Có thai có kinh nguyệt không?
Khi có thai, phụ nữ sẽ không xuất hiện kinh nguyệt. Do đó, nếu không có kinh nguyệt trong một vài tháng, bạn cần nghi ngờ mình đã mang thai.
Có thai có kinh nguyệt không?
Kinh nguyệt là dấu hiệu cho biết nữ giới có khả năng mang thai. Kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện vào độ tuổi dậy thì và sẽ kết thúc khi bước vào độ tuổi gần năm mươi. Độ tuổi chấm dứt kinh nguyệt ở mỗi phụ nữ sẽ khác nhau. Người ta gọi giai đoạn này là mãn kinh.
Ở người khỏe mạnh, kinh nguyệt sẽ là máu lỏng, có màu đỏ sẫm, thoát ra ngoài qua đường âm đạo. Những tại sao lại có kinh nguyệt, kinh nguyệt là gì?
Ở nữ giới, trứng là một tế bào mang gen di truyền, đóng góp vào quá trình tạo ra cá thể mới. Khi tinh trùng (của nam giới) gặp trứng, chúng sẽ kết hợp và tạo ra giao tử. Quá trình tạo ra giao tử ở người được gọi là thụ thai.
Khi các bé gái đến giai đoạn dậy thì, cơ quan sinh dục bắt đầu thức giấc. Buồng trứng phát triển và tạo ra hormone estrogen, progesterone. Khi estrogen đã sản xuất ra đầy đủ, các nang trứng sẽ bị vỡ. Tế bào trứng được di chuyển vào ống dẫn trứng, đi vào tử cung. Đây là thời điểm thích hợp để tinh trùng gặp trứng và thụ thai.
Trong trường hợp trứng không gặp được tinh trùng, sau nhiều ngày, trứng sẽ bị thoái hóa và vỡ ra. Chúng tồn tại ở dạng dịch lỏng và được đào thải ra ngoài.
Dịch lỏng này được gọi là kinh nguyệt, có màu đỏ sẫm, thoát ra ngoài bằng lỗ mở ngoài của tử cung sau đó đi qua âm đạo. Quá trình máu kinh nguyệt đào thải ra bên ngoài được gọi là hành kinh, diễn ra trong khoảng từ 4 – 5 ngày.
Tóm lại, có kinh là dấu hiệu của việc tinh trùng chưa gặp trứng, chưa được thụ tinh. Do đó, nếu phụ nữ vẫn còn hành kinh và có kinh nguyệt, nghĩa là vẫn chưa mang thai.
Nếu không xuất hiện kinh nguyệt từ 1 – 2 tháng, phụ nữ cần nghi ngờ mình đã mang thai.
Khi có thai, phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt. Vì trong thời điểm này, tinh trùng đã được thụ tinh tại tử cung. Trứng không bị vỡ ra và thoát máu ra ngoài. Khi mang thai, tử cung sẽ phát ra những tín hiệu để cơ thể ngừng sản xuất estrogen, không cho buồng trứng hoạt động và rụng trứng.
Nếu đã có kết quả siêu âm thai nhi những xuất hiện máu, thai phụ cần đến bác sĩ để được kiểm tra. Đó không phải là kinh nguyệt mà có thể là dấu hiệu của những bệnh lý, trục trặc bên trong tử cung.
Những điều cần biết về kinh nguyệt
1. Những hiện tượng thường gặp khi có kinh nguyệt
Trước thời điểm hành kinh, estrogen trong cơ thể bắt đầu giảm xuống. Cơ thể nữ giới sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng bất thường. Các triệu chứng ấy sẽ tăng dần khi bước vào ngày hành kinh. Dưới đây là một số hiện tượng thường gặp:
- Tâm trạng thất thường;
- Đau bụng;
- Mệt mỏi;
- Đau lưng;
- Chán ăn;
- Đau ngực.
Tùy vào cơ địa mỗi người, những hiện tượng vào những ngày hành kinh luôn khác nhau. Có người sẽ cảm thấy rất đau bụng, khó chịu, cực kỳ mệt mỏi. Tuy nhiên, lại có những người chỉ đau bụng âm ỉ, mệt nhẹ,… trong những ngày hành kinh. Nữ giới có thể dùng một số loại thuốc giúp giảm đau vào những ngày hành kinh. Tuy nhiên, trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, bạn cần phải hỏi qua ý kiến của bác sĩ phụ khoa.
Sau khi kinh nguyệt được loại bỏ khỏi cơ thể, qua giai đoạn hành kinh, nữ giới sẽ cảm thấy thoải mái, bình thường trở lại.
2. Chăm sóc cơ thể trong những ngày hành kinh
Vào những ngày hành kinh, phụ nữ cần chăm sóc, vệ sinh cơ thể sạch sẽ và kỹ lưỡng. Bạn nên dùng băng vệ sinh để giúp thấm hút máu kinh nguyệt. Lưu ý, phụ nữ trong những ngày hành kinh cần thay băng vệ sinh thường xuyên: khoảng 2 – 3 tiếng/lần. Nếu giữ quá lâu, vi khuẩn trong kinh nguyệt sẽ được hình thành và tấn công ngược lại vào âm đạo. Thay băng vệ sinh thường xuyên giúp hạn chế hình thành vi khuẩn và giữ cho vùng kín luôn dễ chịu.
Nữ giới cần tắm gội, thay quần áo hàng ngày để giữ gìn vệ sinh cơ thể và vùng kín. Không nên mặc quần lót, quần áo quá chật.
Dinh dưỡng là điều quan trọng trong những ngày hành kinh. Phụ nữ thường có cảm giác chán ăn, ăn không vừa khẩu vị. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ ăn mà cần lựa chọn các loại thức ăn mềm, dễ ăn, bổ sung vitamin và năng lượng cho cơ thể. Một số loại thức ăn, thực phẩm thích hợp đối với phụ nữ trong những ngày hành kinh là: cơm mềm, trứng, đu đủ, chuối, hải sản, dứa, uống nước ấm,… Các loại thực phẩm này giúp giảm đau và giúp tiếp thêm năng lượng cho cơ thể.
3. Quan hệ tình dục
Trong những ngày hành kinh (hay còn gọi là những ngày đèn đỏ), phụ nữ cần tạm ngưng chuyện quan hệ tình dục. Nguyên nhân là do trong kinh nguyệt sẽ có chứa một số vi khuẩn, có thể gây ảnh hưởng đến niêm mạc của âm đạo khi quan hệ.
Nếu có khoái cảm và có nhu cầu quan hệ tình dục vào những ngày hành kinh, phụ nữ nên:
- Khuyến khích chồng, bạn trai mang bao cao su;
- Nên quan hệ trong phòng tắm để tránh ảnh hưởng đến ga giường;
- Cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi quan hệ;
- Nên quan hệ trong tinh thần thoải mái;
- Tránh quan hệ với lực quá mạnh.
4. Kinh nguyệt bệnh lý
Kinh nguyệt của phụ nữ thường có màu đỏ sẫm, ở dạng máu lỏng. Kinh nguyệt thường đến đúng ngày. Do đó, nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng như trễ kinh, kinh nguyệt có màu khác thường, kinh nguyệt kéo dài hơn mức bình thường, kinh nguyệt có mùi khó chịu,… bạn cần đi đến gặp bác sĩ và khám ngay vì bạn đã có dấu hiệu mắc những bệnh lý như rong kinh, rối loạn kinh nguyệt,…
Kinh nguyệt là một hiện tượng liên quan nhiều đến vấn đề sinh sản ở nữ giới. Do đó, phụ nữ cần quan tâm đến kinh nguyệt và chăm sóc cơ thể đúng cách vào những ngày đèn đỏ.
Tóm lại, khi có thai, phụ nữ không thể nào xuất hiện kinh nguyệt được. Kinh nguyệt chính là trứng đã vỡ sau nhiều ngày ở trong tử cung. Nếu trứng kết hợp với tinh trùng và đã thụ thai, phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt trong 9 tháng tiếp theo.
Xem thêm:
- Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh và cách chữa trị
- Thuốc điều hòa kinh nguyệt loại nào tốt và lưu ý khi dùng
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!