Huyết Trắng Có Màu Xanh: Nguyên Nhân Và Cách Trị Dứt Điểm

Huyết trắng là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới thế nhưng nếu huyết trắng màu xanh kèm theo một số biểu hiện lạ thì đây lại là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe không thể bỏ qua.
Nguyên nhân huyết trắng có màu xanh

Trường hợp huyết trắng có màu xanh kèm theo mùi hôi và các triệu chứng ngứa, sưng tấy vùng kín, đau khi quan hệ thì có thể là dấu hiệu cảnh báo:
Viêm âm đạo
Viêm âm đạo thường do trùng roi Trichomonas, nấm Candida và một số vi khuẩn gây nên với các triệu chứng như xuất hiện khí hư màu xanh có mùi tanh, tiểu buốt, tiểu rắt, vùng kín ngứa ngáy và nổi mụn đỏ. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc xịt, xà phòng thơm, thuốc tẩy âm đạo cũng là nguyên nhân.
Tham khảo thêm: Huyết trắng ra nhiều có phải có thai không? Bác sĩ chia sẻ
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng các tế bào tuyến của cổ tử cung phát triển lộ ra mặt ngoài. Bệnh biểu hiện ở các triệu chứng như khí hư ra nhiều, có màu trắng đục hoặc vàng xanh kèm theo mùi hôi khó chịu.
Viêm phần phụ
Viêm phần phụ được hiểu đơn giản là một bệnh viêm nhiễm ở các vị trí như buồng trứng, vòi trứng hoặc hệ thống dây chằng rộng.
Huyết trắng có màu xanh hoặc vàng kèm theo mùi tanh khó chịu dạng đặc hay lỏng thậm chí đôi khi còn có mủ kèm theo là dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này.
Viêm nội mạc tử cung

Viêm nội mạc tử cung là tình trạng viêm nhiễm ở lớp niêm mạc phủ toàn bộ mặt trong của tử cung có thể do nấm, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra.
Bệnh thường bắt đầu sau 2 – 3 ngày kể từ khi đẻ hoặc sảy thai với các dấu hiệu đầu tiên là huyết trắng có màu xanh nhạt có mủ, có thể lẫn máu, có mùi hôi.
Gợi ý: Ra huyết trắng màu nâu: Nguyên nhân, bệnh có nguy hiểm không?
Bệnh lậu
Lậu là bệnh được gây ra bởi một loại vi khuẩn và lây truyền qua đường tình dục. Căn bệnh này cũng có nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.
Người bệnh sẽ có các biểu hiện như tăng tiết âm đạo với huyết trắng có màu vàng đặc hoặc vàng xanh kèm theo mùi hôi, đau bụng dưới khi quan hệ, đái buốt…
Viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu thường có các dấu hiệu như khí hư ra nhiều có màu xanh hoặc vàng kèm theo mùi tanh hôi khó ngửi, vùng bụng dưới quặn thắt nhẹ, nếu nặng hơn sẽ xuất hiện các cơn đau âm ỉ.
Nguyên nhân khác
- Không vệ sinh vùng kín hoặc vệ sinh không đúng cách và dùng quá nhiều chất tẩy rửa.
- Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ thô bạo nhiều lần, quan hệ với nhiều người.
Điều trị huyết trắng có màu xanh như thế nào?

Đọc thêm: Ra Huyết Trắng Có Máu Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Trị
Điều trị huyết trắng có màu xanh tại nhà với tình trạng bệnh nhẹ
- Sử dụng lá trà xanh: Bạn có thể sử dụng bằng cách rửa sạch lá trà xanh, vò nát rồi đun sôi, tiếp đó đổ ra chậu để xông vùng kín, nếu nước còn ấm thì lấy nước đó vệ sinh vùng kín. Kiên trì thực hiện từ 2 – 3 lần một tuần.
- Sử dụng lá trầu không: Lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, mùi hắc với tác dụng diệt khuẩn, cân bằng môi trường âm đạo rất tốt. Bạn có thể dùng lá trầu không đun với nước, cho thêm vài hạt muối để xông vùng kín.
Điều trị khí hư màu xanh do mắc các bệnh viêm nhiễm
Với các trường hợp khí hư màu xanh là do các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thì phương pháp điều trị bằng nội khoa sẽ giúp giải quyết triệt để.
Cách phòng tránh và cải thiện tình trạng viêm nhiễm phụ khoa
- Tắm rửa thường xuyên, lau khô bằng khăn sạch, sau quan hệ và mỗi lần đi tiểu, đại tiện.
- Lựa chọn dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp. Không nên thụt rửa sâu trong âm đạo.
- Lựa chọn quần áo phù hợp, đồ lót nên chọn chất liệu cotton.
- Cần thay băng vệ sinh thường xuyên trong chu kỳ kinh, ít nhất là sau 4 giờ 1 lần.
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng.
- Uống nhiều nước, xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.
- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao, sắp xếp thời gian làm việc, ngủ nghỉ khoa học.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng huyết trắng có màu xanh mà chị em cần lưu ý. Hy vọng với những thông tin trên, chị em sẽ xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng thay đổi màu huyết trắng bất thường của mình và có phương pháp điều trị hợp lý.
Bạn có thể tham khảo thêm:
- Bị huyết trắng nên ăn gì, kiêng gì để bệnh mau hồi phục?
- Huyết trắng có mùi chua: Nguyên nhân và những thông tin cần biết
