Bệnh giang mai có ngứa không, làm sao nhận biết?
Bệnh giang mai xuất hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Điều này tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ phát triển của bệnh. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người thắc mắc không biết bệnh giang mai có ngứa không và làm cách nào để nhận biết bệnh? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết sau đây.
Giang mai là một trong những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do bệnh nhân quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh. Hoặc cũng có thể là do nhiễm khuẩn Treponema pallidum qua đường máu hay tiếp xúc tổn thương giang mai ở người bị bệnh.
Nhìn chung, bệnh giang mai có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt giới tính và độ tuổi. Nếu bệnh được phát hiện và chữa trị sớm thường không gây bất kỳ ảnh hưởng nào nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, đa phần trường hợp mắc bệnh đều được chẩn đoán ở mức độ nặng trong lần thăm khám đầu tiên. Do đó, bệnh không chỉ gây phiền toái đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm đối với xương khớp, thần kinh và tim mạch.
Bệnh giang mai có ngứa không?
Thông thường, nắm bắt được triệu chứng bệnh sẽ giúp bệnh nhân có hướng chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Tuy nhiên, hầu hết triệu chứng nhận biết bệnh thường không xuất hiện rõ ràng, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Do đó, có rất nhiều bệnh nhân đều thắc mắc không biết bệnh giang mai có ngứa không?
Theo các chuyên gia da liễu cho biết: “Bệnh giang mai thường gây nhiều biến chứng nghiêm trọng trong thời kỳ phát triển bệnh. Tùy thuộc vào từng giai đoạn và thể trạng của từng người mà biểu hiện bệnh lý ở mỗi người thường không giống nhau. Tuy nhiên, căn bệnh này không gây cảm giác ngứa ngáy ở bệnh nhân, ngay cả khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng.”
Mặc dù tính chất của bệnh giang mai là không gây ngứa nhưng mức độ nguy hiểm khá cao. Bệnh có thể để lại di chứng vĩnh viễn, gây vô sinh – hiếm muộn, thậm chí trong trường hợp nặng có thể gây tử vong. Do đó, bệnh nhân không nên chủ quan, trì hoãn khám và chữa bệnh.
Thông tin thêm: Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không?
Cách nhận biết bệnh giang mai qua từng giai đoạn
Nhìn chung, bệnh giang mai phát triển theo từng giai đoạn. Do đó, triệu chứng của bệnh cũng thay đổi theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các giai đoạn có thể chồng chéo lên nhau và biểu hiện nhận biết bệnh không phải lúc nào cũng xảy ra cùng một thứ tự. Đây chính là lý do vì sao nhiều người mắc bệnh giang mai nhưng không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm. Vì vậy, để chẩn đoán và điều trị bệnh, ngăn ngừa biến chứng, bệnh nhân cần nắm rõ các triệu chứng và dấu hiệu bệnh qua từng giai đoạn. Cụ thể:
Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn nguyên phát
Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của bệnh là một vết loét nhỏ được gọi là chancre. Các vết loét này thường xuất hiện ngay tại chỗ vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể. Hầu hết người nhiễm giang mai chỉ hình thành 1 vết loét nhưng cũng có một số trường hợp xuất hiện nhiều hơn 1.
Thông thường, các vết loét này thường phát triển khoảng 3 tuần sau khi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, vì chúng không gây ngứa ngáy, đau nhức hoặc rát nên bệnh nhân thường không chú ý đến. Những vết loét này sẽ tự khỏi sau đó ba đến 6 tuần.
Triệu chứng bệnh giang mai thứ cấp
Sau một vài tuần kể từ khi vết loét lành, người bệnh có thể bị phát ban ở bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, sau thời gian, chúng sẽ lan rộng ra toàn bộ cơ thể, thậm chí lan ra cả lòng bàn tay và bàn chân. Thông thường, phát ban có đi kèm với các vết loét giống như mụn cóc ở vùng sinh dục và miệng nhưng không gây ngứa. Ngoài triệu chứng này ra, ở một số người còn gặp phải tình trạng đau cơ, sốt, rụng tóc, đau họng và sưng hạch bạch huyết. Những dấu hiệu này thường biến mất tỏng vòng một tuần hoặc một năm sau đó.
Triệu chứng bệnh giang mai tiềm ẩn
Trong trường hợp bệnh giang mai không được điều trị, chúng sẽ chuyển từ giai đoạn thứ phát sang giai đoạn tiềm ẩn. Ở giai đoạn này, bệnh không gây ra bất kỳ triệu chứng nào khác. Bệnh có thể kéo dài trong vòng vài năm hoặc tiến triển đến giai đoạn sau. Khi đó, việc điều trị giang mai trở nên khó khăn hơn.
Triệu chứng bệnh giang mai muộn
Theo một số thống kê cho biết, có khoảng 15 – 30% người bệnh bị giang mai ở những giai đoạn đầu nếu không được chữa trị, bệnh sẽ phát triển sang giai đoạn nặng và gây biến chứng. Ở giai đoạn muộn, xoắn khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập sâu gây ảnh hưởng đến tim mạch, thần kinh, xương khớp, gan, não và mắt.
Triệu chứng bệnh giang mai bẩm sinh
Bệnh chỉ xuất hiện ở trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm bệnh giang mai. Ở một số trẻ bị bệnh với các triệu chứng như phát ban ở lòng bàn tay, bàn chân. Còn hầu hết trẻ mắc bệnh giang mai bẩm sinh đều không xuất hiện bất kỳ biểu hiện nào. Tuy nhiên nếu bệnh không phát hiện sớm có thể gây điếc hoặc biến dạng răng, mũi về sau.
Hy vọng những thông tin nêu trên sẽ giúp người bệnh giải đáp rõ hơn về vấn đề “Bệnh giang mai có ngứa không?”. Để ngăn ngừa bệnh tái phát và gây biến chứng, bệnh nhân cần khám và chữa trị ngay từ khi bệnh xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ đầu tiên.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian ủ bệnh giang mai và cách để nhận biết sớm
- Bệnh giang mai có chữa được không, cách nào nhanh khỏi?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!