9 cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc Nam tốt nhất
Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc Nam có tính an toàn cao nên được dân gian áp dụng rộng rãi từ bao đời nay. Từ các cây thuốc như nghệ, dạ cẩm hay cây lá khôi, bạn có thể bào chế thuốc và sử dụng đều đặn nhằm nhanh chóng xoa dịu cơn đau và chữa lành tổn thương trong dạ dày.
Top 9 cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc nam
Đau dạ dày là triệu chứng thường gặp sau khi ăn no, uống nhiều bia rượu hoặc do bị nhiễm vi khuẩn Hp, viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản… Cơn đau có thể kéo dài một cách âm ỉ hoặc dữ dội kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác như buồn nôn, ăn không tiêu, đầy bụng, ợ nóng khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
Một số cây thuốc Nam dưới đây đang được nhiều bệnh nhân sử dụng để khắc phục bệnh đau dạ dày tại nhà.
Bài thuốc Nam từ nghệ
Nghệ là vị thuốc Nam nổi tiếng với tác dụng điều trị bệnh đau dạ dày. Nhờ chứa nhiều curcumin có khả năng chống viêm, làm lành vết loét trong dạ dày, đồng thời bảo vệ các tế bào khỏe mạnh trước sự tấn công của các gốc tự do, giảm nguy cơ bị ung thư dạ dày.
Ngoài ra, nghệ vàng được khuyến nghị sử dụng để trung hòa axit dạ dày, hạn chế sự lan rộng của vết loét và ức chế trào ngược. Tránh sử dụng nghệ đen do có thể gây xuất huyết dạ dày.
Cách 1: Uống bột nghệ pha nước ấm
- Chuẩn bị: 2 thìa bột nghệ vàng, 100ml nước ấm
- Bỏ bột nghệ vào trong ly nước ấm rồi khuấy cho tan đều
- Uống mỗi ngày 2 lần trước các bữa ăn khoảng 30 phút.
Cách 2: Kết hợp nghệ với mật ong
- Lấy 2 thìa cà phê bột nghệ vàng pha chung với 1 thìa mật ong
- Nuốt trực tiếp hoặc pha thêm vào một chút nước cho dễ uống
- Sử dụng bài thuốc này mỗi ngày 2 – 3 lần trước các bữa ăn chính 30 phút
Ngoài những cách trên, bạn có thể dùng nghệ như một loại gia vị khi chế biến thức ăn. Dân gian còn kết hợp nghệ với chuối hột làm thuốc để đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh. Có thể dùng nghệ tươi hay bột nghệ đều được. Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng nghệ chữa đau dạ dày cho phụ nữ mang thai, bệnh nhân bị tiểu đường, người bị sỏi thận, bệnh đường mật hoặc đang dùng thuốc chống đông máu.
Tham khảo: Cách chữa đau dạ dày bằng đậu rồng đơn giản nhưng hiệu nghiệm
Bài thuốc Nam từ lá mơ lông
Lá mơ lông hay lá mơ tam thể được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc chữa đau dạ dày của y học cổ truyền. Sở hữu thành phần chất xơ và chất chống oxy hóa dồi dào, cây thuốc nam này có tác dụng sát trùng, kháng viêm, khử độc, kích thích tiêu hóa, cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy hay ăn uống lâu tiêu cho những bệnh nhân bị đau dạ dày.
Nghiên cứu hiện đại cũng đã chỉ ra, trong lá mơ chứa nhiều hoạt chất quý có khả năng ức chế rõ rệt đối với nhiều chủng vi khuẩn, virus gây bệnh. Thảo dược này cũng giúp trung hòa axit dạ dày và nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa, cải thiện chức năng hoạt động của dạ dày.
Cách 1: Uống nước lá mơ
- Dùng 1 nắm lá mơ lông, đem rửa qua nhiều lần nước và ngâm nước muối 15 phút
- Vớt lá mơ ra rổ cho ráo nước, thái nhỏ, bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng 1 ly nước
- Lọc bỏ bã, lấy nước cốt uống trực tiếp hoặc nấu chín
- Uống đều đặn mỗi ngày 2 lần trong 1 tuần liên tục để các triệu chứng bệnh được cải thiện rõ ràng.
