Kinh Nguyệt Màu Nâu Là Bị Gì, Có Sao Không? Tìm Hiểu Ngay

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Kinh nguyệt có màu nâu là một trong những hiện tượng thường gặp ở nữ giới. Tuy nhiên kinh nguyệt màu nâu đen cũng có thể là dấu hiệu do rối loạn nội tiết tố và một số vấn đề sức khỏe.

Kinh nguyệt màu nâu do đâu?

Nhiều nguyên nhân khiến kinh nguyệt có màu nâu, bao gồm:

Kinh nguyệt màu nâu do đâu?
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt màu nâu

1. Bong mô niêm mạc dạ con

Trong thời gian hành kinh, cơ thể không chỉ bài tiết máu mà còn loại bỏ mô niêm mạc dạ con và một số các chất khác. Những chất này là nguyên nhân khiến máu kinh màu nâu hoặc nâu đen.

2. Do số lượng máu kinh ít

Ngoài ra, kinh nguyệt màu nâu cũng có thể xảy ra do số lượng máu kinh quá ít. Khi lưu lượng máu ít, máu thường không chảy ra bên ngoài âm đạo ngay mà ứ đọng bên trong tử cung. Lúc này, hemoglobin bị giáng hóa khiến máu từ màu đỏ sẫm chuyển sang màu nâu đen. 

Đọc thêm: Tắc Kinh Nguyệt: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

3. Rối loạn nội tiết tố

Kinh nguyệt có màu nâu cũng có thể cảnh báo tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ. Với những trường hợp này, kinh nguyệt có màu nâu thường kéo dài trên khoảng 7 ngày.

Rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết là một trong những nguyên nhân khiến máu kinh chuyển sang màu nâu hoặc nâu đen

4. Niêm mạc tử cung bị tổn thương

Các bệnh lý như lao sinh dục, ung thư niêm mạc tử cung, polyp buồng tử cung hoại tử,… có thể gây tổn thương niêm mạc tử cung và làm phát sinh dấu hiệu máu kinh có màu nâu. 

5. Viêm nhiễm

Viêm phần phụ, viêm thân tử cung và viêm niêm mạc tử cung là những vấn đề sức khỏe có thể khiến máu kinh có màu nâu đen. Nếu nguyên nhân do viêm nhiễm, máu kinh thường đi kèm với mùi hôi, khó chịu,… 

Viêm nhiễm
Viêm nhiễm phụ khoa khiến máu kinh đổi màu nâu đen và có mùi hôi khó chịu

6. Dấu hiệu có thai

Máu kinh màu nâu đen có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang có thai. Với trường hợp này, máu kinh thường ra với số lượng ít, màu nâu đen và có xu hướng chậm kinh.

Dấu hiệu có thai
Máu kinh có màu nâu, số lượng ít và chậm kinh là dấu hiệu của quá trình thụ thai

Gợi ý: Kinh nguyệt không đều có thai không? Giải đáp thắc mắc

7. Sảy thai

Âm đạo ra máu màu nâu đen đi kèm với dấu hiệu đau bụng dưới dữ dội có thể là dấu hiệu do thai chết lưu, sảy thai và những vấn đề nghiêm trọng khác.

Sảy thai
Chảy máu có màu nâu đen kèm theo cơn đau bụng dữ dội có thể là dấu hiệu sảy thai, thai chết lưu,…

8. Sinh mổ

Vết mổ tại tử cung có thể tạo thành khe hở nhỏ. Trong chu kỳ kinh nguyệt, máu kinh được bài tiết có thể ứ đọng tại ke hở này trong một thời gian rồi mới được thoát ra ngoài. Vì vậy máu có thể chuyển từ màu đỏ sẫm sang màu nâu đen.

Kinh nguyệt màu nâu đen có sao không?

Nếu nguyên nhân do có thai, bài tiết mô niêm mạc dạ con hay số lượng máu kinh ít, tình trạng này thường không ảnh hưởng đến sức khỏe và không phải tiến hành điều trị.

Ngược lại nếu bắt nguồn từ các bệnh lý viêm nhiễm, rối loạn nội tiết tố, sẹo tử cung và các bệnh phụ khoa,… bạn cần can thiệp các biện pháp y tế và chăm sóc tại nhà.

Tham khảo thêm: Kinh nguyệt ra từng mảng có phải bệnh lý không?

Các phương pháp điều trị kinh nguyệt có màu nâu đen

Những phương pháp điều trị kinh nguyệt có màu nâu đen, bao gồm:

Các phương pháp điều trị kinh nguyệt có màu nâu đen
Các biện pháp điều trị kinh nguyệt màu nâu đen phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể
  • Sử dụng thuốc: Thuốc tránh thai nội tiết tố, thuốc bổ sung hormone,… có thể được sử dụng nhằm cân bằng nội tiết trong cơ thể nữ giới. 
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật được chỉ định với trường hợp có sẹo tử cung và các bệnh lý phụ khoa khác như polyp buồng tử cung,… Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể phẫu thuật để loại bỏ thai chết lưu.
  • Đông y: Với những vị thuốc bổ thận, hoạt huyết, cân bằng âm dương, điều lý tạng phủ được xem là một trong những giải pháp tối ưu dành cho những trường hợp mắc bệnh kinh nguyệt. 

Cần làm gì để hạn chế kinh nguyệt có màu nâu?

Những cách dưới đây có thể giúp bảo vệ vùng kín và hạn chế kinh nguyệt:

Cần làm gì để hạn chế kinh nguyệt có màu nâu?
Quan hệ tình dục an toàn là biện pháp ngăn ngừa kinh nguyệt đổi sang màu nâu hoặc nâu đen
  • Không quan hệ tình dục khi đang hành kinh: Quan hệ tình dục trong thời gian này có thể khiến niêm mạc âm đạo xung huyết và tổn thương. 
  • Tránh dùng thuốc ngừa thai khẩn cấp: Sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp có thể gây mất cân bằng nội tiết và đổi màu máu kinh. 
  • Giữ tâm trạng thoải mái: Tâm lý thoải mái có thể tránh được tình trạng rối loạn nội tiết và đổi màu kinh nguyệt.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Trong thời gian hành kinh, bạn nên vệ sinh vùng kín 2 – 3 lần/ ngày bằng nước sạch. Bên cạnh đó, cần thay băng vệ sinh 4 tiếng/ lần để hạn chế vi khuẩn phát triển.
  • Mặc quần rộng và thoáng mát: Bạn nên mặc quần hoặc váy rộng, có chất liệu thoáng và mỏng để giảm cảm giác khó chịu trong những ngày “đèn đỏ”.
  • Không nạo phá thai bừa bãi: Nạo phá thai là một trong những nguyên nhân khiến máu kinh đổi màu và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa. 

Kinh nguyệt màu nâu đen là hiện tượng sinh lý thông thường của cơ thể. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài khoảng 7 ngày và đi kèm với những triệu chứng khác bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tiến hành điều trị. Ở những trường hợp chủ quan, tình trạng có thể tiến triển xấu và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Tham khảo thêm: 

Ngày đăng 10:13 - 22/02/2024 - Cập nhật lúc: 13:17 - 23/05/2024
Chia sẻ:
Kinh nguyệt màu đen vón cục là bị gì, nguy hiểm không?

Trạng thái của kinh nguyệt là cơ sở phản chiếu tình trạng sức khỏe của nữ giới. Vì vậy khi…

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh, sức khỏe xuống dốc nghiêm trọng và giải pháp mà người mẹ 27 tuổi đã áp dụng thành công Diệp Phụ Khang Chữa Rối Loạn Kinh Nguyệt, Phục Hồi Sức Khỏe Sau Sinh

Kinh nguyệt là tấm gương phản ánh tình hình hoạt động nội tiết của trục vùng dưới đồi - tuyến…

Tắc Kinh Nguyệt Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Tắc kinh là hiện tượng kinh nguyệt lặn liên tục trong nhiều tháng. Đây có thể là dấu hiệu cảnh…

Kinh Nguyệt Ra Ít Và Có Màu Nâu Đen Là Bị Bệnh Gì?

Rối loạn nội tiết, suy buồng trứng, tác dụng phụ của thuốc,... là những nguyên nhân gây kinh nguyệt ra…

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, trong đó nhiều nhất là những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản Diệp Phụ Khang Chữa Rối Loạn Kinh Nguyệt, Bí Quyết Của Hơn 10.000 Phụ Nữ

Rối loạn kinh nguyệt là một trong những bệnh lý Phụ khoa khiến chị em mệt mỏi, gây ảnh hưởng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua