Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông cảnh báo điều gì?
Hầu hết phụ nữ sẽ trải qua tình trạng xuất hiện kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông tại một số thời điểm trong đời. Điều này có thể là bình thường hoặc hiệu cho một số tình trạng sức khỏe.
Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn đọc tham khảo một số chia sẻ từ thầy thuốc ưu tú Lê Phương – GĐ chuyên môn Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam – đơn vị hàng đầu trong điều trị các bệnh phụ khoa bằng YHCT trong bài viết dưới đây.
Tại sao kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông?
Theo bác sĩ Lê Phương, trong hầu hết các trường hợp kinh nguyệt với nhiều cục máu đông là hiện tượng bình thường và không ra các vấn đề nghiêm trọng. Xuất hiện cục máu đông là một phần tự nhiên trong cơ chế bảo vệ của cơ thể. Máu đông có kết cấu như thạch có thể ngăn ngừa lượng máu kinh thoát ra quá nhiều. Đây được xem là chức năng đông máu tương tự như tình trạng tổn thương gây chảy máu ở các bộ phận khác.
Máu đông thường xuất hiện trong lượng máu kinh xuất hiện nhiều và thường phổ biến trong 2 ngày đầu của chu kỳ. Máu đông có thể có màu đậm hơn hoặc sáng hơn lượng máu thông thường. Đôi khi máu đông có thể có màu đen hoặc hơi nâu vào cuối chu kỳ.
Kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông khi nào là bất thường?
Trả lời vấn đề này, thầy thuốc ưu tú Lê Phương cho biết: “Nếu các cục máu đông nhỏ, có đường kính nhỏ hơn 2.5 cm và xuất hiện không thường xuyên được xem là bình thường. Không giống như máu đông xuất hiện trong tĩnh mạch, máu đông trong chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường và không gây ra các vấn đề nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông với các kích thước lớn có thể là dấu hiệu bệnh lý và cần được kiểm tra. Hãy đến bệnh viện nếu tình trạng máu đông kèm theo lượng máu kinh nguyệt nhiều hoặc khiến bạn phải thay băng vệ sinh nhiều lần vào buổi tối (khi đi ngủ). Ngoài ra, một người cũng cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu xuất hiện nhiều cục máu đông trong thai kỳ. Đây có thể là dấu hiệu của việc sảy thai.”
Nguyên nhân kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông
Việc xuất hiện máu đông trong chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe khác. Các bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt nhiều cục máu đông bao gồm:
1. Polyp tử cung hoặc u xơ tử cung
U xơ là khối u phát triển bên trong thành tử cung. Các khối u này ngăn cản dòng máu ra khỏi cơ thể làm quá trình này chậm hơn bình thường. Điều này cũng khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn kết hợp với việc hình thành các cục máu đông.
Các khối polyp hoặc u xơ trong tử cung thường là bệnh phụ khoa lành tính và không gây ra ung thư. Tuy nhiên, tình trạng này có thể dẫn đến một số biến chứng như:
- Đau thắt lưng hoặc đau vùng chậu kéo dài
- Đau khi quan hệ tình dục
- Khó tiêu hoặc đầy hơi chướng bụng
- Rối loạn kinh nguyệt
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
2. Tắc nghẽn tử cung
Tắc nghẽn tử cung có thể gây thêm áp lực lên thành tử cung. Điều này có thể dẫn đến tăng lượng máu kinh và hình thành các cục máu đông trong chu kỳ. Tắc nghẽn cũng ngăn cản sự co bóp của tử cung. Co bóp không đúng cách có thể làm máu bị tồn đọng bên trong khoang tử cung và tạo thành các cục máu đông trước khi ra khỏi cơ thể.
3. Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung (Endometriosis) là tình trạng khiến các mô của tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung. Sự phát triển bất thường này có thể dẫn đến một số triệu chứng nghiêm trọng, tồi tệ hơn vào chu kỳ kinh nguyệt.
Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Đau và chuột rút ở xương chậu hoặc lưng dưới.
- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, rong kinh hoặc xuất hiện các cục máu đông trong chu kỳ.
- Đau bụng kinh hoặc đau bụng, khó chịu trong hoặc sau khi quan hệ tình dục.
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Ngoài ra, tình trạng lạc nội mạc trong cơ tử cung (tên khoa học là Adenomyosis) có thể khiến niêm mạc tử cung phát triển thành cơ của tử cung. Điều này làm cho lớp lót tử cung trở nên dày và làm cho máu kinh chảy nhiều hơn trong chu kỳ. Lượng máu chảy nhiều sẽ khiến cơ chế bảo vệ của cơ thể hoạt động dẫn đến tình trạng đông máu trong chu kỳ kinh nguyệt để kiểm soát lượng máu chảy ra khỏi cơ thể.
4. Mất cân bằng nội tiết tố
Sự cân bằng của nồng độ hormone trong cơ thể giữ cho tử cung khỏe mạnh. Do đó, nếu lượng hormone mất cân bằng sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều hoặc kinh nguyệt kèm nhiều cục máu đông.
Một số nguyên nhân được cho là có liên quan đến mất cân bằng nội tiết bao gồm:
- Tiền mãn kinh
- Mãn kinh
- Tăng cân hoặc sụt cân một cách đột ngột
5. Rối loạn đông máu
Rối loạn đông máu có thể dẫn đến lượng máu kinh nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến protein đông máu và hình thành các cục máu đông để ngăn chặn lượng máu thoát ra khỏi cơ thể.
Một tình trạng rối loạn đông máu phổ biến có thể dẫn đến lượng máu kinh nhiều là bệnh Von Willebrand. Liên hệ với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ các dấu hiệu bệnh hoặc gặp tình trạng chảy máu nhiều ở nướu hoặc vết thương nhỏ.
Chẩn đoán và điều trị kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông
Những người có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài kèm theo việc xuất hiện các cục máu đông nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị. Tình trạng máu chảy nhiều khiến bạn phải thay băng vệ sinh trong vòng 1 tiếng đồng hồ được xem là nguy hiểm và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
1. Chẩn đoán
Để chẩn đoán tình trạng kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông bác sĩ có thể đặt câu hỏi về các triệu chứng và dấu hiệu của người bệnh. Nếu nghi ngờ các trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm hình ảnh để tìm ra nguyên nhân chính xác.
Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị người bệnh bổ sung sắt nếu nghi ngờ một người bị thiếu máu. Ngoài ra, một số đề nghị cải thiện tình trạng xuất hiện máu đông tại nhà như:
- Uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước.
- Thử một chế độ ăn uống lành mạnh để bổ sung chất sắt.
- Hoạt động thể chất thường xuyên để giảm các cơn đau bụng.
- Tránh dùng Aspirin để giảm đau. Điều này có thể khiến máu chảy nhiều hơn và làm tình trạng máu đông trở nên tồi tệ.
2. Điều trị
Nếu tình trạng không được cải thiện hoặc có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị một số loại thuốc để cân bằng nội tiết tố và kiểm soát lượng máu. Các loại thuốc phổ biến thường bao gồm:
- Thuốc ngừa thai: Có tác dụng ức chế sự phát triển của niêm mạc tử cung và làm giảm lưu lượng máu kinh nguyệt đến 50%. Các biện pháp tránh thai nội tiết cũng có tác dụng làm chậm sự phát triển của khối polyp hoặc u xơ tử cung.
- Thuốc chống viêm không Steroid: Có thể làm giảm các triệu chứng như đau bụng, khó chịu và giúp kiểm soát lượng máu kinh nguyệt.
- Thuốc chống đông máu: Phổ biến như Cyklokapron và Lysteda có thể ức chế quá trình đông máu. Tuy nhiên, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây y đẩy lùi tình trạng kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tự mua thuốc về uống dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Hiện nay, muốn chữa dứt điểm tình trạng này, chị em có thể sử dụng các bài thuốc thảo dược tự nhiên. So với việc sử dụng thuốc Tây y tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe, các bài thuốc thảo dược an toàn, lành tính, ít gây tác dụng phụ. Hơn nữa, thuốc tập trung đẩy lùi bệnh tận gốc, ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Một trong những bài thuốc giúp giải quyết các vấn đề về kinh nguyệt bất thường đang được rất nhiều chị em tin tưởng phải kể tới Phụ Khang Tán từ Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam. Bài thuốc đã và đang giúp hàng nghìn chị em thoát khỏi các bệnh phụ khoa mỗi ngày.
Chữa kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông bằng Phụ Khang Tán
Được biết Phụ Khang Tán là kết quả công trình nghiên cứu được các bác sĩ, lương y tại Trung tâm Phụ khoa Đông y Việt Nam thực hiện trong thời gian dài nhằm mang tới giải pháp điều trị các bệnh phụ khoa bằng YHCT.
Chia sẻ về bài thuốc, bác sĩ Lê Phương cho biết: “Phụ khang tán là bài thuốc đặc trị các bệnh phụ khoa trong đó có các vấn đề về kinh nguyệt không đều.
Thuốc chữa bệnh phụ khoa Phụ Khang Tán là sự kết hợp hoàn hảo giữa thuốc uống và thuốc ngâm rửa. Với mục đích chữa các bệnh phụ khoa triệt để, tạo sự khác biệt với các phương pháp chữa khác. Điều trị bệnh cả trong lẫn ngoài, đi sâu vào trị căn nguyên gây bệnh, mang lại tính an toàn hiệu quả, ổn định sức khỏe cho chị em phụ nữ.”
Hai dạng thuốc uống và thuốc ngâm rửa đem lại các tác dụng bổ sung cho nhau cho bệnh nhân viêm phụ khoa. Cụ thể:
- Phụ khang tán dạng uống gồm: Hoàng bá, Ích mẫu, Đương quy, Trinh nữ hoàng cung, Bạch thược… và nhiều thảo dược quý khác giúp thông kinh, bổ huyết, kháng khuẩn, chống viêm, tăng cường bảo vệ buồng trứng và tử cung khỏi những xâm hại của viêm nhiễm phụ khoa.
- Phụ khang tán dùng để ngâm rửa: Xà sàng tử, bạch chỉ, bạch đồng nữ, thược tương, xuyên khung, đan sâm… giúp cân bằng pH âm hộ, âm đạo; diệt khuẩn, diệt nấm âm đạo, chống viêm; hoạt huyết trục ứ, giảm phù nề.
Điểm đặc biệt của bài thuốc còn ở chỗ mọi thành phần của bài thuốc đều có nguồn gốc từ các vườn thảo dược sạch đảm bảo tiêu chuẩn GACP-WHO do trung tâm trực tiếp xây dựng và phát triển. Quá trình nuôi trồng, thu hoạch và bào chế thuốc đều được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo thuốc không chữa hóa chất, tạp chất hay các chất gây hại cho sức khỏe. Do đó, ngay cả phụ nữ có thai, đang cho con bú cũng có thể sử dụng bài thuốc này.
Có thể nói, việc kinh nguyệt ra nhiều cục máu đông có thể là tình trạng bình thường và không nguy hiểm trừ khi máu đông xuất hiện thường xuyên. Do đó, nếu máu đông xuất hiện thường xuyên với kích thước lớn, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng các biện pháp điều trị.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!