Cách 2: Dùng lá mơ với dạ dày lợn
- Chuẩn bị 1 nắm lá mơ và 500g dạ dày lợn
- Cả hai nguyên liệu rửa cho sạch sẽ, thái nhỏ
- Bỏ dạ dày vào nồi nấu với lượng nước vừa đủ cho đến khi chín mới cho lá mơ vào
- Tiếp tục nấu thêm 15 phút nữa
- Chắt nước chia làm 2 lần uống trong ngày. Có thể ăn cả cái.
Bài thuốc Nam điều trị bệnh đau dạ dày từ chuối xanh
Chuối xanh có nhiều nhựa chứa một lượng lớn tanin. Chất này được biết đến với khả năng sát trùng, bảo vệ niêm mạc dạ dày và làm bề mặt tổn thương mau se lành. Chính vì vậy mà dân gian thường sử dụng chuối xanh để bào chế thuốc chữa đau dạ dày tại nhà. Được sử dụng phổ biến nhất vẫn là chuối tiêu hoặc chuối hột.
Cách 1: Trị đau dạ dày bằng chuối hột
- Trước tiên, bạn đem quả chuối hột rửa sạch, tước vỏ, bào mỏng, đem sấy hoặc phơi khô
- Nghiền chuối khô thành bột mịn
- Sau đó đem trộn chung với lượng mật ong vừa đủ và vo thành nhiều viên hoàn nhỏ có kích thước cỡ hạt ngô. Bỏ thuốc vào trong hũ có nấp đậy kín để dùng dần
- Trước các bữa ăn sáng và tối, hãy lấy từ 3 – 5 viên hoàn nhai và nuốt chung với một ít nước ấm để thúc đẩy quá trình chữa lành các tổn thương bên trong dạ dày, giúp giảm nguy cơ bị đau bao tử sau khi ăn.
Cách 2: Dùng chuối tiêu xanh
- Chuối tiêu bỏ vỏ, bào mỏng, phơi khô và tán thành bột mịn
- Mỗi lần bệnh đau dạ dày tái phát, bạn chỉ cần lấy 20g bột chuối pha với nước ấm uống
- Sử dụng mỗi ngày 2 lần trước bữa ăn có tác dụng giảm tiết dịch vị, kích thích sản xuất chất nhầy bảo vệ lớp lót bên trong dạ dày.
Cây lược vàng
Lược vàng là cây thuốc nam có nhiều tác dụng trị bệnh, bao gồm cả chứng đau dạ dày. Thảo dược này được nhiều bệnh nhân sử dụng như một phương thuốc chữa đau dạ dày tự nhiên nhờ có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, ức chế hoạt động của virus Hp.
Cùng với đó, hoạt chất flavonoid được tìm thấy trong cây lược vàng còn có tác dụng chống oxy hóa. Nó giúp tiêu diệt gốc tự do, làm bền thành mạch, ngăn ngừa ung thư dạ dày, xuất huyết dạ dày và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương ở lớp niêm mạc.
Cách 1: Nhai lá lược vàng
- Hái 6 lá lược vàng, đem rửa cho thật sạch và ngâm nước muối để khử trùng
- Cuộn nhỏ lá lại, bỏ vào miệng nhai và nuốt nước từ từ, nhả bã
- Thực hiện trước các bữa ăn chính khoảng 15 – 30 phút, mỗi lần nhai 2 lá.
Cách 2: Dùng lá lược vàng làm trà uống
- Lá lược vàng rửa sạch, thái nhỏ. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô uống dần
- Bỏ một ít lá vào trong bình thủy, đổ ngập nước sôi vào
- Đậy kín nắp bình lại, để khoảng 12 tiếng rót ra uống nhiều lần trong ngày
Lưu ý: Theo kinh nghiệm dân gian, bạn nên hái lá lược vàng vào lúc sáng sớm khi chưa thấy mặt trời. Lúc này, hoạt chất trong dược liệu sẽ thu được nhiều nhất.
Bài thuốc từ cây chè dây
Đối với những người bị đau dạ dày, chè dây có tác dụng an thần, làm dịu tình trạng kích ứng bên trong. Đặc biệt, nghiên cứu hiện đại đã chứng minh, hoạt chất flavonoid được tìm thấy nhiều trong chè dây có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp – thủ phạm của hầu hết các ca mắc bệnh dạ dày.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị khoảng 10 – 15g lá chè dây đem rửa sạch bụi bẩn, phơi ngoài nắng cho đến khi thấy chè xoăn góc vào và hơi ngả sang màu vàng là được
- Bỏ lá chè vào trong ấm hãm cùng 100ml nước sôi
- Ủ khoảng 10 phút có thể rót ra uống vài lần trong ngày cho hết
- Áp dụng bài thuốc nam chữa đau dạ dày từ lá chè dây trong 2 tuần liên tục để cơn đau dạ dày chấm dứt hẳn.
Xem ngay: Cây Xăng Sê Chữa Đau Dạ Dày – Bài Thuốc Hay Nhiều Người Chia Sẻ
Bài thuốc từ cây lá khôi
Cây lá khôi ( hay khôi tía) là thảo dược có tác dụng tích cực trong điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày, đặc biệt là tình trạng đau do vi khuẩn Hp. Phân tích thành phần của lá khôi, các nhà khoa học nhận thấy, thảo dược này chứa nhiều glucosid và tannin. Đây là các hoạt chất có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn Hp, đồng thời giảm tiết axit dạ dày, cải thiện tình trạng ợ nóng, ợ chua.
Cách sử dụng:
- Dùng 20 gram lá khôi đem rửa sạch với nước muối, để ráo nước
- Bỏ dược liệu vào ấm sắc lấy nước đặc
- Chia 3 lần uống trong ngày
Ngoài cách trên, cây lá khôi còn được sử dụng kết hợp chung với một số vị thuốc nam khác, chẳng hạn như củ nghệ hay cam thảo… để làm thuốc sắc uống. Bạn nên kiên trì uống thuốc trong một thời gian dài để tổn thương trong dạ dày được chữa lành và chấm dứt các triệu chứng khó chịu mà không phải lệ thuộc vào thuốc tây.
Gừng
Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp chữa đau dạ dày bằng thuốc Nam an toàn và dễ thực hiện tại nhà, thì gừng là lựa chọn thích hợp nhất.
Theo y học cổ truyền, gừng có tính cay, ấm, giúp tiêu độc, chống viêm, giảm đau và hỗ trợ tiêu hóa. Nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra rằng gừng chứa các hoạt chất như b-zingiberen, geraniol, và shogaol, có tác dụng kháng viêm, giảm đau, và cải thiện tuần hoàn máu, nuôi dưỡng các tế bào niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
Bên cạnh đó, gừng còn đem lại nhiều lợi ích cho người bị đau dạ dày như:
- Kích thích tiêu hóa, chống đầy bụng
- Cải thiện tình trạng ăn không tiêu
- Chống buồn nôn, nôn ói
- Trung hòa axit dạ dày, ngăn ngừa trào ngược dạ dày thực quản
- Xoa dịu cơn đau ở vùng thượng vị
- Cải thiện vị giác, giúp bệnh nhân ăn uống ngon miệng hơn
Cách 1: Uống trà gừng mật ong
- Gừng tươi rửa sạch, băm nhỏ
- Bỏ 2 thìa gừng vào trong ấm hãm trà, thêm nước sôi vào.
- Để khoảng 15 phút sẽ thấy nước trà chuyển sang màu vàng nhạt.
- Vớt bỏ xác gừng, thêm 2 thìa mật ong vào, khuấy đều.
- Sử dụng mỗi ngày 2 – 3 tách trà.
Cách 2: Gừng tươi ngâm giấm trị đau dạ dày
- Củ gừng tươi đem rửa sạch, bào thành các lát mỏng.
- Bỏ gừng vào trong hũ thủy tinh rồi đổ ngập giấm gạo vào.
- Ngâm trong ít nhất 7 ngày mới lấy ra dùng.
- Trường hợp bị đau dạ dày nên duy trì thói quen ăn 2 – 4 lát gừng tươi mỗi sáng.
Bài thuốc Nam từ cây xăng sê
Cây xăng sê chứa một lượng lớn quercetin. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, chất này có khả năng ức chế rõ rệt đối với vi khuẩn Hp, thủ phạm gây đau dạ dày thường gặp và nhiều chủng vi khuẩn khác.
Ngoài ra, cây thuốc nam này còn có tác dụng chống oxy hóa, giảm đau, tiêu viêm, giảm nguy cơ bị ung thư cho bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Hp lâu năm. Cây được dùng để chữa bệnh ở dạng tươi hoặc phơi khô.
Cách 1: Cây xăng sê tươi chữa đau dạ dày
- Hái 5 – 6 lá xăng sê đem rửa sạch và ngâm với nước muối 15 phút.
- Vớt lá ra cho ráo nước rồi nhai chung với vài hạt muối ăn. Nuốt cả nước lẫn bã.
- Dùng thuốc mỗi ngày 2 lần trong 14 ngày liên tục.
Cách 2: Dùng xăng sê khô
- Lá xăng sê đem rửa sạch, phơi hoặc sấy khô với số lượng nhiều.
- Mỗi ngày lấy 1 nắm lá đem nấu nước uống thay trà hàng ngày.
- Sử dụng thuốc trong 10 – 15 ngày liên tục để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
Đọc thêm: Chữa đau dạ dày bằng nghệ đen hay nghệ vàng mới tốt?
Cây dạ cẩm trị đau dạ dày
Dạ cẩm cũng là cây thuốc Nam có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp, kháng viêm và làm lành các vết loét nên được dân gian tin dùng trong điều trị đau dạ dày. Thảo dược này vị đắng, có tính bình, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, qua đó cải thiện tình trạng đau bao tử và các triệu chứng khác liên quan đến viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hay viêm dạ dày do Hp…
Cách dùng:
- Cây dạ cẩm tươi đem phơi khô, cất nơi khô ráo dùng dần
- Mỗi ngày lấy từ 20 – 40g sắc lấy nước đặc hoặc hãm như pha trà uống
- Ngày dùng 2 lần trước khi ăn hoặc khi xuất hiện cơn đau thượng vị dạ dày
Dùng thuốc Nam chữa đau dạ dày có hiệu quả không?
Cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc Nam được bào chế từ các loại thảo dược tự nhiên. Chúng đều chứa các hoạt chất giảm đau, kháng viêm, diệt khuẩn tự nhiên nhưng tác dụng khá chậm. Điều này đòi hỏi người bệnh cần sử dụng thuốc lâu dài một cách đều đặn và phải phù hợp cơ địa thì mới thấy được hiệu quả tốt.
Trường hợp bị đau dạ dày nặng thì nên đi khám để được xây dựng phác đồ điều trị phù hợp và có thể khống chế được bệnh, không để xảy ra biến chứng.
Một số lưu ý khi dùng thuốc Nam chữa đau dạ dày
Trong quá trình dùng thuốc Nam chữa đau dạ dày, bạn cũng cần chú ý một số vấn đề nhất định trong ăn uống và sinh hoạt để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh. Cụ thể:
- Nhai kỹ trước khi nuốt, không ăn uống một cách vội vàng hoặc mất tập trung khi ăn.
- Mỗi bữa chỉ nên dùng lượng thức ăn vừa đủ, tránh ăn quá no.
- Ưu tiên các thức ăn lỏng, mềm để dạ dày dễ tiêu hóa.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm, món ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ngọt hay gia vị cay.
- Bổ sung rau xanh, quả mọng, bánh mì, các loại hạt và thực phẩm giàu probiotic vào trong thực đơn để cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp hỗ trợ chữa lành tổn thương trong dạ dày.
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày với lượng thức ăn ít hơn nếu dạ dày của bạn thường xuyên bị đau kèm theo tình trạng lâu tiêu, buồn nôn.
- Tránh để thần kinh bị căng thẳng bởi stress cũng có thể kích thích cơn đau dạ dày bùng phát.
- Tập thể dục, tham gia các hoạt động ngoài trời để giảm stress, thúc đẩy tiêu hóa và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Khi tìm kiếm giải pháp để chữa đau dạ dày, các bài thuốc Nam là một lựa chọn đáng cân nhắc. Những bài thuốc này không chỉ giúp giảm đau mà còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe tiêu hóa một cách tự nhiên.
Có thể bạn quan tâm
- 10+ thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và cách dùng
- 7+ Thuốc Trị Đau Dạ Dày Cho Trẻ Em Hiệu Quả, Dễ Dùng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!