Cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngái – Hướng dẫn chi tiết
Phương pháp chữa bệnh trĩ bằng lá ngái là một trong những liệu pháp dân gian được ưa chuộng từ lâu và được nhiều người áp dụng. Nhờ vào khả năng chống viêm và sát khuẩn của lá ngái, giúp làm dịu các triệu chứng như đau và sưng ở vùng bị trĩ hiệu quả.
Thông tin về cây ngái
Cây ngái còn được biết đến với các tên gọi khác như sung dại hay cây mạy mọi (trong tiếng Tày). Theo khoa học, cây ngái được gọi là Ficus hispida và thuộc họ dâu tằm.
Thân của cây thường có độ cao trung bình và mang nhiều trái ở phần thân. Cả cây ngái đều được sử dụng trong việc điều trị bệnh, trong đó trái ngái non thường có ruột mềm và rỗng, cùng với lông nhỏ và tính độc, không thích hợp để ăn.
Trong các tài liệu về Y học dân tộc, lá ngái được ghi nhận là một loại dược liệu có nhiều công dụng. Với khả năng chống viêm sưng, giảm phù thũng và làm sạch độc tố trong máu, lá ngái được sử dụng trong điều trị sốt rét, mụn đầu đinh, viêm da phù nề và trữ nước. Một số bài thuốc chứa lá ngái dùng chữa đau nhức xương khớp, kiết lỵ, đại tiện ra máu, cũng như chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hiệu quả.
Thành phần hóa học trong lá ngái đã được xác định có khả năng chống tiêu chảy, nhờ vào việc ức chế các phản ứng gây ra sự chảy ra của dịch đường ruột. Tuy nhiên, phương pháp điều trị bằng lá ngái vẫn chưa phổ biến, thường chỉ được sử dụng bởi nhân dân tại những vùng núi.
Các cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngái có tác dụng không?
Phương pháp chữa bệnh trĩ bằng lá ngái vẫn chưa được công nhận bởi khoa học. Phương pháp này ít được áp dụng rộng rãi do mùi nồng của lá ngái khiến nhiều người e ngại. Tuy nhiên, lá ngái không chỉ được sử dụng trong chữa trị trĩ mà còn xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân tộc điều trị các vấn đề đường tiêu hóa.
Trong ghi chép của Đông y, lá ngái là dược liệu có tính bình nên dùng lá ngái để giảm đau nhanh. Bằng cách này có thể giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh trĩ. Sử dụng lá ngái đắp trực tiếp lên búi trĩ lòi ra ngoài là hình thức điều trị được nhiều người bệnh trong dân gian áp dụng.
Dùng lá ngái chữa bệnh trĩ sẽ đạt hiệu quả tối ưu khi kết hợp sử dụng lá ngái với một số loại thảo dược tự nhiên để tăng tính giảm đau và chống viêm cho dược liệu. Ngoài sử dụng lá ngái thì quả ngái (trái sung dại) cũng là nguyên liệu có thể dùng chữa trĩ theo Đông Y.
Trong lá ngái và quả ngái chứa nhiều chất như Pectin, kali, axit béo omega-3 và omega-6, enzyme proteolytic, axit hữu cơ, phốt pho, canxi, chất sắt, magie men lipid, men protein và phenol, cùng với vitamin A, B,… Những chất dinh dưỡng này cần thiết cho các hoạt động trao đổi trong cơ thể. Do đó, việc sử dụng bài thuốc từ cây ngái có thể giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, giảm tình trạng kiết lỵ hoặc táo bón, từ đó hỗ trợ trong việc điều trị bệnh trĩ.
Gợi ý: Cách phân biệt bệnh trĩ và ung thư trực tràng – Điều trị như thế nào?
Hướng dẫn các cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngái
Có nhiều cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngái, thông qua đường uống hoặc bài thuốc đắp trực tiếp đều có tác dụng nhất định. Người bệnh có thể tham khảo các cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngải sau:
Bài thuốc ngâm hậu môn bằng lá ngái và muối
Lá ngái và muối đều là những phương thuốc có tác dụng chống viêm và cầm máu, bằng cách kết hợp hai nguyên dược liệu này sẽ giúp chữa bệnh trĩ hiệu quả. Bài thuốc giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm hậu môn, giảm ngứa và giảm chảy máu búi trĩ khi đi ngoài.
Khi kết hợp cùng với muối, tính sát trùng, tiêu viêm của lá ngái sẽ được tăng cường. Do đó không chỉ áp dụng chữa bệnh trĩ mà bài thuốc này còn thay thế các loại dung dịch vệ sinh vùng kín.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng một nắm lá ngái còn tươi cùng 2 – 3 thìa muối tinh.
- Ban chuẩn bị đun sôi nước cùng với muối, đem lá ngải rửa sạch 3 – 5 lần và để ráo
- Khi nước sôi bạn cho phần lá ngái vào và đun đến khi nước sôi bừng.
- Có thể hòa cùng nước cho nguội hoặc bạn đợi đến khi nước nguội bớt thì đem ngâm vùng dưới.
- Bạn ngâm hậu môn trong nước lá ngái trong 5 – 10 phút, bạn nên áp dụng mỗi ngày 1 – 2 lần sẽ nhận thấy cơn đau và ngứa rát cải thiện rõ.
Tham khảo thêm:Bệnh trĩ khám ở khoa nào? Giải đáp thắc mắc
Bài thuốc uống chữa bệnh trĩ bằng lá ngái
Đối với bài thuốc uống bằng lá ngái, cần đảm bảo phần lá ngái là lá có độ già vừa phải. Trước đó người bệnh nên chuẩn bị sao vàng lá ngái trước để giảm độc tính và tăng lượng dược tính của lá ngái. Bài thuốc này cũng có hiệu quả đào thải độc tố tốt, cải thiện được tình trạng táo bón làm trầm trọng hơn bệnh trĩ.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị khoảng 30 – 50g lá ngái, đem rửa sạch và sao vàng hạ thổ.
- Chuẩn bị nồi nước khoảng 1L để cho phần lá ngái vào đun sôi cùng với nước.
- Đến khi nước thuốc sắc lại còn 300 ml, chia làm 3 lần để uống trong ngày.
- Duy trì bài thuốc uống trong 2 – 3 tuần, người bệnh có thể nhận thấy các kết quả tích cực.
Bài thuốc xông từ lá ngái chữa bệnh trĩ
Thực tế, phương pháp xông hơi chữa bệnh trĩ này đã được lưu truyền trong dân gian lâu đời. Lá ngái có thể kết hợp với nhiều dược liệu khác để tăng phần công dụng điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại.
Hướng dẫn thực hiện
- Người bệnh chuẩn bị khoảng 100g lá ngái cùng với 50g lá lốt, 50g cúc chục ngọn non cùng với vài lát nghệ
- Đem các nguyên liệu trên đi rửa sạch, để ráo nước rồi bóp nhẹ lá để ra tinh dầu, đun cùng với 1,5 lít nước đun nhỏ lửa.
- Sau 15 phút thì tắt bếp lấy ra đê xông hơi vùng hậu môn, bạn chuẩn bị tấm khăn mỏng lớn và che phần thân dưới.
- Có thể vừa xông hơi, sau khi nước nguội thì ngâm hậu môn vào chậu nước và dùng phần bã rửa sạch hậu môn hoàn toàn.
- Áp dụng bài thuốc này liên tục 1 tháng, thực hiện mỗi ngày.
Bài thuốc chườm lá ngái và lá diếp cá
Kết hợp diếp cá sẽ làm tăng tính kháng viêm của bài thuốc, trong đó thành phần decanonyl acetaldehyde có trong lá ngái có khả năng kháng sinh mạnh. Bài thuốc giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm hậu môn, giảm ngứa và giảm chảy máu búi trĩ sau mỗi lần đi ngoài.
Trong diếp cá và lá ngái đều chứa thành phần quercetin – một chất có tác dụng hỗ trợ thành mạch khỏe mạnh. Đối với những trường hợp trĩ ngoại, sa búi trĩ nhẹ khi đắp bài thuốc này sẽ giúp giảm đau và chống viêm sưng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị lá ngái và lá diếp cá mỗi thứ với lượng vừa đủ, đem hỗn hợp rửa sạch qua nước và để ráo.
- Đem dược liệu giã nát cùng với 1 thìa muối tinh, sau đó vệ sinh sạch vùng hậu môn trước khi đắp thuốc.
- Sử dụng phần bã đắp lên vùng hậu môn trong 20 phút, sau đó đem rửa lại với nước ấm cho sạch.
- Lau khô ráo nước rồi mới mặc quần áo, nên thực hiện 1 – 2 lần và áp dụng đến khi triệu chứng thuyên giảm.
Xem thêm: 5 bài tập thể dục chữa bệnh trĩ– Những lưu ý khi thực hiện
Chế biến các món ăn từ quả ngái
Bên cạnh cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngái, người bệnh cũng có thể sử dụng phần quả ngái để hỗ trợ đường ruột hoạt động tốt hơn, đồng thời phòng tránh chứng táo bón hiệu quả. Do trái ngái có vị chát và có độc nên người bệnh tuyệt đối không được ăn sống. Thông thường người ta thường sử dụng quả ngái để nấu nước uống.
Cách khác, có thể dùng quả ngái khô đem nấu với ruột heo (lòng non lợn) để ăn chữa bệnh trĩ. Lưu ý hiệu quả chữa bệnh trĩ, cũng như táo bón của quả ngái xanh sẽ tốt hơn ngái chín. Món ăn này thường được áp dụng trong điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, cải thiện bệnh sa trực tràng rất hiệu quả.
Ngoài những phương pháp chữa bệnh trĩ bằng lá ngái kể trên, người bệnh có thể sử dụng phần nhựa của lá ngái để bôi lên vùng bị trĩ trực tiếp.
Phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cây ngái dựa trên kiến thức dân gian, chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh hiệu quả. Thường thì các bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ và không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh trĩ. Để đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia để được tư vấn phương hướng điều trị phù hợp.
Lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng lá ngái
Hiệu quả của việc điều trị trĩ bằng lá ngái vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số người bệnh đã thấy thuốc có tác dụng tích cực, trong khi những người khác không cảm nhận thấy sự thay đổi sau khi sử dụng phương pháp này. Dưới đây là một số điều người bệnh cần lưu ý khi thực hiện điều trị bằng phương pháp này:
- Các bài thuốc dân gian chữa trĩ có thể không mang lại hiệu quả tức thì, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian nhất định để theo dõi các biểu hiện.
- Tuyệt đối không kết hợp lá ngái cùng các loại dược liệu nằm ngoài hướng dẫn trên.
- Trước khi áp dụng, người bệnh cần vệ sinh vùng hậu môn mới được sử dụng thuốc.
- Trong thời gian điều trị, người bệnh nên chú ý khâu vệ sinh vùng kín.
- Tuyệt đối không được ăn các loại thực phẩm cay nóng và các chất kích thích.
- Bổ sung tăng cường chất xơ, đồng thời uống nhiều nước để hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngái theo kinh nghiệm dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Trong trường hợp áp dụng phương pháp không có kết quả, người bệnh có thể tham khảo hình thức chữa bệnh khác phù hợp hơn để không lãng phí thời gian.
Có thể bạn quan tâm:
- Chia sẻ 3 cách dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ hiệu quả
- Chữa bệnh trĩ bằng ốc sên hiệu quả không? Áp dụng như thế nào?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!