Xoắn khuẩn giang mai – Treponema pallidum là gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Xoắn khuẩn giang mai hay còn gọi là Treponema pallidum là một trong những loại vi sinh vật gây bệnh lây truyền qua đường tình dục. Xoắn khuẩn di động này thường phát triển và lan rộng một cách nhanh chóng. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, chúng có thể xâm nhập vào nhiều bộ phận khác gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Hình ảnh xoắn khuẩn giang mai
Xoắn khuẩn giang mai là gì?

Nguồn gốc của xoắn khuẩn giang mai

Bệnh giang mai được tìm thấy vào năm 1494 ở Bacrcelon. Tuy nhiên, mãi đến năm 1905, hai nhà bác học người Đức đó là Hoffmann và Schaudinn mới tìm thấy sự hiện diện của xoắn khuẩn Treponema pallidum trên vết loét ở bộ phận sinh dục của người bệnh giang mai.

Đặc điểm của xoắn khuẩn giang mai

Hình thể – kích thước

Treponema pallidum là một loại xoắn khuẩn nhỏ, có đường kính 0,1 – 0,15 µm và có chiều dài 7 – 8 µm với 8 đến 12 sóng lượn. Mỗi lượn sóng có chiều dài 0,6 µm và rộng là 0,3 µm. 

Về cấu trúc căn bản, Treponema pallidum là một trục hình xoắn cấu tạo bởi bào tương được bao bọc trong phức hợp gồm màng bào tương bên trong và bên ngoài là một lớp màng mỏng peptidoglycan. Khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử cho thấy mỗi đầu của vi khuẩn có một cấu trúc núm, có 3 – 4 nội tiêm mao và một số tiểu sợi bào tương chạy dọc thân vi khuẩn bên trong màng bào tương và vách tế bào.

Nội tiêm mao thường có chiều dài hơn phân nửa của chiều dài vi khuẩn, chạy dọc trục xoắn khuẩn và có cấu trúc giống hệt tiêm mao của vi khuẩn gram dương. Thân của nội tiêm mao bao gồm một bao ngoài và một lõi. Ở đầu xa của tiêm mao, tiêm mao có thể mỏng mảnh hơn và bao ngoài có thể bị mất đi.

Màng ngoài của Treponema pallidum có tính đàn hồi và chứa lượng lớn cao phospholipid. Lớp màng này được coi là rất cần thiết đối với xoắn khuẩn giang mai vì chúng giúp vi khuẩn tránh đáp ứng miễn dịch của ký chủ trong quá trình nhiễm khuẩn mạn tính.

Treponema pallidum sinh sản bằng cách chia đôi theo chiều ngang, cứ khoảng 30 giờ/ 1 lần. Xoắn khuẩn này khi trưởng thành thường rất dài, có thể đứt đôi hoặc gập lại thành hình chữ V.

Để quan sát rõ hình thể của xoắn khuẩn giang mai có thể dùng kính hiển vi nền đen. Bên cạnh hình thể thông thường, vi khuẩn Treponema pallidum cũng có thể xuất hiện dưới dạng hình hạt. Loại vi khuẩn này khó bắt màu, do đó,  có thể sử dụng biện pháp nhuộm bạc hay nhuộm Giemsa để xem vi khuẩn dưới kính hiển vi quang học.

Tính chất nuôi cấy

Treponema pallidum là loại khuẩn kỵ khí rất khó nuôi. Vào năm 1909, loại xoắn khuẩn di động này đã được nuôi cấy lần đầu tiên trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, dòng nuôi cấy này không phải là dòng độc tính có khả năng gây bệnh ở người. Chính vì vậy, tính đến nay vẫn chưa có bất kỳ kết quả nuôi cấy Treponema pallidum nhân tạo nào thành công. Thông thường, các dòng nuôi cấy được đều là những týp sinh học của T. Refringens và Treponena phagedenis có cấu trúc kháng nguyên giống xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum.

Xoắn khuẩn giang mai
Cho đến nay vẫn chưa có kết quả nuôi cấy xoắn khuẩn giang mai nhân tạo thành công nhưng có thể gây bệnh thực nghiệm trên thỏ

Mặc dù chưa có nuôi cấy được nhưng các nhà khoa học vẫn có thể thực hiện gây bệnh thực nghiệm trên động vật như khỉ và thỏ. Từ đó tiến hành nghiên cứu sinh lý và biến dưỡng của xoắn khuẩn Treponema pallidum. Cách giữ chủng khuẩn tốt nhất là tiêm chúng vào tinh hoàn thỏ. Dòng vi khuẩn dùng nghiên cứu là Treponema pallidum Nichols.

Sức đề kháng

Treponema pallidum có sức đề kháng khá yếu nên rất dễ chết khi chúng thoát ra khỏi vật chủ. Bên cạnh đó, loại vi sinh vật này rất dễ nhạy cảm với sự biến đổi của pH. Thuốc sát trùng hoặc xà phòng thông thường cũng có thể tiêu diệt được chúng. Ngoài ra, ở nhiệt độ cao, khô và hanh cũng làm xoắn khuẩn Treponema pallidum dễ chết, khoảng 42 độ C/ 30 phút.

Treponema pallidum sống ở nhiệt độ thường 37 độ C. Ngoài ra, chúng cũng có khả năng chịu lạnh khá tốt ở nhiệt độ 4 độ C/ 24 – 28 giờ, ở – 30 độ C/ 4 – 5 ngày và ở -78 độ C chúng có thể sống được nhiều năm mà vẫn có thể gây bệnh. Mặt khác, chúng cũng có khả năng chịu tác động của nhiều loại kháng sinh khác nhau.

Kháng nguyên

Treponema pallidum có khoảng 15 loại kháng nguyên, trong đó có đa số kháng nguyên có bản chất là lipoprotein.

Phân loài xoắn khuẩn giang mai

Xoắn khuẩn được chia thành ba loài chính đó là:

  • Xoắn khuẩn Treponema
  • Xoắn khuẩn Leptospirosis
  • Xoắn khuẩn Borrelia

Trong đó, loại Treponema được chia làm 2 loại chính đó là loại không gây bệnh và loại gây bệnh. Loại không gây bệnh thường chiếm số đông, sống chủ yếu ở cơ thể như hốc miệng có xoắn khuẩn T.macrodentium và ở bộ phận sinh dục có  T.genitale. Còn đối với loại gây bệnh như  T. carateum gây bệnh pinta và loại T. pallidium subspecies pallidum gây bệnh giang mai hoa liễu ở người.

Khả năng gây bệnh

Vi khuẩn gây bệnh ở người bằng những cách sau:

  • Treponema pallidum xâm nhập vào cơ thể người thông qua các vết trầy xước trên niêm mạc hoặc da
  • Đối với giang mai bẩm sinh, xoắn khuẩn lây nhiễm từ mẹ sang con 

Ngoài ra, xoắn khuẩn giang mai cũng có thể lây nhiễm từ chuột. Bởi chúng chính là ổ trữ mầm bệnh chính, có thể bài tiết xoắn khuẩn qua nước tiểu vào nước và đất,… Việc tiếp xúc với nguồn nước, môi trường chứa mầm bệnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Chẩn đoán vi khuẩn học

Có rất nhiều xét nghiệm Treponema pallidum. Cụ thể như soi trực tiếp dưới kính hiển vi khi có sang thương hiện diện, phản ứng huyết thanh không chuyên biệt để tầm soát bệnh hoặc thực hiện phản ứng huyết thanh chuyên biệt để khẳng định bệnh. Ngoài ra cũng có thể phát hiện kháng nguyên trực tiếp trong nghiên cứu để đánh giá xét nghiệm.

xét nghiệm treponema pallidum
Soi kính hiển vi giúp chẩn đoán xoắn khuẩn giang mai

