Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau sinh và cách chữa trị
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là hiện tượng khá phổ biến. Tình trạng này đặc trưng bởi chu kỳ kinh nguyệt không đều, số lượng máu kinh nhiều hoặc ít hơn bình thường và màu sắc thay đổi.
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh và dấu hiệu nhận biết
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh đề cập đến các triệu chứng bất thường, xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt sau khi phụ nữ sinh em bé. Bạn có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu sau đây:
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Ở những người bị rối loạn kinh nguyệt, vòng kinh có thể ngắn hoặc dài hơn bình thường.
- Mất kinh nguyệt: Với phụ nữ sinh thường, tình trạng mất kinh có thể kéo dài từ 6 – 12 tháng. Còn với trường hợp sinh mổ, mất kinh nguyệt có thể xảy ra khoảng 2 – 3 tháng. Nếu sau khoảng thời gian này kinh nguyệt chưa xuất hiện trở lại, có thể bạn đã rối loạn kinh nguyệt.
- Đau đầu ngực: Triệu chứng này có thể xảy ra ở cả phụ nữ sau sinh và nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt thông thường.
- Máu kinh có màu sắc bất thường/ vón cục: Sự thay đổi nội tiết tố và cấu trúc tử cung sau khi sinh nở có thể khiến kinh nguyệt thay đổi màu sắc hoặc vón cục.
- Các triệu chứng khác: Đau bụng dưới dữ dội, đau lưng, mệt mỏi, nhức đầu,…
Xem thêm: Thuốc điều hòa kinh nguyệt loại nào tốt và những lưu ý
Vì sao phụ nữ sau sinh dễ bị rối loạn kinh nguyệt?
Các nguyên nhân phổ biến gồm:
1. Mất cân bằng nội tiết
Ở phụ nữ sau khi sinh, nồng độ các hormone như estrogen, progesterone, gonadotropin,… chưa thực sự ổn định. Khi nội tiết mất cân bằng, chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
2. Nuôi con bằng sữa mẹ
Các chuyên gia cho biết, việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể ức chế quá trình rụng trứng và trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ sau sinh.
3. Áp lực từ việc chăm sóc con trẻ
Sau khi sinh, nữ giới phải dành nhiều thời gian chăm sóc con cái và dễ gặp phải áp lực từ nhiều yếu tố khác. Những vấn đề này cộng hưởng với các thay đổi trong cơ thể là nguyên nhân khiến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh liệu có phải là tình trạng bất thường?
Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh là tình trạng thường gặp và hầu hết đều có xu hướng tự phục hồi. Tuy nhiên hiện tượng bất thường nếu bạn có các biểu hiện sau đây:
- Vùng kín ngứa, đau rát khi quan hệ tình dục.
- Kinh nguyệt có màu đen, vón cục và có mùi hôi.
- Thời gian chảy máu kinh kéo dài khoảng 8 – 14 ngày và số lượng máu ra nhiều. Máu kinh chảy ra thành từng tảng đông lớn, màu đen sẫm,…
- Mất kinh nguyệt hơn 12 tháng.
Những biểu hiện này có thể cảnh báo các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như viêm âm đạo, lạc nội mạc tử cung,…
Gợi ý: Cường kinh: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh
Cách chữa rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh, hãy tham khảo một số cách chữa dưới đây:
- Nên nhờ sự trợ giúp của người thân và bạn đời trong việc chăm sóc con trẻ.
- Trò chuyện với bạn bè và người thân những lo lắng và suy nghĩ tiêu cực.
- Với những trường hợp có các suy nghĩ tiêu cực (tự tử), bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ tâm lý để kịp thời khắc phục.
- Ổn định giờ giấc sinh hoạt bằng cách cho trẻ ngủ ít vào ban ngày để tránh thức giấc giữa đêm.
- Bắt đầu với các bài tập và động tác luyện tập nhẹ nhàng nhằm cải thiện sức khỏe.
- Hạn chế hút thuốc lá, dùng chất kích thích, đồ uống chứa cồn và caffeine.
- Nên bổ sung các thực phẩm lành mạnh và có lợi cho sức khỏe. Nên tránh những thực phẩm chứa nhiều dầu, thực phẩm chế biến sẵn,…
- Cần yêu cầu bạn đời sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh có thai ngoài ý muốn.
- Với những trường hợp suy giảm nội tiết không có khả năng phục hồi, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng viên uống nhằm bổ sung lượng hormone thiếu hụt.
Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý thông thường ở phụ nữ sau khi sinh. Tuy nhiên nếu hiện tượng này có dấu hiệu kéo dài hoặc đi kèm với triệu chứng đau rát vùng kín, máu kinh có mùi hôi, đau bụng dưới dữ dội,… bạn cần liên hệ với bác sĩ trong thời sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Kinh nguyệt không đều: Nên uống thuốc gì để mau hồi phục
- Cách điều hòa kinh nguyệt ngay tại nhà an toàn cho chị em
- Đau bụng kinh nên uống nước gì giúp giảm đau?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!