Mụn giang mai như thế nào, có ngứa không?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Biểu hiện của bệnh giang mai ở giai đoạn đầu là xuất hiện các vết loét có hình tròn, cứng, không đau, sau đó tự hết. Khi bệnh trở nặng, trên da người bệnh sẽ xuất hiện những vết lở loét, mụn mủ gây đau rát, khó chịu, dễ chảy máu.

"<yoastmark

Mụn giang mai có ngứa không?

Giang mai (tiếng Anh: Syphilis) là một bệnh lây lan qua đường tình dục. Vi khuẩn gây ra bệnh giang mai có tên khoa học là Treponema pallidum, hay còn được gọi với tên khác là xoắn khuẩn giang mai.

Bệnh giang mai được chia thành nhiều giai đoạn như: giai đoạn nguyên phát, giai đoạn thứ phát, giai đoạn âm ỉ và giai đoạn tam phát. Ở mỗi giai đoạn, biểu hiện của bệnh sẽ có sự khác nhau.

Một số triệu chứng báo hiệu bạn đã bị mắc bệnh giang mai là:

  • Trên da xuất hiện các vết loét (hậu môn, trực tràng, xung quanh miệng, vùng kín, cơ quan sinh dục,…);
  • Các vết loét có hình tròn, cứng và không đau;
  • Da phát ban;
  • Sốt;
  • Sưng hạch bạch huyết.

Khi vừa bị mắc bệnh giang mai, cơ thể thường không xuất hiện mụn như bệnh sùi mào gà hoặc bệnh lậu. Biểu hiện cho biết bệnh đó là những vết loét nổi cộm, cứng, thường có hình tròn, được gọi là săng giang mai. Tuy nhiên các vết loét (săng giang mai) này không gây ngứa hoặc đau. Khi cơ thể mới nhiễm xoắn khuẩn giang mai, một hoặc nhiều vết loét sẽ xuất hiện sau vài tuần, sau đó sẽ tự biến mất.

Vết loét giang mai thường xuất hiện tại vùng kín, dương vật, môi, miệng,... của người bệnh.
Vết loét giang mai thường xuất hiện tại vùng kín, dương vật, môi, miệng,… của người bệnh.

Sau một thời gian tấn công vào cơ thể, xoắn khuẩn giang mai sẽ gây phát ban trên da hoặc loét ở vùng miệng, hậu môn. Các phát ban trên da thường có màu nâu, đỏ, ít sần sùi. Da phát ban do giang mai thường không có triệu chứng ngứa ngáy. Đôi khi các điểm phát ban trên sẽ mờ, do đó, bạn sẽ không phát hiện hoặc quan tâm đến.

Sau giai đoạn da xuất hiện các vết loét cứng và các nốt phát ban, vi khuẩn giang mai sẽ tiếp tục phá hủy cơ thể người bệnh. Trên bề mặt da, các vết lở loét sẽ xuất hiện nhiều và ngày một nặng, dễ bị nhiễm trùng. Ở giai đoạn bệnh nặng, cơ thể cũng có thể xuất hiện thêm những nốt mụn mủ, dễ vỡ và dễ chảy máu.

Mụn giang mang gây nhức, rát và có hơi ngứa ngáy, khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời, xoắn khuẩn giang mai sẽ tiếp tục làm ảnh hưởng đến máu, tim, não và hệ thần kinh. Bệnh có thể kéo dài từ 10 đến 30 năm, dễ dẫn đến tử vong.

Người bệnh thường bị mắc giang mai do quan hệ tình dục không an toàn, không dùng bao cao su khi quan hệ, quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ bằng miệng (oral sex),…

"<yoastmark

Điều trị bệnh giang mai như thế nào?

Bệnh giang mai là một bệnh có thể điều trị được và cần phải điều trị sớm. Ngay khi thấy vùng kín, cơ thể xuất hiện những vết loét cứng, không đau, người bệnh cần nghi ngờ và đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay. Thông thường, thử máu là phương pháp chẩn đoán bệnh giang mai chính xác nhất.

Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của người bệnh và đưa ra phương pháp điều trị giang mai phù hợp. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp điều trị bệnh giang mai:

1. Uống thuốc kháng sinh

Ở giai đoạn đầu của giang mai, bệnh thường dễ dàng chữa trị khỏi. Người bệnh có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh Penicillin. Tuy nhiên, người bệnh cần có sự chỉ định liều dùng cụ thể từ bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc.

Kháng sinh Penicillin là một loại kháng sinh đặc hiệu trong điều trị giang mai, giúp diệt trừ vi khuẩn trong cơ thể. Trong trường hợp bị dị ứng với loại kháng sinh đặc trị, người bệnh có thể điều trị bệnh bằng một số loại thuốc khác như: Ceftriaxone, Azithromycin hoặc Doxycycline,…

Rhuốc đặc trị bệnh giang mai là kháng sinh Penicillin.
Rhuốc đặc trị bệnh giang mai là kháng sinh Penicillin.

2. Tiêm kháng sinh

Ở những bệnh nhân bị giang mai giai đoạn thứ phát hoặc thời điểm bệnh đang trở nặng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng cách tiêm thuốc. Thuốc dùng điều trị cho người bệnh giang mai ở giai đoạn nặng vẫn là thuốc Penicillin. Bác sĩ sẽ dùng thuốc ở dạng tiêm và tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch của người bệnh mỗi ngày.

Thuốc tiêm Penicillin giúp diệt trừ khuẩn giang mai đang hoạt động mạnh và đang phá hủy nội tạng, hệ thần kinh.

Đối với trường hợp trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai, thuốc dùng để điều trị mang thai vẫn là thuốc Penicillin, dùng ở dạng tiêm. Liều lượng của thuốc tiêm sẽ được bác sĩ xem xét và đề ra sao cho phù hợp với tình trạng bệnh và tình hình sức khỏe của người bệnh.

3. Tự chăm sóc tại nhà

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, chăm sóc tại nhà cũng là một phương pháp điều trị giang mai, hỗ trợ cho quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ hơn, đạt kết quả tốt hơn.

Tại nhà, người bệnh cần thực hiện những điều sau:

  • Ăn uống điều độ, ăn nhiều các thực phẩm chứa các loại vitamin, khoáng chất,… giúp sức đề kháng của cơ thể được tăng cường;
  • Tránh quan hệ tình dục vì sẽ làm tổn thương những vùng da đang bị loét;
  • Tránh dùng bia rượu, thuốc lá;
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, có chất liệu vải hút ẩm;
  • Tránh mặc quần áo bó, chật chội;
  • Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày;
  • Không để da bị nhiễm trùng;
  • Thận trọng khi dùng các loại dầu gội, sữa tắm, xà phòng,… vì chúng có khả năng gây kích ứng da;
  • Tập luyện thể dục, tập yoga thường xuyên, giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn, hệ miễn dịch làm việc tốt hơn, từ đó dễ dàng đẩy lùi bệnh tật;
  • Uống đầy đủ nước mỗi ngày giúp cơ thể thanh lọc các chất độc hại;
  • Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý;
  • Uống thuốc đúng theo liều lượng bác sĩ chỉ định và nhớ khám bệnh định kỳ;
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái.

Lưu ý, người bệnh không nên điều trị giang mai bằng các bài thuốc mẹo dân gian chưa có cơ sở khoa học. Uống thuốc và đắp lá thuốc theo mẹo dân gian có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng và tình trạng nhiễm trùng da trở nên nặng hơn.

Người bệnh giang mai cần tắm gội hàng ngày, giữ gìn vệ sinh cẩn thận, tránh để nhiễm trùng da,...
Người bệnh giang mai cần tắm gội hàng ngày, giữ gìn vệ sinh cẩn thận, tránh để nhiễm trùng da,…

Các biện pháp pháp phòng tránh giang mai

Giang mai là căn bệnh xã hội nhiều người e ngại. Những triệu chứng  của bệnh thường chỉ thoáng qua, do đó khiến nhiều người chủ quan. Giang mai có thể gây ra lở loét, khó chịu khi bệnh đã trở nặng và ảnh hưởng đến tim mạch, nội tạng,… Do đó, chúng ta cần phòng tránh bệnh giang mai bằng cách nâng cao ý thức bảo vệ cơ thể, chăm sóc sức khỏe.

Một số biện pháp phòng tránh bệnh là:

  • Tìm hiểu và được giáo dục về tình dục an toàn;
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục;
  • Sống chung thủy một vợ một chồng hoặc một bạn tình;
  • Tránh quan hệ tình dục bừa bãi, nhiều bạn tình, quan hệ tình dục qua đường hậu môn không không dùng bao cao su, quan hệ tình dục bằng miệng,…;
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm gội hàng ngày;
  • Ăn uống đầy đủ chất, rèn luyện sức khỏe thường xuyên,… Đây là cách giúp cho hệ miễn dịch hoạt động tốt, đủ sức chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh;
  • Khi thấy có bất kỳ triệu chứng lạ nào trên da, vùng kín, cơ quan sinh dục,… người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
Phòng tránh giang mai bằng cách dùng bao cao su khi quan hệ, quan hệ tình dục an toàn, thận trọng khi quan hiện bằng miệng,...
Phòng tránh giang mai bằng cách dùng bao cao su khi quan hệ, quan hệ tình dục an toàn, thận trọng khi quan hiện bằng miệng,…

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra chẩn đoán, lời khuyên, chỉ định phương pháp điều trị,… thay cho chuyên viên y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa.

Chia sẻ:
Bệnh giang mai có ngứa không, làm sao nhận biết?
Bệnh giang mai xuất hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Điều này tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe…
Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 2 và cách điều trị
Bệnh giang mai giai đoạn 2 xảy ra sau khoảng 4 – 10 tuần xuất hiện săng giang mai. Các…
Bệnh lậu – Giang mai là gì, giống hay khác nhau, chữa được không?
Lậu và giang mai là hai căn bệnh xã hội nguy hiểm thường gặp nhất hiện nay, bệnh lây truyền…
Săng giang mai là gì và thông tin cần biết
Săng giang mai là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh. Triệu chứng này đặc trưng bởi sự…
Các dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới giúp bạn sớm phát hiện

Bệnh giang mai là căn bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nam giới. Bạn cần…

Giang mai bẩm sinh – Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh giang mai bẩm sinh là một tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc làm…

Kháng sinh Penicillin là thuốc chữa giang mai được sử dụng nhiều nhất Điều trị giang mai trong bao lâu thì khỏi?

Giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm chỉ đứng sau HIV. Khi mắc bệnh này, câu hỏi chung của…

Bệnh giang mai ở giai đoạn đầu và các biểu hiện điển hình

Các triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn đầu thường xuất hiện từ 3 - 6 tuần kể từ…

bệnh giang mai có chữa được không Bệnh giang mai có chữa khỏi được không?

Bệnh giang mai có chữa khỏi được không là vấn đề được nhiều người quan tâm khi căn bệnh này…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua