Siêu âm tử cung có tác dụng gì? Khi nào nên thực hiện?

Siêu âm tử cung là thủ thuật cần thiết trong thăm khám sức khỏe sinh sản. Nhất là đối với các chị em đang gặp phải những biểu hiện bất thường liên quan tới tử cung. Thông tin từ bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ thuật siêu âm đặc biệt này.

siêu âm tử cung
Siêu âm tử cung là thủ thuật cần thiết để phát hiện bất thường ở tử cung và đánh giá sức khỏe sản phụ khoa

Siêu âm tử cung là gì?

Siêu âm tử cung chính là một thủ thuật kiểm tra siêu âm đặc biệt được thực hiện trong tầm soát sức khỏe sinh sản phụ nữ. Đây là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có khả năng đánh giá chức năng sinh dục của nữ giới. Đồng thời xác định độ dày niêm mạc tử cung và tầm soát được một số bệnh phụ khoa liên quan tới cơ quan này.

Hiện nay, thủ thuật này đang được chỉ định rất phổ biến để hỗ trợ cho việc chẩn đoán các tình trạng bệnh lý ở vùng tử cung. Từ đó có hướng can thiệp điều trị kịp thời và đúng đắn.

Một số thông tin cần biết về thủ thuật siêu âm tử cung

Mặc dù là kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trong thăm khám phụ khoa nhưng rất nhiều chị em vấn chưa hiểu rõ. Dưới đây là những kiến thức cơ bản nhất về thủ thuật siêu âm tử cung:

1. Siêu âm tử cung được thực hiện trong trường hợp nào?

Siêu âm tử cung được cho là thủ thuật cần thiết được chỉ định khi thăm khám sức khỏe định kỳ. Dựa vào kết quả siêu âm sẽ nắm bắt được tình hình sức khỏe sản phụ khoa của chị em phụ nữ.

Tử cung chính là bộ phận quan trọng đặc biệt trong cơ thể phụ nữ, thực hiện chức năng sinh sản. Nếu tử cung gặp phải những vấn đề bất thường về cấu trúc hay bị viêm nhiễm thì sẽ đều ảnh hưởng trực tiếp tới thiên chức làm mẹ của phái đẹp.

Đặc biệt, thủ thuật này thường được bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp cụ thể như sau:

  • Chị em phụ nữ có biểu hiện bị viêm nhiễm phụ khoa, viêm âm đạo hay viêm loét cổ tử cung. Siêu âm sẽ giúp phát hiện mức độ nhiễm trùng và có giải pháp điều trị thích hợp.
  • Phụ nữ mang thai hay chuẩn bị mang thai đều nên siêu âm tử cung để kiểm tra và nắm bắt sức khỏe sản phụ khoa.
  • Chị em gặp phải một số vấn đề như rối loạn kinh nguyệt, thưa kinh, rong kinh cũng đều liên quan tới tử cung cần được siêu âm để kiểm tra.
  • Người bị hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân cũng sẽ được bác sĩ chỉ định siêu âm tử cung. Kết quả siêu âm sẽ giúp chẩn đoán nguyên nhân và có giải pháp can thiệp phù hợp.
siêu âm tử cung được chỉ định khi nào
Phương pháp siêu âm tử cung nên được thực hiện khi nữ giới có bất thường nghi ngờ liên quan đến tử cung

2. Tác dụng của thủ thuật siêu âm tử cung

Nhờ vào kết quả siêu âm có thể phát hiện ra rất nhiều vấn đề bất thường ở tử cung. Căn cứ vào đó bác sĩ sẽ nắm bắt và đánh giá được sức khỏe sản phụ khoa cùng chức năng sinh sản của nữ giới.

Siêu âm sẽ giúp:

  • Phát hiện dị tật ở tử cung
  • Có tử cung hay không
  • Niêm mạc tử cung dày hay mỏng

Trong rất nhiều trường hợp, dị tật tử cung bẩm sinh hay không có tử cung chính là nguyên nhân chính gây vô sinh, hiếm muộn.

Ngoài ra, một số bệnh có thể nhận biết dựa vào kết quả siêu âm, bao gồm:

  • Buồng trứng đa nang
  • Viêm loét cổ tử cung
  • U nang buồng trứng
  • U xơ tử cung

Với những chị em bị tắc kinh, kinh nguyệt không đều hay xuất huyết tử cung thì siêu âm sẽ giúp:

  • Quan sát tình hình trứng phát triển
  • Độ dày của nội mạc tử cung
  • Đánh giá chức năng sinh dục

3. Các phương pháp siêu âm tử cung

Hiện nay có 2 phương pháp siêu âm tử cung đang được áp dụng đồng thời là siêu âm trên bụng và siêu âm đầu dò âm đạo:

– Siêu âm trên bụng:

Đây là phương pháp mà bác sĩ sử dụng máy siêu âm để di chuyển ở trên phần bụng nhằm nhìn rõ toàn bộ cơ quan sinh sản bên trong. Với những chị em chưa từng quan hệ tình dục thì siêu âm trên bụng được cho là lựa chọn ưu tiên.

Với phương pháp này thì chị em cần phải nhịn tiểu thật căng trước khi siêu âm. Đây chính là điều kiện để toàn bộ hệ sinh sản bên trong được hiện rõ trên hình ảnh siêu âm.

Giải pháp siêu âm trên bụng có thể giúp:

  • Phát hiện được khối u, các loại u nang buồng trứng
  • Giúp đánh giá chức năng của cơ quan sinh dục
  • Đánh giá được tình hình phát triển của trứng
  • Đánh giá độ dày nội mạc tử cung
  • Chuẩn đoán được thai kỳ sớm
  • Theo dõi sự phát triển của thai nhi
  • Phát hiện khối chửa ngoài tử cung

– Siêu âm đầu dò âm đạo:

Với phương pháp siêu âm này thì chị em cần phải đi tiểu trước để đảm bảo rằng bàng quang không có nước tiểu. Khi thực hiện bác sĩ sẽ đưa một đầu dò siêu âm đi vào đường âm đạo để khảo sát.

phương pháp siêu âm tử cung
Siêu âm qua đầu dò âm đạo là một thủ thuật siêu âm tử cung được áp dụng phổ biến

Siêu âm tử cung bằng đầu dò âm đạo sẽ giúp:

  • Xác định được buồng trứng đa nang
  • Giúp chẩn đoán u xơ
  • Theo dõi sự phát triển của trứng và quan sát trứng rụng
  • Đánh giá độ dày tử cung và chức năng cơ quan sinh sản

So với siêu âm trên bụng thì siêu âm bằng đầu dò âm đạo sẽ cho kết quả chính xác hơn trong phát hiện các loại u buồng trứng cùng như đánh giá tử cung. Ngoài ra còn giúp kiểm tra vị trí thích hợp để đặt vòng tránh thai trong kế hoạch hóa sinh sản.

4. Yêu cầu trước khi thực hiện siêu âm tử cung

Thủ thuật siêu âm trên bụng thường không đòi hỏi điều kiện khắt khe và có thể áp dụng cho mọi trường hợp. Trái lại siêu âm tử cung bằng đầu dò âm đạo thì cần tuân thủ một số điều kiện nhất định. Cụ thể như sau:

  • Thủ thuật này chống chỉ định trong trường hợp bị nhiễm trùng vùng chậu, mang thai hay nghi ngờ có thai.
  • Trước khi thực hiện cần tiến hành xét nghiệm nước tiểu để có thể loại trừ khả năng đang mang thai.
  • Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cần kiểm tra xem bạn có bị dị ứng với mủ cao su hay không.
  • Khoảng thời gian để thực hiện xét nghiệm thông thường là sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt cho đến trước thời điểm rụng trứng.
  • Nếu tiến hành siêu âm khi đang có kinh thì máu có thể sẽ khiến cho kết quả siêu âm không rõ ràng.
  • Trường hợp bạn bị chảy máu bất thường hay rong kinh thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc cầm máu trước khi tiến hành siêu âm.
lưu ý trước khi siêu âm tử cung
Siêu âm tử cung qua đầu dò âm đạo chống chỉ định với trường hợp phụ nữ có thai

5. Chất lỏng được bơm vào tử cung như thế nào?

Đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện kiểm tra siêu âm ban đầu thông qua âm đạo và thiết bị đầu dò sẽ được rút ra. Tiếp đến, một mỏ vịt sẽ được đặt trong âm đạo để có thể giữ cho cơ quan này được mở.

Bác sĩ tiến hành làm sạch cổ tử cung bằng cách sử dụng một miếng gạc y tế được truyền qua mỏ vịt. Tiếp theo, một ống mỏng sẽ được đưa vào âm đạo, có thể được đặt vào cổ tử cung hay bên trong tử cung. Sau khi tiến hành bước này thì bác sĩ sẽ gỡ bỏ mỏ vịt ra.

Tiếp đến, đầu dò sẽ được đặt vào trong âm đạo một lần nữa. Lúc này, dung dịch chất lỏng vô trùng sẽ được bơm vào tử cung từ từ qua ống. Khi chất lỏng đi vào tử cung thì một số chị em có thể gặp phải hiện tượng chuột rút.

Khi tử cung chứa đầy chất lỏng thì hình ảnh siêu âm sẽ được hình thành từ bên trong tử cung và cả ở niêm mạc tử cung. Trường hợp thực hiện xét nghiệm để kiểm tra ống dẫn trứng thì chất lỏng sẽ được bơm vào bên trong tử cung qua ống. Nhờ vào sóng siêu âm mà chất lỏng có thể đi vào các ống dẫn trứng và dễ dàng được nhìn thấy trên hình ảnh.

6. Triệu chứng sau siêu âm và rủi ro có thể gặp

Đa phần sau khi thủ thuật siêu âm kết thúc thì bạn có thể ra về và trở lại sinh hoạt bình thường ngay sau đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể phát sinh. Ví dụ như:

  • Bị chuột rút
  • Xuất hiện lốm đốm máu hay chảy máu nhẹ
  • Tiết dịch âm đạo

Thực tế ghi nhận rằng, thủ thuật siêu âm tử cung rất an toàn, nguy cơ nhiễm trùng vùng chậu sau siêu âm là rất hiếm khi gặp phải. Tuy nhiên hãy cẩn trọng và tìm đến bác sĩ ngay nếu bạn gặp các triệu chứng sau:

  • Cảm thấy đau hay sốt trong một vài ngày sau đi đã về nhà
  • Tiết dịch âm đạo bất thường về số lượng và mùi hay chất dịch

Siêu âm tử cung là thủ thuật rất cần thiết, nhất là với các chị em gặp phải triệu chứng bất thường về phần phụ. Tuy nhiên cần chú ý lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện việc thăm khám nhằm cho kết luận chính xác nhất. Thăm khám, siêu âm kịp thời sẽ giúp nhanh chóng phát hiện bất thường và có giải pháp điều trị đúng đắn.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Chữa Viêm Nhiễm Phụ Khoa Bằng Đông Y – Ưu, Nhược Điểm

Chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng Đông y là phương pháp sử dụng các bài thuốc thảo dược tự nhiên…

Tắc vòi trứng vẫn có thai thật không? Tại sao như vậy?

Tắc vòi trứng vẫn có thai hay không phụ thuộc vào mức độ, vị trí cũng như nguyên nhân gây…

đau bụng kinh là gì Đau bụng kinh là gì? Ở vị trí nào? Kiến thức cần biết

Đau bụng kinh là một trong những nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em phụ nữ, nhất là những…

U nang nhầy buồng trứng là gì, có nguy hiểm không?

U nang nhầy buồng trứng thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, từ 30 - 45 tuổi,…

Nấm Candida có tự khỏi không? Bao lâu thì hết? Nấm Candida Có Tự Khỏi Không? Bao Lâu Thì Hết?

Nấm Candida có tự khỏi không? Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua