Chậm kinh (trễ kinh) – Nguyên nhân và cách điều trị
Chậm kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất thường trong cơ thể nữ giới, thường là do mang thai. Thay đổi nội tiết tố, đa nang buồng trứng, tăng giảm cân đột ngột… cũng có thể gây chậm kinh. Tùy thuộc vào nguyên nhân chậm kinh, bạn sẽ được chỉ định biện pháp điều trị phù hợp.
Thế nào được gọi là chậm kinh (trễ kinh)?
Chậm kinh (trễ kinh) là hiện tượng đến kỳ hành kinh nhưng vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt. Thông thường, nếu quá 35 (tính từ ngày hành kinh) mà vẫn chưa có kinh nguyệt thì được gọi là chậm kinh. Tình trạng lỡ mất ít nhất 3 kỳ kinh nguyệt thì được gọi là vô kinh.
Nhìn chung, chậm kinh là hiện tượng vô cùng phổ biến ở nữ giới. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe (căng thẳng, cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng…) hay do bất thường ở cơ quan sinh sản, tuyến giáp.
Triệu chứng thường gặp khi bị chậm kinh là gì?
Dấu hiệu chính của chậm kinh đó là sự vắng mặt của kinh nguyệt khi đã đến kỳ. Tùy thuộc vào nguyên nhân chậm kinh, bạn có thể gặp phải những triệu chứng đi kèm khác, chẳng hạn:
- Sữa rỉ ở đầu núm vú
- Rụng tóc
- Đau nhức đầu
- Tầm nhìn thay đổi
- Đau ở xương chậu
- Mụn trứng cá
- Dư lông mặt.
Khi xuất hiện bất cứ triệu chứng nào được liệt kê trong bài viết trên, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định biện pháp khắc phục phù hợp.
Tại sao phụ nữ bị chậm kinh?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng chậm kinh ở nữ giới, đó là:
Mang thai
Mang thai là một trong những lý do phổ biến gây chậm kinh. Trong một vòng kinh nguyệt, lớp niêm mạc bên trong tử cung sẽ dần dần dày lên để chuẩn bị quá trình thụ trinh giữa trứng và tinh trùng. Nếu trứng và tinh trùng không gặp nhau (không có quá trình thụ thai), cơ thể sẽ tự động đào thải lớp niêm mạc này, gây nên hiện tượng chảy máu kinh (hành kinh).
Ngược lại, nếu trứng và tinh trùng được thụ tinh và làm tổ bên trong tử cung, lớp niêm mạc này sẽ không bị bong ra mà được nuôi dưỡng để phát triển thành bào thai. Đây cũng chính là lý do mà phụ nữ đang mang thai thì không có dấu hiệu của kinh nguyệt.
Bạn có thể dùng que thử thai hoặc đến cơ sở y tế siêu âm để kiểm tra chậm tắc kinh có đến từ nguyên nhân mang thai.
Căng thẳng
Căng thẳng do công việc, cuộc sống thường ngày có thể ảnh hưởng tạm thời đến vùng dưới đồi, làm mất quá trình giải phóng noãn và mất kinh. Chỉ khi căng thằng biến mất, kinh nguyệt mới có thể quay trở lại.
Giảm cân quá mức
Giảm cân nhanh chóng hoặc tập luyện thể dục ở cường độ cao có thể gây chậm kinh. Việc giảm cân quá mức và giảm bổ sung calo có thể làm thay đổi nồng độ hormone sinh sản (estrogen), khiến chúng không sản sinh đủ cho chu kỳ kinh nguyệt.
Béo phì
Ngược với giảm cân, béo phì hay tăng cân đột ngột đều có thể gây hiện tượng chậm kinh ở nữ giới. Thừa cân có khiến cho cơ thể sản sinh estrogen quá mức chỉ trong thời gian ngắn, làm cho lớp nội mạc tử cung phát triển quá mức và không ổn định, gây trễ kinh.
Mãn kinh sớm
Từ 45 – 55 tuổi, phụ nữ bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Lúc này, cơ thể ít sản sinh estrogen hơn. Nồng độ estrogen thất thường có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, hiện tượng chậm kinh xuất hiện thường xuyên hơn. Những phụ nữ xuất hiện triệu chứng trong khoảng 40 tuổi hoặc sớm hơn được xem là mãn kinh sớm. Điều này có nghĩa quá trình rụng trứng đang suy yếu, gây chậm kinh và cuối cùng là chấm dứt kinh nguyệt.
Ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc điều trị có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến cho ngày hành kinh đến trễ hơn bình thường. Một số nhóm thuốc có thể gây tác dụng phụ chậm kinh như: thuốc nội tiết tố, thuốc tránh thai, corticosteroids , thuốc chống loạn thần, thuốc dùng trong hóa trị…
Mắc vấn đề tuyến giáp
Tuyến giáp là bộ phận quan trọng giúp kiểm soát hormone, điều chỉnh hoạt động trao đổi chất của cơ thể, đảm bảo mọi thứ diễn ra đúng nhịp. Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hay suy giảm chức năng (nhược giáp) đều có thể gây chậm kinh, lỡ kinh nguyệt.
Đa nang buồng trứng (PCOS)
Trễ kinh có thể là một dấu hiệu nhận biết của buồng trứng đa nang. Đa nang buồng trứng là thuật ngữ đề cập đến tình trạng rối loạn nội tiết ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản, làm xuất hiện các nang nhỏ trong buồng trứng ngăn cản quá trình rụng trứng xảy ra.
Nếu không điều trị sớm, các nang buồng trứng có thể gây tình trạng trứng rụng không thường xuyên hoặc ngừng rụng hoàn toàn, ảnh hưởng xấu đến việc sinh sản ở nữ giới.
Rối loạn nội tiết
Những bất thường khiến cho vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng hoạt động sai lệch đều có có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Bệnh lý mạn tính
Một số bệnh lý mạn tính như bệnh Celiac, tiểu đường có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Lượng đường trong máu thay đổi do tiểu đường có thể gây thay đổi nội tiết tố, tăng nguy cơ bị chậm trễ kinh. Ngoài ra, tổn thương ruột non do bệnh Celiac cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng trong cơ thể, từ đó gây chậm hoặc lỡ kinh.
Suy dinh dưỡng
Ở những người quá gầy, cơ thể dễ ngừng sản xuất estrogen và ngừng phóng noãn. Phụ nữ bị chứng chán ăn, rối loạn ăn uống thường bị thiếu hụt estrogen và trễ kinh nguyệt. Điều trị chứng rối loạn ăn uống, bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể có thể giúp kinh nguyệt trở lại bình thường.
Các yếu tố nguy cơ gây chậm kinh ở nữ giới
Trễ kinh có thể gặp phải ở bất kì phụ nữ từng có kinh nguyệt. Tuy nhiên, một số yếu tố bệnh mạn tính, dinh dưỡng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể:
- Bệnh sử gia đình: nếu trong gia đình có phụ nữ khác bị trễ kinh, bạn có nguy cơ mắc phải tình trạng tương tự.
- Rối loạn ăn uống: người mắc hội chứng rối loạn ăn uống như ăn vô độ, chán ăn, rối loạn ăn uống dễ bị chậm kinh hơn đối tượng khác.
- Chế độ luyện tập thể thao: tập luyện thể dục thể thao nghiêm ngặt trong thời gian dài tăng nguy cơ bị chậm kinh.
- Bệnh mãn tính: người bị bệnh mãn tính như tiểu đường có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Bị chậm kinh khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Những thay đổi về kinh nguyệt có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe khác. Sau khi loại khỏi nguyên nhân mất kinh do mang thai, bạn nên đến cơ sở y tế nếu xuất hiện một trong những triệu chứng sau đây:
- Mất kinh từ 3 – 6 tháng hoặc lâu hơn.
- Gặp vấn đề về thị lực
- Nhức đầu, rụng tóc.
- Vú tiết ra sữa.
- Kinh nguyệt không trở lại sau khi phẫu thuật có liên quan đến thai nghén từ 3 – 6 tháng.
Hiện tượng chậm kinh ở nữ giới được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
Khi bị trễ kinh thường xuyên hoặc xuất hiện những vấn đề bất thường khác liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà nữ giới được chỉ định biện pháp điều trị phù hợp.
Chẩn đoán chậm kinh ở nữ giới
Các thí nghiệm trong phòng xét nghiệm
Chậm kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất thường trong hệ nội tiết. Để tìm ra nguyên nhân, chuyên gia sẽ chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm như:
- Thử thai: thử nghiệm đầu tiên giúp xác nhận hoặc loại trừ nguyên nhân gây chậm kinh.
- Kiểm tra chức năng tuyến giáp: đo hormon tuyến giáp (TSH) trong máu để xác định tuyến giáp có hoạt động đúng mức hay không.
- Kiểm tra chức năng buồng trứng: đo hormon kích thích nang trứng (FSH) để xác định buồng trứng có hoạt động đúng cách hay không.
- Xét nghiệm prolactin: nồng độ prolactin trong máu thấp có thể là dấu hiệu cảnh báo khối u bất thường ở tuyến yên – một trong những nguyên nhân gây chậm kinh.
- Xét nghiệm nội tiết tố nam: nếu bạn nói giọng trầm, có nhiều lông ở mặt, chuyên gia có thể chỉ định xét nghiệm kiểm tra nội tiết tố nam.
Kiểm tra hình ảnh
Tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm, chuyên gia có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm một số chẩn đoán hình ảnh, bao gồm:
- Siêu âm: bác sĩ dùng sóng âm thanh để tạo hình cơ quan nội tạng, từ đó quan sát những bất thường bên trong.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): phương pháp này cho phép chụp cắt ngang cấu trúc nội tạng bên trong, giúp nhận biết bất kỳ bất thường ở tử cung, buồn trứng, thận.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): phương pháp cho phép dùng sóng vô tuyến điện với một từ trường mạnh để tạo hình ảnh các mô mề bên trong cơ thể, từ đó phát hiện bất thường của các tổ chức bên trong.
Điều trị chậm kinh như thế nào?
Việc điều trị chậm kinh cần dựa trên nguyên nhân.
- Nếu nguyên nhân chậm kinh do giảm cân hay tăng cân đột ngột, cần điều chỉnh lại kết hoạch giảm/ tăng cân phù hợp để kinh nguyệt trở lại.
- Chậm kinh do căng thẳng, áp lực trong cuộc sống có thể cần được khắc phục bằng cách giảm bớt căng thẳng, xây dựng lối sống lạc quan, tích cực, vui vẻ.
- Thay đổi lối sống, cường độ tập luyện nếu nghi ngờ nguyên nhân gây chậm kinh là do tập luyện quá mức.
- Chậm kinh do rối loạn tuyến yên, tuyến giáp có thể khắc phục bằng thuốc.
- Phẫu thuật có thể được chỉ định nếu nguyên nhân gây chậm kinh là do tắc nghẽn hay khối u. thực hiện p
Biện pháp tránh mất kinh nguyệt
Tình trạng kinh nguyệt không đều, thường xuyên bị chậm kinh có thể ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe sinh sản sản sau này. Để giữ chu kỳ kinh nguyệt ổn định, hạn chế tình trạng chậm kinh, phụ nữ cần thay đổi những thói quen trong ăn uống và sinh hoạt như sau:
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và cường độ luyện tập phù hợp.
- Sinh hoạt điều độ, cân bằng giữa thời gian làm việc, nghỉ ngơi, giải trí.
- Lắng nghe và cảm nhận những thay đổi trong cơ thể.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những vấn đề bất thường.
Tóm lại, có nhiều nguyên nhân gây chậm kinh. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà chỉ định điều trị có thể không giống nhau trên từng đối tượng. Dù chậm kinh xuất phát từ bệnh lý hay yếu tố khác, thay đổi chế độ dinh dưỡng, lối sống và sinh hoạt lành mạnh là biện pháp tốt và an toàn giúp điều hòa kinh nguyệt, bảo vệ sức khỏe.
Bạn có thể tham khảo thêm:
- Ra khí hư màu xanh như nước mũi cảnh báo điều gì?
- Ra huyết trắng nhiều có phải là sắp có kinh? Giải đáp
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!