sẽ có cảm giác cộm, vướng khó chịu. 
  • Búi trĩ sa ra cửa hậu môn lúc đi ngoài nhưng tự co lên được: Búi trĩ bắt đầu sa xuống dưới. Có thể sờ thấy búi trĩ giống như một cục thịt thừa nhỏ, mềm, láng thò ra ngoài hậu môn khi đại tiện xong. Tuy nhiên thì búi trĩ tự thụt lại được mà không cần phải lấy tay đẩy vào.
  • Hậu môn ẩm ướt, có dịch nhày: Tiết dịch là một phản ứng bình thường khi búi trĩ bị viêm, sưng. Chất dịch chảy ra ngoài cửa hậu môn sẽ gây nên hiện tượng ẩm ướt.
  • Ngứa hậu môn: Hiện tượng ngứa hậu môn do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, đây cũng chính là một trong những dấu hiệu thường gặp của trĩ nội độ 2. 
Triệu chứng trĩ nội độ 2
Bệnh trĩ nội độ 2 gây đau và ngứa hậu môn

Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?

Bệnh trĩ nội độ 2 không thể tự khỏi nếu không có biện pháp can thiệp. Vì vậy, bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi có biểu hiện nghi ngờ.

Bệnh trĩ nội độ 2 có nguy hiểm không?

Trĩ nội độ 2 chưa phải là mức độ quá nặng. Mặc dù vậy, những triệu chứng mà giai đoạn này mang lại bắt đầu gia tăng về mức độ nghiêm trọng cũng như tần suất xuất hiện.

Bạn sẽ bị đi ngoài ra máu thường xuyên hơn. Búi trĩ sưng to và có lúc sa ra ngoài gây tiết dịch nhiều. Không chỉ khiến hậu môn ngứa ngáy, khó chịu mà còn tăng nguy cơ gặp phải biến chứng như:

  • Viêm nhiễm hậu môn: Có thể gây lở loét, áp xe hậu môn hoặc hình thành lỗ rò trong hậu môn.
  • Thiếu máu do đại tiện ra máu nhiều: Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề khác như giảm sút sức khỏe, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi.
  • Viêm phụ khoa: Phụ nữ bị trĩ nội độ 2 cũng rất dễ mắc bệnh viêm phụ khoa do dịch tiết từ búi trĩ mang theo vi khuẩn tiếp xúc với vùng kín.

Bên cạnh đó, không chỉ riêng bệnh trĩ nội độ 2 mà bất kì căn bệnh nào khác nếu không được điều trị đều có thể tiến triển nặng hơn.

Phương pháp chuẩn đoán bệnh trĩ nội độ 2

Các triệu chứng của bệnh cũng có thể xuất hiện trong nhiều bệnh lý khác như polyp trực tràng, viêm ống hậu môn hay áp xe hậu môn. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ kiểm tra trực tràng cẩn thận để chẩn đoán phân biệt cho chính xác. Các kỹ thuật có thể giúp xác định bệnh trĩ nội độ 2 bao gồm:

  • Thăm khám trực tràng bằng tay
  • Xét nghiệm phân để tìm máu và sự hiện diện của vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh
  • Nội soi hậu môn, trực tràng bằng một ống mềm có gắn camera. Trường hợp bị trĩ nội độ 2 sẽ thấy một số đặc điểm như niêm mạc hậu nôn dày hơn, có búi trĩ màu tím đỏ phình ra ngoài và tiết nhiều dịch nhầy.

Gợi ý: Chữa bệnh trĩ bằng mật ong hiệu quả như thế nào?

Cách điều trị trĩ nội độ 2 hiệu quả

Ở cấp độ này, đa phần bệnh nhân sẽ được điều trị bằng nội khoa. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để ngăn ngừa bệnh tái phát, tuy nhiên cách này không được khuyến khích tại cơ sở y tế. Cụ thể cách chữa trĩ nội độ 2 đó là:

1. Điều trị nội khoa

Để điều trị tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng phương pháp nội khoa. Cụ thể hơn là sử dụng thuốc đặc trị kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Thuốc để điều trị trĩ nội thì được chia làm 2 trường phái là thuốc Tây y và thuốc Đông y.

Điều trị nội khoa
Dùng thuốc điều trị trĩ nội độ 2 là phương pháp được lựa chọn đầu tiên

#Thuốc Tây y:

  • Dùng thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen hoặc aspirin có thể hỗ trợ cho bệnh nhân mắc trĩ trong trường hợp viêm đau cấp tính. 
  • Đặt thuốc hậu môn: Là phương pháp dùng thuốc đặt trực tiếp vào hậu môn và để giảm kích thước của búi trĩ. Thuốc đặt có tác dụng làm giảm cơn đau, triệu chứng khó chịu tạm thời.

#Thuốc Đông y

  • Lá ngái: Lá ngái được biết đến với tính chất làm dịu và giảm viêm, có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ như đau và sưng. Có thể đun sôi với muối, chờ nguội bớt thì ngâm hậu môn trong 5-10 phút. 
  • Bột sắn dây: Bột sắn dây có tính chất làm mát và giúp cải thiện tiêu hóa, làm giảm táo bón. Ngoài ra, bột sắn dây cũng có khả năng chống viêm. Pha bột sắn dây với nước hoặc thêm vào các món ăn hàng ngày để hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh. 
  • Hoa hòe: Hoa hòe được sử dụng trong Đông y với tính chất làm dịu và giảm đau, có thể giúp giảm sưng tại vùng bị trĩ. Pha hoa hòe vào nước sôi để làm nước uống trong ngày. 

2. Điều trị trĩ nội độ 2 bằng công nghệ hiện đại

Bên cạnh việc điều trị nội khoa, bệnh nhân nên tìm đến cơ sở y tế khi có biểu hiện chảy máu trực tràng, đau đớn hậu môn bởi đây có thể là dấu hiệu của ung thư trực tràng. Bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra thể chất và yêu cầu một vài xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán.

Các xét nghiệm có thể bao gồm:

  • Nội soi đại tràng: Thủ tục này được thực hiện bằng một ống nhựa nhỏ, dài, linh hoạt, có gắn camera và ánh sáng đưa trực tiếp vào hậu môn và di chuyển đến trực tràng để chụp ảnh.
  • Soi đại tràng sigma: Cũng tương tự như nội soi, quy trình này cũng được thực hiện bằng cách đưa ống ngắn có gắn camera và ánh sáng vào hậu môn. Camera phản ánh hình ảnh trực tràng dưới và đại tràng sigma để bác sĩ có thể quan sát và chẩn đoán.
  • Chụp X-quang barium enema: Phương pháp này có sử dụng barium để cản quang, hiển thị rõ tình trạng trĩ nội độ 2 trong hình ảnh X-quang.
Điều trị trĩ nội độ 2 bằng công nghệ hiện đại
Trĩ nội độ 2 có thể được điều trị hiệu quả bằng công nghệ hiện đại

Một số phương pháp điều trị hiện đại:

  • Thắt búi trĩ: Cách thắt này làm cắt đứt mọi lưu thông chảy đến búi trĩ và lâu dần sẽ khiến cho búi trĩ rơi ra ngoài. Tuy nhiên, nó có thể gây chảy máu hoặc tạo cảm giác khó chịu.
  • Tiêm búi trĩ: Thủ tục này, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm búi trĩ và giúp cho chúng tự co lại. Bệnh nhân có thể bị đau hoặc khó chịu khi tiêm.
  • Đốt búi trĩ bằng laser: Trường hợp bệnh nhân không được điều trị hiệu quả bằng các phương pháp trên, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng ánh sáng hồng ngoại, nhiệt hoặc laser để loại bỏ búi trĩ. Lâu dần, búi trĩ sẽ tự biến mất, nhưng có nhiều khả năng chúng sẽ tái phát.

Xem thêm: Cách Ngâm Nước Muối Chữa Bệnh Trĩ– Giúp Giảm Đau, Sát Khuẩn

3. Cách điều trị trĩ nội độ 2 tại nhà

Đối với bệnh nhân bị bệnh trĩ, việc hỗ trợ điều trị tại nhà cũng vô cùng quan trọng. Để cho việc điều trị trên hiệu quả, bệnh nhân nên có chế độ chăm sóc khoa học tại nhà, cụ thể:

  • Uống đủ nước: Giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón và làm giảm áp lực cho búi trĩ nếu cung cấp đủ 2 – 2,5 lít nước. 
  • Bổ sung chất xơ: Rau xanh, hoa quả tươi là những thực phẩm có thể cung cấp cho bạn lượng lớn chất xơ và giúp cho việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn.
  • Tập thể dục hàng ngày: Thể thao đúng cách sẽ giúp kích thích hệ thống tiêu hóa làm việc và ngăn ngừa táo bón. 
  • Đi vệ sinh khi có nhu cầu: Giữ chất thải quá lâu trong cơ thể có thể dẫn đến táo bón. Hãy chú trọng đến các dấu hiệu của cơ thể và đi đại tiện ngay khi có triệu chứng.
  • Không nên căng thẳng: Căng thẳng, stress trong thời gian dài có thể làm cho bệnh trĩ của bạn trở nên tồi tệ hơn. Hãy chắc chắn rằng bạn không cố gắng khi đại tiện. Nếu cơ thể không có dấu hiệu đại tiện thì hãy đứng dậy ra khỏi nhà vệ sinh và thử lại sau. 

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh trĩ nội độ 2 và có phương pháp điều trị hợp lý. Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh, cần đến bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị sớm để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Tập gym có thể mang đến những tác động tích cực hoặc tiêu cực đến bệnh trĩ Tập gym khi bị trĩ – Bài tập an toàn và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe

Tập gym khi bị trĩ có thể giúp cải thiện sức khỏe nhưng cần chú ý đến việc lựa chọn…

Các Loại Thuốc Tây Chữa Bệnh Trĩ – Cầm máu, giảm đau tốt nhất

Lựa chọn sử dụng thuốc Tây chữa bệnh trĩ là phương pháp phổ biến được nhiều người ưa chuộng. Hiện…

Khám, cắt trĩ ở Bệnh viện Đại Học Y Dược – Thông tin & Chi phí

Nhiều bệnh nhân ưu tiên cắt trĩ tại Bệnh viện Đại học Y Dược. Bởi phương pháp này sẽ do…

Bệnh trĩ có tự khỏi được không là thắc mắc chung của nhiều người Bệnh Trĩ Có Thể Tự Khỏi Được Không? Mất Bao Lâu?

Bệnh trĩ có thể tự khỏi được không sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh, loại bệnh trĩ và các…

10 Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Cây Thuốc Nam Hiệu Quả

Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam được đánh giá là an toàn, tiện lợi, đồng thời mang lại kết…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua