Bệnh Trĩ Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Điều Trị, Phòng Ngừa

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Nhiều trẻ có dấu hiệu bị trĩ nhưng cha mẹ không biết lý do tại sao con mình lại bị bệnh trong khi bé còn quá nhỏ. Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em các bậc phụ huynh nên nắm rõ để có phương án phòng ngừa và điều trị bệnh cho con hiệu quả.

Bệnh trĩ ở trẻ em là gì?

Bệnh trĩ ở trẻ em là tình trạng các tĩnh mạch xung quanh hậu môn hoặc trực tràng bị sưng viêm. Đặc biệt, mỗi khi trẻ đi đại tiện gây đau đớn, rát buốt dữ dội, thậm chí chảy máu. Tình trạng này được các chuyên gia đánh giá liên quan mật thiết đến bệnh táo bón, xảy ra do chế độ ăn uống sinh hoạt kém khoa học, trẻ ít vận động.

Bệnh trĩ ở trẻ em là gì?
Bệnh trĩ ở trẻ em là tình trạng các tĩnh mạch xung quanh hậu môn hoặc trực tràng bị sưng viêm

Cũng tương tự như bệnh trĩ ở người lớn, bệnh trĩ ở trẻ em cũng được chia làm nhiều dạng khác nhau dựa theo đặc điểm phát triển và tính chất của búi trĩ. Cụ thể gồm:

  • Trĩ nội: Đây là dạng trĩ khó phát hiện sớm bằng mắt thường vì búi trĩ hình thành bên trong hậu môn. Chỉ đến khi kích thước quá lớn, trẻ đi ngoài ra máu, đau rát, khó chịu mới phát hiện.
  • Trĩ ngoại: Búi trĩ phát triển bên ngoài hậu môn và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Thông thường, các triệu chứng trĩ ngoại thường nghiêm trọng hơn trĩ nội. 
  • Trĩ hỗn hợp: Đây là tình trạng búi trĩ xuất hiện ở cả bên trong lẫn bên ngoài hậu môn. Dạng trĩ này rất nghiêm trọng và gây ra nhiều triệu chứng, biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Gợi ý: Khoai tây chữa bệnh trĩ hiệu quả như thế nào? 

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em cha mẹ cần biết

Trẻ có thể bị bệnh trĩ do một hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp. Những yếu tố góp phần dẫn đến sự phát triển bệnh trĩ ở trẻ em bao gồm:

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em cha mẹ cần biết
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em khá đa dạng

1. Di truyền

Nếu một phụ huynh từng mắc bệnh trĩ thì con họ cũng có khả năng cao mắc căn bệnh này. Ngoài ra, một số trẻ có thể mắc bệnh trĩ ngay từ khi còn rất nhỏ do bị suy van tĩnh mạch bẩm sinh.

2. Trẻ ngồi bô quá lâu rất dễ mắc bệnh trĩ

Ngồi bô trong thời gian quá lâu được xem là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em phổ biến nhất. Ở trẻ nhỏ, các cơ hậu môn còn khá yếu, cấu trúc khung xương chậu còn lỏng lẻo. Chính vì vậy mà khi bé ngồi bô quá lâu, khu vực hậu môn trực tràng phải chịu áp lực lớn khiến cho các cơ cũng như tĩnh mạch trĩ bị sa giãn. Theo thời gian búi trĩ sẽ phình to và sa ra ngoài khiến bé gặp nhiều triệu chứng khó chịu.

3. Căng thẳng thần kinh

Trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề khiến trẻ bị ảnh hưởng về tâm lý, gây căng thẳng, áp lực cho bé như thi cử, cha mẹ cãi nhau, chuyển trường… Điều này sẽ kích thích não bộ sản sinh ra một chất ức chế hoạt động của hệ tiêu hóa, làm giảm khả năng co giãn của các cơ ở hậu môn. Đây chính là điều kiện thuận lợi để bệnh trĩ có cơ hội bùng phát.

4. Táo bón hoặc tiêu chảy cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em

Khi bị táo bón, trẻ thường phải ngồi lâu và rặn mạnh gây tổn thương các tĩnh mạch ở hậu môn. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến bệnh trĩ.

Ngược lại, với những bé bị tiêu chảy thì việc đi cầu liên tục cũng gây áp lực cho vùng chậu và khiến tĩnh mạch trĩ bị phình giãn.

5. Chế độ ăn thiếu chất xơ

Chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Nó giúp tạo khối phân, làm tăng khả năng hoạt động của nhu động ruột và hỗ trợ đào thải chất độc cho cơ thể. Rau củ và trái cây tươi chính là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào nhất cho cơ thể.

Chế độ ăn thiếu chất xơ
Trẻ em có thể bị trĩ do ít ăn rau

Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường có khuynh hướng lười ăn rau quả nên dẫn đến táo bón kéo dài. Từ đây, bệnh trĩ cũng có cơ hội phát triển.

6. Trẻ bị bệnh trĩ do uống ít nước

Nước giúp bôi trơn hệ tiêu hóa, làm mềm phân tham gia vào quá trình tuần hoàn máu, giúp mọi hoạt động của các cơ quan khác được trơn tru. Trẻ bị thiếu nước sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh, trong đó phổ biến nhất là bệnh trĩ.

7. Ít vận động

Ngày nay, nhiều trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với tivi, điện thoại nên thường xuyên ngồi hàng giờ một chỗ. Việc ít vận động sẽ khiến khả năng lưu thông máu ở khu vực hậu môn giảm, đồng thời làm các tĩnh mạch trĩ phải chịu nhiều áp lực. Đây chính là nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em.

8. Cha mẹ vệ sinh hậu môn cho trẻ không sạch sẽ

Dùng khăn giấy lau chùi, không rửa sạch hậu môn sau khi đi vệ sinh có thể khiến trẻ bị vi khuẩn tấn công. Hậu quả là bé có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như nhiễm trùng hậu môn, áp xe hậu môn, rò hậu môn và cả bệnh trĩ.

9. Bệnh trĩ ở trẻ do viêm nhiễm đường tiêu hóa

Bệnh trĩ còn có thể phát triển do ảnh hưởng của các căn bệnh đường tiêu hóa trẻ đang mắc phải như viêm đại trực tràng, viêm đại tràng

Triệu chứng trẻ mắc bệnh trĩ

Các chuyên gia cho rằng trẻ em mắc bệnh trĩ thường rất khó để nhận biết sớm, đặc biệt ở trẻ dưới 3 tuổi. Trong giai đoạn này chỉ có thể phát hiện bệnh khi diễn tiến đến giai đoạn nặng hoặc vô tình phát hiện khi thăm khám sức khỏe định kỳ. Các triệu chứng trong giai đoạn thường không đặc trưng như trẻ quấy khóc nhiều, hậu môn hơi sưng và nhô ra khi đi đại tiện, sau đó sẽ bình thường lại. 

Đối với trẻ trên 3 tuổi mắc bệnh trĩ thường dễ nhận biết hơn do trẻ đã biết mô tả sự khó chịu của bản thân. Một vài triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ trong giai đoạn này bố mẹ cần chú ý như:

  • Trẻ thường xuyên bị táo bón: Những trẻ được chẩn đoán mắc bệnh trĩ đều có dấu hiệu táo bón thường xuyên trước đó. Cụ thể, trẻ không thể đi ngoài liên tục trong vòng 5 – 7 ngày, khi đi được thì phân vón cục cứng rắn do hệ tiêu hóa hoạt động bất thường. Lúc này, phân vón cục lâu ngày khiến cho hậu môn gặp áp lực lớn, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của các búi trĩ. 
  • Trẻ đi đại tiện lâu: Chỉ cần để ý quan sát sẽ thấy thời gian trẻ đi đại tiện khi mắc bệnh trĩ thường lâu hơn so với bình thường do khó đi ngoài, rặn lâu. Tình trạng này kéo dài sẽ gây áp lực lớn cho hậu môn, cản trở lưu thông máu và giãn tĩnh mạch quá mức. 
  • Đau rát khi đi ngoài: Trẻ bị đau rát khó chịu khi đi ngoài cũng là triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ. Điều này chứng tỏ búi trĩ đã phát triển khá lớn, gây cản trở việc đại tiện, chúng cọ xát với phân cứng gây ra đau rát dữ dội. 
  • Chảy máu: Khi vệ sinh cho trẻ phát hiện có máu dính trên khăn giấy hoặc lẫn trong phân. Đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh trĩ ở trẻ đã rất nghiêm trọng, các mạch máu ở hậu môn bị vỡ dẫn đến chảy máu trực tràng hoặc xuất huyết tiêu hóa. 
  • Một số dấu hiệu khác: Ngoài những triệu chứng vừa kể, phụ huynh cũng có thể nhận biết trẻ mắc bệnh trĩ thông quá một số dấu hiệu khác như: 
    • Hậu môn của trẻ luôn trong tình trạng ẩm ướt do tiết dịch nhầy, gây mùi hôi khó chịu, tạo cảm giác ngứa ngáy.
    • Trẻ né tránh việc đi đại tiện. 

Tham khảo thêm: Bệnh trĩ uống thuốc có hết hoàn toàn không? Giải đáp thắc mắc 

Phương pháp điều trị bệnh trĩ an toàn cho trẻ nhỏ

Có rất nhiều cách chữa bệnh trĩ ở trẻ em, tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ dựa theo kết luận chẩn đoán mà bác sĩ sẽ hướng dẫn biện pháp điều trị phù hợp. Quá trình điều trị bệnh trĩ cho trẻ cần đảm bảo các yếu tố sau: kiểm soát các triệu chứng bệnh trĩ, ngăn chặn diễn tiến của bệnh và phục hồi chức năng sinh lý của hậu môn. 

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Tương tự như người lớn, trẻ em mắc bệnh trĩ cũng được chỉ định sử dụng thuốc Tây để cải thiện triệu chứng và điều trị bệnh dứt điểm. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ không phải loại thuốc nào cũng có thể sử dụng được và bố mẹ cần nghe theo chỉ định về loại thuốc, liều dùng thuốc của bác sĩ để tránh gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Điều trị bằng thuốc Tây
Trẻ bị bệnh trĩ thường dùng các loại thuốc bôi, thuốc đặt hậu môn để làm giảm triệu chứng và chống viêm, thu nhỏ búi trĩ

Một số loại thuốc bôi trĩ cho trẻ em thường dùng phổ biến như:

  • Thuốc dạng bôi: Đây là loại thuốc thường được ưu tiên sử dụng cho trẻ nhỏ vì phát huy tác dụng nhanh chóng, ít tác dụng phụ. Thuốc bôi lên hậu môn dùng lần trong ngày, chủ yếu dùng cho những trẻ bị trĩ ngoại nhằm mục đích giảm sưng viêm, giảm ngứa ngáy, làm mềm hậu môn và kích thích làm co búi trĩ. Một số loại thuốc phổ biến trong nhóm này như: Preparation H, Titanoreine, Hemopropin… 
  • Thuốc dạng viên đặt: Dạng thuốc này thường dùng chủ yếu trong trường hợp trẻ bị trĩ nội. Thuốc đặt vào hậu môn nhanh chóng tan ra và thẩm thấu giúp làm giảm tình trạng sưng viêm, tiêu trừ búi trĩ, tăng độ bền cho thành mạch và làm giảm mức độ bệnh. Một số loại thuốc dùng an toàn cho trẻ nhỏ như Proctolog, Aremta, Avenoc… 
  • Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDs): Đây là loại thuốc giúp làm giảm đau rát hiệu quả có chứa thành phần corticoid, điển hình như Acetaminophen, Naproxen, Ibuprofen… Cần tuân thủ liều dùng do bác sĩ chỉ định và tránh tự ý cho trẻ sử dụng thuốc, đặc biệt là Aspirin để tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn. 

Lưu ý: Hầu hết các trường hợp trẻ bị bệnh trĩ đều đáp ứng tốt với các loại thuốc chỉ sau 1 – 2 tuần sử dụng. Vì vậy, khi cho trẻ sử dụng thuốc trong thời gian dài mà không nhận thấy sự thuyên giảm, phụ huynh nên đưa con đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị bằng các biện pháp thích hợp, kịp thời tránh biến chứng.

2. Áp dụng các biện pháp chăm sóc hỗ trợ điều trị tại nhà 

Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, phát hiện bệnh sớm bố mẹ có thể chăm sóc cho trẻ bằng các cách chữa bệnh trĩ tại nhà sau:

Áp dụng các biện pháp chăm sóc hỗ trợ điều trị tại nhà 
Cho trẻ tắm nước ấm và lau rửa hậu môn bằng nước ấm hằng ngày giúp xoa dịu tình trạng ngứa ngáy, đau rát hậu môn
  • Massage bụng cho trẻ: Đặt trẻ nằm ngửa trên giường rồi dùng gốc bàn tay áp sát vào bụng trẻ, xoa lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái sang phải rồi xoa ngược lại. Lưu ý massage nhẹ nhàng, không dùng lực quá mạnh. Mỗi lần massage khoảng 10 phút, thực hiện 2 – 3 lần/ ngày cho đến khi trẻ đi đại tiện được. 
  • Tắm nước ấm: Cho trẻ tắm nước ấm mỗi ngày, đặc biệt dùng nước ấm lau rửa vùng hậu môn giúp cải thiện rất tốt các triệu chứng bệnh trĩ. Lưu ý trong lúc tắm cho trẻ không nên sử dụng thêm xà phòng có chứa hóa chất tẩy rửa để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. 
  • Xông hơi hậu môn: Xông hậu môn bằng nước ấm là cách cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh trĩ khó chịu ở trẻ. Hơi nước nóng ấm không chỉ giúp xoa dịu cơn đau rát, giảm ngứa ngáy mà còn kích thích tuần hoàn máu, giảm áp lực đè nặng lên các tĩnh mạch trĩ. Khuyến khích xông hơi hậu môn cho trẻ từ 1 – 2 lần/ ngày, mỗi lần 5 – 6 phút và thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần sẽ đạt được hiệu quả rõ rệt. 
  • Tận dụng các loại thảo dược: Trong dân gian lưu truyền nhiều loại thảo dược chữa bệnh trĩ hiệu quả, đặc biệt an toàn lành tính nên rất thích hợp để sử dụng cho trẻ nhỏ:
    • Rau diếp cá: Loại rau này có tác dụng sát trùng, làm tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc nhờ các hoạt chất như quercetin, isoquercetin… giúp làm mềm mao mạch, kích thích thu nhỏ búi trĩ. Phụ huynh có thể dùng loại rau này để nấu nước xông hậu môn hoặc giã nát đắp bã lá lên hậu môn của trẻ đều được. 
    • Lá trầu không: Lá trầu không có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên, hỗ trợ làm lành tổn thương, cầm máu hiệu quả. Dùng khoảng 15 lá trầu không nấu lấy nước cho trẻ xông và ngâm rửa hậu môn. 

3. Điều trị bệnh trĩ cho trẻ theo Đông y

Việc sử dụng thuốc Tây nhiều tác dụng phụ hay phương pháp phẫu thuật cắt trĩ là hoàn toàn không nên đối với trẻ nhỏ. Thay vào đó, bố mẹ có thể chọn cách cho con sử dụng thuốc Đông y để điều trị bệnh trĩ. Thuốc Đông y được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên nên sẽ an toàn hơn cho trẻ nhỏ.

Xem ngay: 10 Bài Thuốc Đông Y Đặc Trị Bệnh Trĩ Toàn Diện Nhất

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em?

Để ngăn ngừa trĩ cho trẻ, cha mẹ cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ khiến trẻ bị bệnh. Một số giải pháp sau có thể hữu ích cho con bạn:

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em?
Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây hơn để cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ
  • Cho trẻ uống nhiều nước kết hợp bổ sung rau xanh trong bữa ăn của bé. Ngoài ra, có thể cho bé ăn thêm các loại trái cây có tính nhuận tràng như đu đủ, cam, quít, lê, táo, nho, mâm xôi. Nếu con bạn không thể ăn được cả xác thì nên say sinh tố cho bé uống.
  • Tránh cho bé ăn quá nhiều chất béo, xúc xích hay các thức ăn nhanh. Chúng có giá trị dinh dưỡng thấp nhưng lại gây khó tiêu và khiến trẻ bị táo bón.
  • Khuyến khích bé vận động nhiều bằng cách tham gia các môn thể thao như đạp xe, đá bóng, bơi lội…
  • Tập cho bé thói quen đi cầu hàng ngày. Ban đầu mẹ có thể cho bé ngồi bô khoảng 5 phút mỗi ngày, ngay cả khi bé không mót đi ngoài. Làm như vậy sau khoảng vài tuần trẻ sẽ có phản xạ đi cầu tự nhiên mỗi khi ngồi bô.
  • Massage, xoa bụng cho bé mỗi ngày 10 – 20 phút để kích thích nhu động ruột hoạt động, ngăn ngừa táo bón cho bé.
  • Không để bé ngồi bô quá 10 phút 
  • Vệ sinh hậu môn cho bé đúng cách: Sau khi bé đi ngoài xong, mẹ nên dùng nước ấm để rửa sạch. Tránh dùng khăn giấy cứng hoặc giấy có hương thơm để lau chùi sẽ khiến hậu môn của bé bị kích ứng, viêm nhiễm.
  • Theo dõi cân nặng của trẻ, không nên ép trẻ ăn quá nhiều so với nhu cầu của trẻ. Vì thừa cân béo phì cũng là một trong những tác nhân gây áp lực cho hệ thống tiêu hóa, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. 

Trên đây là một số nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em thường gặp. Căn bệnh này tuy không quá nguy hiểm nhưng lại khiến trẻ đau đớn và gặp nhiều triệu chứng khó chịu. Vì vậy cha mẹ nên chủ động thực hiện tốt công tác dự phòng bệnh để bệnh trĩ không có cơ hội tấn công trẻ.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bà bầu có cắt trĩ được không hay phải đợi sau sinh? Bà bầu có cắt trĩ được không hay phải đợi sau sinh?

Trĩ là một trong những vấn đề thường gặp khi mang thai, bệnh xuất phát từ những thay đổi về…

Nữ giới mắc bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản? Nữ giới mắc bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Tìm hiểu nữ giới mắc bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không là điều quan trọng và cần…

Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ ở Bệnh viện Tràng An

Nhiều người muốn chữa bệnh trĩ ở bệnh viện Tràng An nhưng không biết quy trình làm việc của bệnh…

cây lá bỏng chữa bệnh trĩ Dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ hiệu quả không ngờ

Dùng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ là giải pháp dân gian lành tính có thể thực hiện tại nhà.…

Cách giảm sưng búi trĩ nhanh chóng, đơn giản bằng mẹo ngay tại nhà

Búi trĩ sưng viêm, nóng rát không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, mà còn khiến khó khăn khi…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua