Giang mai bẩm sinh – Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh giang mai bẩm sinh là một tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc làm tăng nguy cơ gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Do đó, điều trị giang mai sớm và đúng phương pháp là cách tốt nhất để ngăn ngừa tình huống xấu nhất.

giang mai bẩm sinh nguy hiểm
Giang mai bẩm sinh có thể tăng nguy cơ tử vong hoặc gây ra các thương tật vĩnh viễn

Bệnh giang mai bẩm sinh là gì?

Giang mai bẩm sinh là tình trạng xoắn khuẩn giang mai lây truyền sang bào thai hoặc trẻ sơ sinh trong quá trình sinh nở. Giang mai ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến một số phát triển bất thường ở thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu hoặc gây tử vong cho trẻ sơ sinh khi vừa chào đời.

Dấu hiệu chung của bệnh giang mai bẩm sinh

Trong một số trường hợp, trẻ mắc bệnh giang mai bẩm sinh không có bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Tuy nhiên, thông thường trẻ thường bị phát ban ở lòng bàn chân hoặc lòng bàn chân. Một số trẻ có thể bị tiết dịch bất thường ở bộ phận sinh dục hoặc bị đau, ngứa rát ở vùng háng. Sau đó một số cơ quan nội tạng bị tổn thương sẽ dẫn đến một số dấu hiệu như:

  • Thiếu máu
  • Vàng da
  • Nổi các hạch bạch huyết to
  • Ngón tay út kém phát triển, ngắn, nhỏ, hẹp
  • Trí não kém phát triển, hệ thống thần kinh có vấn đề
  • Xương phát triển dị dạng

Ngoài ra, nếu tiến hành kiểm tra thông qua X-quang, trẻ bị giang mai bẩm sinh thường có các dấu hiệu như:

  • Gan, lá lách to
  • Đầu xương đòn mở rộng
  • Xương hàm trên kém phát triển hoặc dị tật

Phân loại giang mai bẩm sinh

Bệnh giang mai bẩm sinh được chia thành 2 loại cơ bản tùy theo các triệu chứng bệnh. Bao gồm:

1. Giang mai bẩm sinh sớm

Giang mai bẩm sinh sớm thường bắt đầu sau khi chào đời khoảng 3 tháng đến dưới 2 tuổi. Trong tình trạng này, thai phụ có thể không có các triệu chứng bệnh giang mai và bệnh chỉ được xác định khi sàng lọc trước khi sinh định kỳ. Nếu không được xác định và điều trị trẻ sinh ra có thể bị viêm mũi giang mai, phát triển kém về thể chất, trí não.

bệnh giang mai bẩm sinh có chữa được không
Trẻ bị giang mai bẩm sinh có hệ thống xương phát triển không bình thường

Trẻ sơ sinh bị giang mai bẩm sinh sớm nếu không chết non, có thể gặp các triệu chứng như:

  • Có gan và lá lách mở rộng
  • Xương phát triển bất thường
  • Viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản
  • Xuất hiện các triệu chứng ngoài da như phát ban, nổi mẩn ngứa, mụn rộp có chứa dịch gây đau và ngứa rát

2. Giang mai bẩm sinh muộn

Bệnh giang mai bẩm sinh muộn xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 2 tuổi trở lên. Đây có thể là tình trạng nhiễm xoắn khuẩn giang mai thông qua nhau thai và không được điều trị đúng cách.

biểu hiện lâm sàng của trẻ bị giang mai bẩm sinh
Người bị giang mai bẩm sinh thường bị cùn răng cửa trên

Các triệu chứng cơ bản bao gồm:

  • Cùn răng cửa trên.
  • Điếc bẩm sinh do hệ thần kinh thính giác phát triển không bình thường.
  • Xuất hiện bướu trên trán, đặc biệt là ở khu vực lông mày.
  • Vòm miệng bị khiếm khuyết, phát triển không đầy đủ, các cơ ở miệng bị cứng, khó chuyển động.
  • Viêm giác mạc bẩm sinh.
  • Xương mũi thấp hoặc bị xẹp.
  • Hàm trên ngắn, hàm dưới nhô ra ngoài.
  • Xương chày bị dị tật, lồi ra bên ngoài.

Một số đối tượng bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng của Hội chứng Progeria Hutchinson–Gilford, một hội chứng di truyền cực kỳ hiếm dẫn đến lão hóa sớm, tăng trưởng chậm, tóc mỏng, mặt nhỏ, hàm phát triển bất thường.

Chẩn đoán giang mai bẩm sinh

Việc chẩn đoán giang mai bẩm sinh thường được thực hiện trên người mẹ và trẻ sơ sinh. Ở thai phụ, nếu kháng thể IgG ở nhau thai cao hơn nhiều so với cơ thể người mẹ, trẻ có thể đã bị giang mai bẩm sinh. Các xét nghiệm bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai bao gồm:

  • Xét nghiệm sàng lọc kháng thể máu RPR
  • Xét nghiệm sàng lọc bệnh hoa liễu VDRL
  • Phản ứng xoắn khuẩn miễn dịch huỳnh quang FTA – ABS
bệnh giang mai bẩm sinh
Bệnh giang mai bẩm sinh có thể được chẩn đoán thông qua việc chụp X-quang xương

Trẻ sơ sinh có thể thực hiện các xét nghiệm giang mai bẩm sinh như sau:

  • Kiểm tra nhau thai, da, dây rốn.
  • Chụp X-quang hệ thống xương
  • Xét nghiệm xoắn phát hiện xoắn khuẩn giang mại thông qua kính hiển vi.
  • Kiểm tra chức năng mắt.
  • Xét nghiệm tủy sống thông qua phương pháp chọc dò tủy sống.
  • Xét nghiệm máu.

Tình trạng giang mai bẩm sinh muộn, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra các vấn đề nhiễm trùng. Cụ thể bao gồm tình trạng viêm mắt, biến dạng răng và bệnh điếc bẩm sinh.

Cách điều trị giang mai bẩm sinh

Điều trị giang mai bẩm sinh cần dựa vào các triệu chứng và giai đoạn của giang mai. Nếu người mẹ mang thai được xác định nhiễm xoắn khuẩn giang mai, việc điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm bệnh sang thai nhi. Hiệu quả điều trị thường cao hơn nếu phát hiện và tiến hành điều trị trước tuần thứ 16 của thai kỳ.

Thông thường, thai nhi có nguy cơ mắc bệnh giang mai cao nhất khi người mẹ đang ở giai đoạn đầu của nhiễm trùng. Tuy nhiên, bệnh có thể lây lan bất cứ lúc nào trong quá trình mang thai, kể cả lúc sinh con (nếu trẻ chưa nhiễm bệnh). Trong giai đoạn thứ phát, nguy cơ lây nhiễm giảm đến 98% nếu người mẹ được điều trị giang mai trước tháng cuối của thai kỳ. Việc sử dụng kháng sinh điều trị giang mai có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, điều này làm giảm nguy cơ lưu thai và ngăn ngừa các biến chứng sau khi sinh ra, bao gồm các thương tật vĩnh viễn.

Đối với phụ nữ mang thai:

  • Kháng sinh Penicillin đường uống để điều trị giang mai trong 10 ngày liên tục. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nên có sự giám sát và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ để tránh các biến chứng không mong muốn.
  • Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị kháng sinh dưới dạng tiêm bắp hoặc thông qua đường truyền tĩnh mạch.
điều trị giang mai bẩm sinh
Giang mai bẩm sinh có thể điều trị bằng kháng sinh Penicillin

Đối với trẻ sơ sinh:

  • Sử dụng một liều kháng sinh Procain Penicillin G, 50.000 U / kg, một liều duy nhất trong 10 ngày.
  • Nếu trẻ dị ứng với Penicillin, bác sĩ có thể sử dụng một liều rất nhỏ và quan sát các phản ứng của trẻ. Trong trường hợp phương pháp này không thành công, bác sĩ có thể cân nhắc các loại kháng sinh khác.
  • Trẻ bị mất thính lực có thể được khắc phục bằng Penicillin kết hợp với một số loại thuốc Corticosteroid đường uống.
  • Corticosteroid và Atropine có thể được dùng cho trẻ viêm mắt.

Điều quan trong khi điều trị giang mai bẩm sinh là quan sát, theo dõi, chăm sóc cẩn thận để đảm bảo việc điều trị đạt hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra, việc điều trị có thể thay đổi tùy theo từng đối tượng bệnh và điều trị giang mai không thể làm thay đổi hoặc chữa lành các biến dạng, tổn thương não hoặc mô vĩnh viễn đã xảy ra.

Phụ nữ mang thai cần được thường xuyên kiểm tra giang mai và các bệnh lây qua đường tình dục khác, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trao đổi với bác sĩ điều trị để có lối sống và cách phòng ngừa hiệu quả.

Chia sẻ:
Bệnh giang mai có ngứa không, làm sao nhận biết?
Bệnh giang mai xuất hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Điều này tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe…
Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 2 và cách điều trị
Bệnh giang mai giai đoạn 2 xảy ra sau khoảng 4 – 10 tuần xuất hiện săng giang mai. Các…
Bệnh lậu – Giang mai là gì, giống hay khác nhau, chữa được không?
Lậu và giang mai là hai căn bệnh xã hội nguy hiểm thường gặp nhất hiện nay, bệnh lây truyền…
Săng giang mai là gì và thông tin cần biết
Săng giang mai là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh. Triệu chứng này đặc trưng bởi sự…
Mụn giang mai và những vết loét thường gây đau nhức, ngứa rát khó chịu. Mụn giang mai như thế nào, có ngứa không?

Biểu hiện của bệnh giang mai ở giai đoạn đầu là xuất hiện các vết loét có hình tròn, cứng,…

Bệnh giang mai ở nữ giới và những dấu hiệu điển hình nhất

Bệnh giang mai ở phụ nữ thường dễ lây lan và khó điều trị hơn nam giới do đặc điểm…

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai và chi phí thực hiện

Xét nghiệm giang mai giúp bác sĩ phát hiện sự hiện diện của xoắn khuẩn gây bệnh, từ đó có…

Các dấu hiệu ban đầu của bệnh giang mai khá giống với nhiệt miệng Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không?

Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không là một trong những thắc mắc chung của rất nhiều người.…

bệnh giang mai có chữa được không Bệnh giang mai có chữa khỏi được không?

Bệnh giang mai có chữa khỏi được không là vấn đề được nhiều người quan tâm khi căn bệnh này…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua