Đau bụng kinh nên uống nước gì giảm đau hiệu quả?
Nữ giới bị đau bụng kinh nên uống nước ấm, trà gừng, nước quế mật ong… để làm dịu cơn đau và cải thiện các triệu chứng đi kèm. Bên cạnh đó trong thời gian hành kinh, bạn cần hạn sử dụng một số loại thức uống không lành mạnh như cà phê, rượu bia,…
Đau bụng kinh nên uống nước gì?
Đau bụng kinh thường xảy ra trong ngày đầu tiên hành kinh, có thể nhẹ hoặc rất nặng, gây cảm giác khó chịu và mệt mỏi trong những ngày “đèn đỏ”. Điều này cũng làm ảnh hưởng và gián đoạn hoạt động sinh hoạt, học tập và làm việc.
Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể cải thiện triệu chứng đau bụng kinh với một số loại thức uống sau:
1. Bổ sung nước ấm
Cung cấp đủ 2 – 3 lít nước/ ngày không chỉ duy trì một cơ thể khỏe mạnh mà còn làm giảm tình trạng co thắt tử cung quá mức. Vì vậy bạn có thể bổ sung nước ấm khi cơn đau phát sinh nhằm thư giãn cơ trơn, làm ấm tử cung và thúc đẩy tuần hoàn máu.
Ngoài ra uống nước ấm còn đem lại cảm giác thư thả và dễ chịu. Nếu cơn đau có mức độ nhẹ, bạn có thể nhận thấy triệu chứng thuyên giảm hẳn sau khi uống nước ấm từ 5 – 10 phút.
2. Uống trà gừng giúp giảm đau bụng kinh
Uống trà gừng trong chu kỳ kinh nguyệt có thể làm giảm cơn đau bụng kinh và các triệu chứng khó chịu khác như buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, thiếu tập trung,… Gừng không đơn thuần là loại gia vị được sử dụng trong chế biến món ăn mà còn được sử dụng như một vị thuốc tự nhiên.
Gừng có tính ấm, tác dụng tán huyết ứ, khu phong và giảm đau hiệu quả. Ngoài ra một số nghiên cứu khoa học mới nhất cũng cho thấy, các hợp chất chống oxy hóa từ gừng có thể làm dịu và điều hòa hoạt động co bóp của cơ trơn tử cung. Hơn nữa một số chuyên gia còn đánh giá tác dụng giảm đau của gừng tương tự như thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
Do đó bạn có thể hãm vài lát gừng tươi với nước sôi trong 15 phút và dùng uống để làm giảm cơn đau ở vùng bụng dưới. Ngoài ra bạn cũng có thể thêm vào 1 ít đường hoặc mật ong để gia tăng hương vị.
3. Cải thiện đau vùng bụng dưới với nước quế mật ong
Nữ giới có thể uống nước quế mật ong vào những ngày “đèn đỏ” để làm dịu cơn đau ở vùng bụng dưới. Tương tự như gừng, quế cũng là loại thảo dược có vị cay, tính ấm, tác dụng tán ứ, làm ấm tử cung và giảm đau.
Các chất chống oxy hóa trong quế như polyphenol và oregano có thể điều hòa hoạt động của buồng trứng và tử cung, từ đó làm giảm tình trạng tử cung co thắt và làm phát sinh cơn đau trong thời gian hành kinh. Bên cạnh đó, các thành phần này còn có tác dụng chống viêm – một trong những cơ chế làm tăng nguy cơ đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt.
Để làm nước quế mật ong, bạn cho vào lát quế khô vào hãm với nước sôi trong 20 phút rồi thêm 2 thìa mật ong vào khuấy đều và dùng uống.
4. Nước sắc từ cây ích mẫu
Uống nước sắc từ cây ích mẫu trước và trong chu kỳ hành kinh có thể làm giảm mức độ đau bụng. Ngoài ra thảo dược này còn hỗ trợ điều trị chứng máu kinh đóng thành cục, máu kinh ít hoặc nhiều bất thường và hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.
Bạn có thể sắc 1 nắm lá ích mẫu tươi và chia nước sắc thành nhiều lần uống trong ngày. Hoặc có thể kết hợp với một số thảo dược khác như củ gấu, nhân trần và ngải cứu để tăng tác dụng điều trị.
XEM THÊM: Đau bụng kinh uống nước dừa liệu có thực sự tốt?
5. Uống nước chè xanh làm giảm cơn đau bụng kinh
Chè xanh là một trong những loại thảo dược lành mạnh và đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Các polyphenol trong lá trà có tác dụng chống ung thư và giảm hiện tượng viêm ở tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra nước chè xanh còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng cân bằng điện giải và điều hòa hoạt động co bóp của tử cung. Sử dụng nước chè xanh thay thế cho nước lọc thông thường vào những ngày “đèn đỏ” có thể giảm chứng đau bụng kinh đáng kể.
Bạn nên uống nước trà xanh ấm để thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng tác dụng giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên trà xanh có thể làm giảm hấp thu sắt và một số chất dinh dưỡng khác, vì vậy bạn chỉ nên sử dụng trong 2 – 3 ngày hành kinh.
6. Hết đau bụng kinh với trà hoa cúc
Trà hoa cúc thường được sử dụng để cải thiện giấc ngủ và làm giảm tình trạng căng thẳng thần kinh. Ngoài ra, loại thức uống này còn có tác dụng làm giảm mức độ đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt.
Các chuyên gia cho biết, chất chống oxy hóa apigenin trong trà hoa cúc có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và cải thiện một số tình trạng viêm trong cơ thể. Ngoài ra uống trà hoa cúc thường xuyên còn tăng cường khả năng miễn dịch và tăng mức độ chống chịu cơn đau của cơ thể.
7. Dùng sữa chua uống
Ngoài ra vào những ngày hành kinh bạn có thể bổ sung sữa chua uống để tăng cường miễn dịch và cải thiện cơn đau bụng kinh. Sữa chua uống không chỉ chứa lợi khuẩn Lactobacillus, Bifidobacteria mà còn cung cấp thành phần dinh dưỡng dồi dào như protein, canxi, vitamin B12, kali, magie, vitamin D,…
Ngoài khả năng cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, sữa chua còn có tác dụng ổn định môi trường bên trong âm đạo và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa trong thời gian hành kinh.
8. Sinh tố và nước ép trái cây
Vào những ngày hành kinh, hãy bổ sung sinh tố và nước ép trái cây để cung cấp chất lỏng, khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Các loại thức uống này không tác động đến hoạt động tử cung nhưng có thể hỗ trợ làm giảm viêm và nâng cao hệ miễn dịch.
Ngoài ra bổ sung nước ép và sinh tố trái cây còn có tác dụng giảm triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn,… ở nữ giới trong chu kỳ kinh nguyệt.
ĐỌC NGAY: Đau bụng kinh nên ăn gì, tránh gì để giảm đau nhanh?
Đau bụng kinh cần tránh những loại thức uống nào?
Ngoài những loại thức uống nên bổ sung, phụ nữ bị đau bụng kinh cần tránh những loại thức uống sau đây:
- Trà đặc: Trà là loại thuốc uống tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên sử dụng trà đặc có thể cung cấp hàm lượng caffeine lớn, từ đó kích thích thần kinh trung ương hưng phấn và làm tăng hoạt động co bóp của tử cung.
- Cà phê: Tương tự trà đặc, cà phê cũng là loại thức uống chứa nhiều caffeine mà nữ giới nên tránh sử dụng khi đang hành kinh. Ngoài uống cà phê còn khiến cơ thể mất nước và làm tăng cảm giác mệt mỏi trong những ngày “đèn đỏ”.
- Rượu bia: Đồ uống chứa cồn là một trong những nguyên nhân khiến đau bụng kinh bùng phát mạnh, vì vậy bạn cần hạn chế những loại thuốc uống này.
- Đồ uống lạnh: Sử dụng đồ uống lạnh khi đang hành kinh có thể khiến máu kinh bị vón cục và kích thích tử cung co bóp mạnh để đào thải. Vì vậy trong thời gian này, bạn nên bổ sung nước ấm để tăng cường tuần hoàn máu và làm dịu cơn đau ở vùng bụng dưới.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số cách giảm đau bụng kinh tại nhà để cải thiện cơn đau và các triệu chứng đi kèm.
Bài viết đã giải đáp vấn đề “Đau bụng kinh nên uống nước gì?”, đồng thời đề cập đến một số thức uống cần tránh trong thời gian hành kinh. Nếu cơn đau có mức độ nặng nề, bạn có thể liên hệ với dược sĩ để được tư vấn loại thuốc giảm đau phù hợp.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Bị đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau? [Hỏi – Đáp]
- Có thể trị đau bụng kinh vĩnh viễn không, bằng cách nào?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!