Ra Huyết Trắng Có Máu Là Bệnh Gì? Nguy Hiểm Không?
Huyết trắng có máu là một tình trạng khá phổ biến nên chị em không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu đi kèm với triệu chứng bất thường thì có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Huyết trắng có máu bình thường khi nào?
Chu kỳ kinh nguyệt còn sót lại: Khi kỳ kinh nguyệt kết thúc mà máu không được đào thải hết ra ngoài, còn sót lại và lẫn khí hư dẫn đến hiện tượng huyết trắng có lẫn máu.
Rối loạn kinh nguyệt: Chế độ ăn uống không hợp lý, tập thể dục nhiều,…rất dễ dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều. Lúc này sẽ thấy huyết trắng có lẫn trong máu trước hoặc sau kinh nguyệt.
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai: Các loại thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây ra một số tác dụng phụ, sau vài ngày sẽ thấy tình trạng huyết trắng tiết ra có lẫn máu
Đặt vòng tránh thai ở nữ: Gây ra hiện tượng trong huyết trắng có lẫn máu tươi.
Ngoài ra, khi bị huyết trắng có lẫn máu cũng có thể đây là hiện tượng máu báo thai nên các chị em nên chú ý.
Gợi ý: Ra huyết trắng màu nâu: Nên chữa trị để tránh nguy hiểm
Ra huyết trắng có máu là dấu hiệu của bệnh lý
Viêm âm đạo
Bệnh gây ra chủ yếu là do vi khuẩn, nấm, trùng voi,… Bệnh đặc trưng với biểu hiện như sau:
- Huyết trắng ra nhiều, có màu vàng hoặc xanh, có thể lẫn máu hoặc mũ
- Ngứa rát vùng kín
- Xuất hiện mùi hôi tanh khó chịu
- Tiểu buốt, tiểu gắt,…
Nếu không được chữa trị sớm rất dễ bị chuyển sang giai đoạn mãn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản, gây nên các bệnh như viêm tử cung, viêm vùng chậu,…
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Phụ nữ khi đang ở độ tuổi sinh sản, buồng trứng hoạt động mạnh mẽ rất dễ bị bệnh viêm lộ tuyết cổ tử cung. Có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:
- Huyết trắng tiết ra nhiều, có lẫn máu, đôi khi có mủ
- Vùng kín luôn ẩm ướt
- Có mùi hôi khó chịu
- Đôi khi có tình trạng đau bụng dưới do tổn thương tại cổ tử cung gây ra
Nếu không được điều trị sớm có thể gây xói mòn tử cung, thậm chí là vô sinh.
Tham khảo thêm: Ra huyết trắng đục có phải bệnh không? Có cần chữa trị?
Bệnh polyp tử cung
Bệnh có những dấu hiệu sau đây:
- Dịch âm đạo tiết ra nhiều có màu vàng
- Có mùi hôi khó chịu
- Chảy máu khi giao hợp
Nếu không điều trị kịp thời khiến cho tình trạng bệnh trở nặng gây đau bụng dữ dội, huyết trắng có máu, nhiều khối u vỡ ra gây chảy máu.
Polyp là căn bệnh phụ khoa cần được điều trị sớm nếu không có thể gây biến chứng thành ung thư cổ tử cung.
Lạc nội mạc tử cung
Xảy ra khi nội mạc tử cung di chuyển lạc đến nơi khác ngoài buồng tử cung. Có thể là đi vào lớp cơ của thành tử cung hoặc ra ngoài tử cung gây chảy máu giống kinh nguyệt và gây đau đớn.
Nhận biết thông qua các dấu hiệu sau đây:
- Đau bụng kinh dữ dội
- Rong kinh
- Đau khi đi tiểu tiện, đại tiện
- Ra máu bất thường ở huyết trắng, nước tiểu, phân
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung xuất phát do những tế bào ác tính phát triển bất thường, vượt qua tầm kiểm soát của cơ thể. Có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:
- Huyết trắng có màu vàng xanh, mùi hôi nặng, có lẫn máu tiết ra
- Kinh nguyệt không đều
- Chảy máu bất thường từ âm đạo
- Đau bụng kéo dài, đau khi giao hợp
Huyết trắng có lẫn máu có nguy hiểm không?
Hiện tượng huyết trắng có lẫn máu là triệu chứng chị em không nên xem thường. Nên chú ý theo dõi và tiến hành thăm khám kịp thời.
- Bệnh gây ảnh hưởng đến tâm lý, khiến cơ thể suy yếu, ảnh hưởng lớn đến cơ quan sinh sản.
- Tình trạng viêm nhiễn khiến hoạt động tình dục bị ảnh hưởng.
- Khiến vùng kín ngứa ngáy, huyết trắng ra nhiều gây ẩm ướt, vi khuẩn dễ xâm nhập.
- Nếu mắc phải bệnh ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung sẽ đe dọa đến tính mạng.
Đọc thêm: Ra Huyết Trắng Có Máu Là Gì? Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Khi bị huyết trắng có lẫn máu thì nên làm gì?
Khi thấy có hiện tượng huyết trắng có lẫn máu chị em nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra, chẩn đoán càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Tuyệt đối không được tự ý chẩn đoán và điều trị bằng thuốc tại nhà khi không có chỉ định của bác sĩ.
Cách phòng tránh hiện tượng huyết trắng có máu
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, không thụt rửa sâu vào âm đạo.
- Thay quần lót thường xuyên, chọn đồ lót đúng kích cỡ, thấm hút mồ hôi.
- Hạn chế sử dụng băng vệ sinh hàng ngày, thay băng vệ sinh ít nhất 4 – 6 tiếng/lần.
- Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
- Luyện tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi đầy đủ,…
- Quan hệ tình dục an toàn, dùng bao cao su.
- Khám phụ khoa theo định kỳ, ít nhất 6 tháng/lần
Trên đây là những thông tin về hiện tượng huyết trắng có lẫn máu. Hy vọng, với bài viết này sẽ giúp chị em nhận biết được những bệnh phụ khoa có liên quan. Nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị, tránh được những biến chứng nguy hiểm.
Tìm hiểu thêm:
- Huyết trắng có màu xanh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Không Ra Khí Hư (Huyết Trắng) Có Nguy Hiểm Không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!