Bà bầu bị táo bón có ảnh hưởng gì tới bé không?
Bà bầu bị táo bón kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của em bé trong bụng lẫn sức khỏe của mẹ. Tình trạng này cũng làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non do áp lực từ việc rặn mạnh mỗi khi đi ngoài.
Bà bầu bị táo bón có ảnh hưởng gì tới bé không?
Mang thai được cho là thời kỳ rất nhạy cảm đối với mỗi phụ nữ. Lúc này, cơ thể có nhiều thay đổi đột ngột nên các vấn đề sức khỏe bất thường rất dễ phát sinh. Thường gặp nhất là tình trạng táo bón. Dưới đây là một số ảnh hưởng của tình trạng táo bón khi mang thai đối với em bé trong bụng:
1. Tăng nguy cơ sảy thai và sinh non
Về cơ bản, táo bón không phải là một tình trạng nghiêm trọng. Tuy nhiên với bà bầu thì cần hết sức cẩn trọng bởi nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ. Đặc biệt nó có thể khiến một số vấn đề rủi ro phát sinh.
Khi bị táo bón, các bà bầu thường cố gắng rặn để đẩy phân ra ngoài mỗi lần đi đại tiện. Điều này sẽ khiến cho tử cung bị co bóp mạnh, từ đó đe dọa tới sự an toàn của thai nhi.
Nhất là ở những tuần đầu tiên của thai kỳ, khi bào thai chưa bám chắc vào tử cung thì các mẹ sẽ phải đối diện với nguy cơ sảy thai. Còn ở những tháng cuối, tử cung co bóp mạnh có thể gây ra chuyển dạ sớm. Điều này khiến cho nhiều bà bầu bị sinh non.
2. Ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi
Ngoài việc làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, tình trạng táo bón còn tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé trong bụng.
Khi bị táo bón kéo dài, mẹ bầu thường mang trong mình tâm lý khó chịu, căng thẳng, lo lắng. Từ đó gây ra tình trạng mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng. Thêm vào đó, khả năng hấp thụ dưỡng chất cũng trở nên kém đi.
Các vấn đề trên đều cản trở sự phát triển của thai nhi. Nhiều trường hợp, trẻ còn có thể bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ.
Hơn nữa, táo bón kéo dài còn khiến cho phân lưu lại lâu trong đường ruột không thoát ra ngoài. Điều này khiến cho các chất độc hại trong phân có thể bị hấp thụ ngược. Từ đó khiến sức khỏe của cả mẹ và bé đều phải chịu những rủi ro nhất định.
Xem thêm: Táo bón khi mang thai tuần đầu có nguy hiểm không?
Ảnh hưởng của táo bón đối với sức khỏe bà bầu
Táo bón trong thai kỳ kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến em bé trong bụng mà còn mang đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe của bà bầu. Bao gồm:
- Ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần: Táo bón có thể làm tăng cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng và chất lượng cuộc sống hàng ngày của bà bầu.
- Nguy cơ gây ra bệnh trĩ: Do sức ép lớn khi cố gắng đi vệ sinh, táo bón có thể làm tăng nguy cơ phát triển hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh trĩ, một tình trạng phổ biến và khó chịu trong thai kỳ.
- Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa: Táo bón có thể gây ra hoặc làm tăng nặng các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu, làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất quan trọng cho cả mẹ và bé.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu: Táo bón có thể làm tăng áp lực lên bàng quang, gây khó khăn trong việc đi tiểu. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ.
- Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ: Sự khó chịu do táo bón có thể gây ra có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bà bầu, dẫn đến mệt mỏi và giảm sức khỏe tổng thể.
Bà bầu cần làm gì khi bị táo bón?
Táo bón rất dễ gặp nhưng lại có thể khắc phục nhanh chóng. Tuy nhiên các mẹ bầu vẫn cần đặc biệt cẩn trọng bởi như đã nói mang thai là thời kỳ rất nhạy cảm. Việc điều trị táo bón cho mẹ bầu cần phải đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số việc bà bầu nên làm khi bị táo bón trong thai kỳ:
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa mà còn tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy nếu tình trạng táo bón kích hoạt khi mang thai thì mẹ bầu cần xem lại chế độ ăn uống của mình. Đồng thời chú ý điều chỉnh nếu thấy chưa hợp lý.
Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng dưỡng chất sẽ giúp hỗ trợ cải thiện chứng táo bón. Cùng với đó sẽ giúp cho thai kỳ phát triển khỏe mạnh hơn.
Khi bị táo bón, mẹ bầu nên tăng cường các thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao. Nhất là nguồn chất xơ từ rau củ quả tươi và ngũ cốc nguyên cám. Ngoài ra, cần chú ý cân bằng hàm lượng chất đạm và chất xơ mà cơ thể tiêu thụ.
Để hỗ trợ cải thiện chứng táo bón, mẹ bầu không nên ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng chất đạm dồi dào. Đặc biệt là thịt đỏ. Bên cạnh đó cần tránh đồ cay nóng, thức ăn chế biến sẵn, sản phẩm từ sữa và các thực phẩm chứa caffeine.
Tìm hiểu chi tiết: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì nhanh hết bệnh & đủ chất cho con?
2. Uống nhiều nước giảm táo bón khi mang bầu
Một ngày mỗi người được khuyến cáo là nên bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước cho cơ thể. Điều này không chỉ hỗ trợ cho hoạt động tiêu hóa mà còn rất hữu ích với quá trình trao đổi chất.
Đặc biệt, với những và bầu bị táo bón thì việc uống nhiều nước mỗi ngày là rất cần thiết. Nên uống nước ngay cả những khi cơ thể chưa cảm thấy khát. Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên uống 8 – 10 cốc nước/ ngày. Chia lượng nước này thành nhiều lần uống. Tuyệt đối không bổ sung 1 lần quá nhiều nước.
Trường hợp bà bầu đang sử dụng viên uống bổ sung sắt hay canxi thì nên uống lượng nước nhiều hơn khuyến cáo, khoảng 2.5 – 3 lít. Điều này giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, đồng thời giảm tác dụng phụ của thuốc. Nếu có thể thì mẹ bầu nên tăng cường các loại thực phẩm giàu sắt và canxi thay vì sử dụng các viên uống bổ sung.
3. Tập luyện hợp lý
Vận động hợp lý khi mang thai cũng được cho là một giải pháp tốt giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng táo bón. Hoạt động thể chất đúng cách ngoài giúp nâng cao thể trạng thì còn kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra tốt hơn.
Ngoài ra, việc tập luyện còn giúp cho bà bầu giải tỏa bớt những căng thẳng, áp lực khi mang thai cũng như do tình trạng táo bón gây ra. Tuy nhiên bà bầu cần chú ý lựa chọn bài tập phù hợp để tránh phát sinh rủi ro.
Đi bộ nhẹ nhàng hay rèn luyện một số động tác yoga đơn giản là những gợi ý tốt cho bà bầu. Nên tập luyện với thời gian và cường độ phù hợp để có thể đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé.
Xem thêm: 11 Bài tập chữa táo bón đơn giản, có thể thực hành tại nhà
4. Khám bác sĩ khi cần thiết
Trong một số trường hợp, các giải pháp tại nhà có thể không giúp mẹ bầu loại bỏ hoàn toàn tình trạng táo bón. Trong khi đó, tình trạng này kéo dài sẽ dễ gây ra nhiều vấn đề ngoại ý. Vì vậy các mẹ bầu cần hết sức cẩn trọng.
Tốt nhất nên chủ động thăm khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân. Từ đó đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp để giảm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi còn trong bụng.
Việc sử dụng thuốc trị táo bón cho bà bầu thường không được khuyến cáo. Tuy nhiên trong một số trường hợp thật sự cần thiết thì bác sĩ có thể cân nhắc. Nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc thì mẹ bầu cần chú ý tuân thủ chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối tránh tình trạng tự ý tăng giảm liều hay mua thuốc không kê toa về dùng khi đang mang thai.
Như vậy, bài viết đã giải đáp rõ bà bầu bị táo bón có ảnh hưởng gì tới bé không và đưa ra một số giải pháp xử lý an toàn cho chị em. Nếu các phương pháp chữa trị tại nhà không thể giúp ích thì mẹ bầu cần chủ động thăm khám bác sĩ.
BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM
- Bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối – Cẩn trọng khi điều trị
- 10+ cách trị táo bón cho bà bầu nhanh “nặng mấy cũng hết”
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!