Rong kinh là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Rong kinh là tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp. Mặc dù không gây hậu quả tức thời nhưng nếu không kịp thời điều trị và phòng ngừa sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Rong kinh là gì?

Rong kinh là tình trạng số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày với lượng máu ra nhiều hơn bình thường. Tình trạng này không chỉ khiến cuộc sống chị em gặp nhiều phiền toái mà còn gây thiếu hụt một lượng lớn máu trong cơ thể. Đây còn có thể là dấu hiệu lâm sàng của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm như u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung… 

Rong kinh là gì?
Rong kinh là tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp

Xem thêm: Có thai có kinh nguyệt không? Giải đáp thắc mắc

Dấu hiệu rong kinh

Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp khi bị rong kinh gồm:

  • Liên tục đau bụng dưới vào thời kỳ kinh nguyệt, đau không thuyên giảm cho đến khi hành kinh kết thúc.
  • Máu kinh ra nhiều phải liên tục thay băng trong 2 – 3 giờ, mỗi lần đều phải dùng loại băng dày.
  • Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, có thể xuất hiện những cục máu đông lớn.
  • Kinh nguyệt nhiều cả ngày lẫn đêm, ban đêm vẫn phải thay băng.
  • Mắc chứng rối loạn đông máu, người mệt mỏi, có dấu hiệu thiếu máu, hơi thở ngắn và dốc. 

Nguyên nhân gây rong kinh

Dưới đây là những nguyên nhân chính:

1. Do tuổi tác

Đối tượng dễ gặp phải tình trạng này là những bạn gái mới có kinh lần đầu và phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh. 

Đây là hai độ tuổi có sự tăng lên đột ngột hoặc giảm mạnh của estrogen khiến máu kinh chảy nhiều và kéo dài. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể xuất hiện do có quan hệ tình dục, mang thai, sinh nở…

2. Do tác dụng phụ của thuốc tránh thai

Sử dụng thuốc tránh thai có chứa hàm lượng progesterone, oestrogen hoặc cả hai với những người mẫn cảm hoặc người có cơ địa yếu sẽ gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, rong kinh, rong huyết… 

3. Do bệnh phụ khoa

  • U xơ tử cung: Là tình trạng khối u phát triển ở cổ tử cung, khi khối u lớn sẽ gây rong kinh.
  • Viêm nội mạc tử cung: Do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây viêm tại tử cung dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
  • Đa nang buồng trứng: Xuất hiện nhiều nang nhỏ tại buồng trứng gây rối loạn, mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến rong kinh.
  • Polyp tử cung: Khối u hình thành ở tử cung, sa vào buồng tử cung gây rong huyết.
  • Ung thư tử cung, ung thư buồng trứng… 

4. Nguyên nhân khác

Ngoài ba nhóm chính trên, tình trạng rong kinh cũng có thể từ những yếu tố như:

  • Do tâm lý bất ổn, căng thẳng, lo âu mệt mỏi, stress…
  • Do chế độ sinh hoạt thiếu khoa học, thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc.
  • Do các tác động khác như gặp biến chứng khi mang thai, nạo phá thai, đặt vòng tránh thai… 
Nguyên nhân khác
Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này

Gợi ý: Hội chứng tiền kinh nguyệt: Nguyên nhân và bệnh kéo dài bao lâu?

Các loại rong kinh thường gặp

Có 2 loại, gồm:

  • Rong kinh thực thể: Được dùng để chỉ tình trạng rong kinh do những tổn thương ở cơ quan sinh sản chủ yếu do bệnh lý gây ra.
  • Rong kinh cơ năng: Theo thống kê, có khoảng 90% trường hợp bệnh rong kinh thường gặp ở chị em mới bước vào độ tuổi dậy thì. Trường hợp này có thể điều chỉnh qua chế độ ăn uống, lối sống khoa học là có thể cải thiện và ổn định lại dần. 

Rong kinh có nguy hiểm không?

Nếu không được kịp thời phát hiện thì rong kinh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và gây ra các tác hại sâu đây:

  • Gây thiếu máu: Rong kinh khiến cơ thể mất nhiều máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, dễ ngất xỉu hoặc hôn mê.
  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Nếu rong kinh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, khiến trứng khó thụ tinh, khó làm ổ tại tử cung.
  • Tạo điều kiện cho bệnh phụ khoa phát triển: Do môi trường âm đạo thay đổi, vi khuẩn có hại dễ tấn công, sinh sôi gây ra nhiều bệnh.
  • Bệnh lý phụ khoa: Viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung… có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản thậm chí đe dọa tính mạng.

Rong kinh sau sinh là gì?

Một trong những trường hợp mà nhiều chị em gặp phải chính là rong kinh sau sinh, xuất hiện sau thời kỳ sinh nở. Thông thường, kinh nguyệt của phụ nữ sẽ trở lại sau 6 tháng sinh con. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nhiều chị em rơi vào tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Rong kinh sau sinh là gì?
Rong kinh sau sinh là tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau thời kỳ mang thai, sinh nở

Rong kinh sau sinh xảy ra khi:

  • Nội tiết tố của phụ nữ thay đổi do khi mang thai và sinh con, sự cân bằng hormone nữ estrogen và progesterone của chị em bị thay đổi. 
  • Tổng thương ở tử cung, buồng trứng: Thường xảy ra sau sinh mổ do buồng trứng hoặc tử cung tổn thương. 
  • Do viêm nhiễm hoặc các bệnh lý phụ khoa như viêm nội mạc tử cung, ung thư tử cung,…
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Sau khi sinh, các cơ quan sinh sản tăng cường hoạt động, điều hòa nội tiết tố và lấy lại cân bằng cho cơ thể. 

Điều trị rong kinh

Phương pháp điều trị cụ thể cho mỗi bệnh nhân sẽ dựa trên nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh rong kinh.

1. Chữa bệnh rong kinh cơ năng

Thường là thuốc cầm máu, chống viêm, vitamin kết hợp cùng thói quen ăn uống, lối sống tích cực, khoa học. Tình trạng rong kinh của chị em sẽ nhanh chóng cải thiện. 

2. Chữa bệnh rong kinh thực thể

  • U nang buồng trứng: Thuốc điều trị để làm teo hoặc vỡ khối u, nếu có nhu cầu có con thì có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật bóc tách.
  • U xơ tử cung: Trước tiên sẽ điều trị bằng thuốc với khối u nhỏ. Trường hợp khối u lớn thì điều trị bằng phẫu thuật hoặc đốt điện, tia laser, dao LEEP…
  • Viêm nội mạc tử cung: Nếu viêm nhiễm do sót thai, sót nhau thì tiến hành loại bỏ phần thai, nhau còn sót.
  • Polyp buồng tử cung: Một số phương pháp điều trị là sử dụng thuốc, phẫu thuật cắt khối u, nạo khối Polyp, cắt bỏ tử cung…

3. Chữa bệnh bằng thảo dược

Các loại thảo dược dưới đây cũng mang đến nhiều lợi ích:

Chữa bệnh bằng thảo dược
Với các trường hợp rong kinh cơ năng, sử dụng thảo dược hỗ trợ tốt hơn việc dùng thuốc
  • Đu đủ xanh: Chị em có thể dùng đu đủ xanh làm sinh tố để uống hoặc chế biến thành các món ăn trước và trong những ngày hành kinh để cải thiện tình trạng rong kinh.
  • Gừng: Có 2 cách dùng gừng tươi. Lấy vài lát gừng tươi hãm với nước ấm để uống hoặc chế biến các món ăn có chứa gừng để ăn trong suốt thời gian hành kinh.
  • Huyết dụ: Cách dùng cụ thể là lấy 30g lá cây Huyết Dụ sắc với 1 lít nước, đun sôi thấy còn 200ml thì tắt bếp để nguội rồi uống trước ngày hành kinh ít nhất 7 ngày.
  • Cây Nhọ nồi: Có thể lấy 1 nắm cây nhọ nồi giã hoặc xay nhuyễn, vắt lấy nước bỏ bã. Để dễ uống chị em nên cho thêm 1 ít đường phèn, uống trước ngày hành kinh 1 tuần.

Đọc thêm: Tắc Kinh Nguyệt: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh

Khi nào nên thăm khám bác sĩ

Gặp bác sĩ khi:

  • Đau bụng kinh dữ dội
  • Người mệt mỏi, đau lưng thường xuyên
  • Hơi thở ngắn, dốc
  • Máu không đông, ra nhiều vào những ngày gần cuối chu kỳ
  • Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 giờ
  • Có dấu hiệu thiếu máu, người tái xanh, hoa mắt, chóng mặt

Chế độ ăn uống dành cho người rong kinh

Nên ăn những thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm giúp cầm máu: Như đu đủ, rau mùi tây, gừng, quế, nước mè
  • Thực phẩm bổ sung sắt: Bao gồm thịt bò, hải sản, gan… 
  • Thực phẩm giàu Omega 3: Một số thực phẩm giàu Omega 3 là cá thu, cá hồi, cá trích, trứng cá muối, cá cơm, hạnh lanh, hạt chia, quả óc chó, đậu nành… 
  • Rau xanh hoa quả tươi: Nên tăng cường sử dụng các loại rau xanh có hàm lượng vitamin A, C, E. 
  • Thực phẩm giàu vitamin B6: Có tác dụng tăng cường sản xuất ra tế bào máu mới, hỗ trợ điều hòa lượng đường.
Rong kinh nên ăn gì?
Tăng cường ăn nhiều rau củ quả khi bị rong kinh

Rong kinh không nên ăn:

  • Thực phẩm chua, có tính hàn: Một số thực phẩm cần tránh trong thời điểm này là cam, chanh, xoài, mướp, bí đao, rong biển, bưởi, lê… 
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Do những thực phẩm này thường nhiều gia vị và muối dễ gây tích nước khiến người bệnh có cảm giác đầy hơi, chướng bụng.
  • Thực phẩm chứa chất kích thích: Thường khiến cơ thể mệt mỏi, gây nhiều trở ngại cho việc điều trị và quá trình phục hồi của cơ thể. 

Những lưu ý khi bị rong kinh

  • Nếu thấy máu kinh ra nhiều thì nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh các vận động mạnh. 
  • Giữ ấm cơ thể, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và thường xuyên thay băng vệ sinh.
  • Tránh căng thẳng mệt mỏi, ngủ sớm đủ giấc.
  • Chủ động phòng ngừa bằng việc quan hệ tình dục an toàn, hạn chế sử dụng thuốc tránh thai, thăm khám phụ khoa định kỳ đều đặn. 

Trên đây là một số thông tin về rong kinh, nguyên nhân, cách điều trị và chăm sóc. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về tình trạng này và có cách chăm sóc bản thân phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Kinh Nguyệt Ra Ít Và Có Màu Nâu Đen Là Bị Bệnh Gì?

Rối loạn nội tiết, suy buồng trứng, tác dụng phụ của thuốc,... là những nguyên nhân gây kinh nguyệt ra…

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh, sức khỏe xuống dốc nghiêm trọng và giải pháp mà người mẹ 27 tuổi đã áp dụng thành công Diệp Phụ Khang Chữa Rối Loạn Kinh Nguyệt, Phục Hồi Sức Khỏe Sau Sinh

Kinh nguyệt là tấm gương phản ánh tình hình hoạt động nội tiết của trục vùng dưới đồi - tuyến…

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, trong đó nhiều nhất là những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản Diệp Phụ Khang Chữa Rối Loạn Kinh Nguyệt, Bí Quyết Của Hơn 10.000 Phụ Nữ

Rối loạn kinh nguyệt là một trong những bệnh lý Phụ khoa khiến chị em mệt mỏi, gây ảnh hưởng…

Thuốc điều hòa kinh nguyệt là con dao 2 lưỡi nếu dùng không đúng cách Thuốc điều hòa kinh nguyệt loại nào tốt và lưu ý khi dùng

Nhiều chị em tự ý mua thuốc điều hòa kinh nguyệt khi chu kỳ của mình có vấn đề. Một…

Trong khoảng 1-2 năm đầu tiên, chu kỳ kinh nguyệt không ổn định. Có thể sớm hoặc trễ hơn từ 3-5 ngày Bị chậm kinh 1 tuần là dấu hiệu có thai hay bị bệnh gì?

Khi bị chậm kinh 1 tuần, rất nhiều người lo lắng không biết mình có bị gì không. Còn những…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua