Khí hư có lẫn máu – Trường hợp này cần khám ngay

Khí hư lẫn máu có thể là do một số nguyên nhân vô hại. Tuy nhiên, đôi khi khí hư có lẫn tia máu là dấu hiệu cho các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn và cần được điều trị y tế kịp lúc.
Khí hư có lẫn máu là bệnh gì?

1. Mất cân bằng Hormone
Khi mất cân bằng nội tiết tố, cơ thể sẽ không nhận các tín hiệu để bong niêm mạc tử cung theo chu kỳ. Do đó, chu kỳ kinh nguyệt có thể không xảy ra. Thay vào đó, đôi khi khí hư sẽ có lẫn một lượng máu nhỏ giữa chu kỳ âm đạo.
Xem thêm: Ra Huyết Trắng Nhiều Là Sắp Có Kinh – Cách Nhận Biết
2. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai, đặc biệt là những trường hợp sử dụng thuốc tránh thai định kỳ có thể dẫn đến hiện tượng khí hư lẫn máu. Ngoài ra, tình trạng này cũng xảy ra đối với phụ nữ sử dụng các dụng cụ tránh thai đặt vào âm đạo.
3. Mang thai
Chảy máu nhẹ có thể xảy ra trong 1 – 2 tuần sau khi quá trình thụ tinh xảy ra. Cổ tử cung thường là bộ phận dễ xuất huyết trong quá trình thụ thai bởi vì chứa nhiều mạch máu và mô nhạy cảm.

Tuy nhiên, nếu ra khí hư lẫn máu khi mang thai, đặc biệt là ở 3 tháng giữa, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Điều này có thể là dấu hiệu của:
- Sảy thai, thường xuất hiện ở tuần thứ 13.
- Thai ngoài tử cung.
- Dấu hiệu sinh non.
- Có bệnh lý hoặc vấn đề về cổ tử cung hoặc nhau thai.
Tham khảo thêm: Huyết Trắng Có Màu Xanh: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
4. Bệnh tuyến giáp
Tuyến giáp là tuyến tạo ra hormone giúp cơ thể kiểm soát nhiều chức năng từ nhịp tim đến chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, tình trạng khí hư có lẫn sợi máu có thể liên quan đến tuyến giáp (tăng giáp hoặc suy giáp).
Người bệnh có thể nhận thấy một số triệu chứng như:
- Giảm cân
- Nhịp tim nhanh hoặc không đều
- Tăng cảm giác ngon miệng
- Thay đổi tâm trạng, chẳng hạn như cảm thấy lo lắng hoặc cáu gắt
- Ngón tay hoặc bàn tay run rẩy
- Đổ mồ hôi

Nếu tuyến giáp hoạt động kém, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như:
- Mệt mỏi
- Nhạy cảm với không khí lạnh
- Táo bón
- Da khô
- Tăng cân
- Mặt sưng phù
- Giọng khàn
- Cholesterol cao
- Yếu cơ hoặc đau nhức
- Viêm đau khớp, cứng khớp hoặc sưng
5. Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng gây ra một số khối u nhỏ, chứa đầy chất lỏng phát triển bên trong buồng trứng và dẫn đến:
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều
- Xuất hiện tình trạng khí hư có lẫn máu
- Lông mặt và cơ thể phát triển mạnh do nồng độ hormone nam tính cao
6. Bệnh lý về tử cung và buồng trứng
Đôi khi tình trạng này là dấu hiệu của:
- Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô trong tử cung của bạn phát triển ở bên ngoài tử cung
- Một u nang buồng trứng vỡ
- Ung thư tử cung
- Ung thư cổ tử cung
- Ung thư buồng trứng
7. Bệnh lý nhiễm trùng
Một số bệnh lý nhiễm trùng như:
- Viêm âm đạo: Thường gây ra bởi nấm men, nhiễm khuẩn âm đạo và nhiễm Trichomonas . Có thể gây ngứa âm đạo, khí hư ra nhiều, đau khi đi tiểu và chảy máu nhẹ ở giữa các chu kỳ.
- Bệnh Chlamydia: Ở phụ nữ, Chlamydia có thể gây đau và chảy máu sau khi quan hệ. Đôi khi cũng có thể bị đau khi đi tiểu và đau ở vùng bụng dưới.
- Bệnh viêm vùng chậu: Viêm vùng chậu thường không gây ra các triệu chứng bất thường nào ở thời kỳ đầu. Do đó, việc chẩn đoán thường được thực hiện thông qua kiểm tra sức khỏe sinh sản. Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể nhận thấy các dấu hiệu như khí hư lẫn máu, đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục, tăng tiết dịch âm đạo có mùi hôi.
Gợi ý: Ra Huyết Trắng Bị Kiến Bu Là Dấu Hiệu Của Điều Gì?
8. Bệnh lậu
Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm tăng tiết dịch âm đạo có lẫn máu và mùi hôi. Bệnh lậu có thể điều trị dễ dàng bằng kháng sinh.

Các triệu chứng bệnh lậu ở phụ nữ khác có thể bao gồm:
- Chảy máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt
- Đau trong khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục
- Khí hư lẫn tia máu giữa các chu kỳ
- Dịch tiết âm đạo màu vàng hoặc nâu và có mùi hôi
9. Ung thư cổ tử cung
Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng ung thư cổ tử cung hoặc ung thư tử cung có thể dẫn đến tình trạng khí hư có lẫn sợi máu. Các triệu chứng khác:
- Khí hư bất thường
- Đau vùng xương chậu hoặc vùng bụng dưới
- Giảm cân không rõ lý do
- Sưng hoặc đau ở chân
- Mệt mỏi
- Đau lưng
- Dễ bị gãy xương
Khí hư lẫn máu khi nào cần đi gặp bác sĩ?
- Xuất hiện một lượng máu lớn lẫn với khí hư hoặc tình trạng khí hư lẫn máu xuất hiện thường xuyên.
- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường.
- Máu kinh nguyệt màu đen.
- Cảm thấy có một khối trong bụng.
- Âm đạo hoặc khí hư có mùi hôi.
- Ngứa, đỏ, đau rát âm đạo
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Chảy máu nhiều sau chu kỳ kinh nguyệt.
- Sốt và đau ở bụng dưới hoặc vùng xương chậu.
Khí hư có lẫn máu có thể là một vấn đề nguy hiểm. Do đó, cách tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa tình trạng này là đến bệnh viện để được tư vấn và có biện pháp khắc phục hiệu quả. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Huyết Trắng Vón Cục: Nguyên Nhân & Dấu Hiệu Và Cách Trị
- Bệnh Huyết Trắng: Hình Ảnh, Cách Nhận Biết Và Cách Trị