Soi dưới kính hiển vi 

Theo các chuyên gia, với sự hiện diện của tổn thương, việc soi kính hiển vi trực tiếp sẽ giúp chẩn đoán bệnh giang mai một cách dễ dàng. Có hai kỹ thuật hiển vi trực tiếp như:

  • Kính hiển vi nền đen: Bệnh phẩm là thanh dịch không chứa mảnh vụn mô và hồng cầu. Bệnh phẩm này thường lấy ở u lồi giang mai, tổn thương săng hoặc ở âm đạo, cổ tử cung chứa khuẩn Treponema pallidum. Ngoài ra cũng có thể lấy chất dịch hút từ hạch lympho sưng đau ở gần vùng bị tổn thương. Dưới kính hiển vi nền đen có thể thấy Treponema pallidum là xoắn khuẩn mảnh có vòng xoắn lượng khít, đồng dạng và chắc. Đồng thời, chúng di chuyển giống như mũi khoan bằng cách xoay quanh trục dọc. Thông thường, soi kính hiển vi nền đen để chẩn đoán bệnh giang mai giai đoạn 2, giai đoạn tái phát và giang mai bẩm sinh
  • Kỹ thuật kháng thể huỳnh quang trực tiếp: Sử dụng kháng thể đặc hiệu kết hợp với huỳnh quang để phát hiện xoắn khuẩn gây giang mai có trong chất dịch tiết từ vùng bị tổn thương như miệng, ruột hoặc dịch cơ thể. Kỹ thuật này thường dùng để chẩn đoán bệnh giang mai giai đoạn 2, giai đoạn muộn và giang mai bẩm sinh

Chẩn đoán huyết thanh

Chẩn đoán này thường làm từ ngày thứ 10 trở đi. Cụ thể:

  • Phản ứng không chuyên biệt: Giúp phát hiện kháng thể IgG và IgM bằng kháng nguyên có thể là chất liệu lipoid từ tế bào bị tổn thương của ký chủ hoặc cardiolipin hay lipoprotein của Treponema hoặc Cardiolipin trích từ tim bò. Nhìn chung, kháng thể thường xuất hiện khoảng một tuần sau săng giang mai. Tuy không mang tính đặc hiệu nhưng kháng thể kháng cardiolipin chỉ tìm thấy ở những bệnh nhân mắc bệnh giang mai.
  • Phản ứng huyết thanh chuyên biệt: Phản ứng này về mặt kỹ thuật thì phức tạp và đắt tiền hơn phản ứng huyết thanh không chuyên biệt. Do đó, chúng không được dùng để sàng lọc bệnh giang mai. Phản ứng này chỉ dùng để khẳng định dương tính của phản ứng không chuyên biệt. Hoặc chúng dùng để xác định triệu chứng lâm sàng mà kết quả kiểm tra không chuyên biệt âm tính. Một số phản ứng huyết thanh chuyên biệt thường dùng như phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp (TPHA- Treponema pallidum Hemagglutination Assay), phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (F.T.A- Fluorescent Treponemal Antibody) hay phản ứng bất động xoắn khuẩn giang mai (T.P.I- Treponema Pallidum Immobilization)

Phòng ngừa và điều trị xoắn khuẩn giang mai

Để điều trị Treponema pallidum, bác sĩ sẽ thiết lập phác đồ điều trị bằng kháng sinh cho bệnh nhân. Penixillin là kháng sinh thường dùng nhiều nhất để cải thiện bệnh. Bên cạnh đó, để phòng ngừa bệnh đặc hiệu, cần tiêm phòng vắc xin. Còn đối với phòng ngừa không đặc hiệu, bệnh nhân cần vệ sinh tay chân sạch sẽ, tiêu diệt chuột, mang găng tay và ủng khi đi vào nơi lưu hành dịch.

Xoắn khuẩn giang mai có sức đề kháng yếu, rất dễ bị tiêu diệt bởi thuốc sát trùng thông thường. Tuy nhiên, chúng có thể chịu lạnh và chịu tác động của thuốc kháng sinh nên làm tăng khả năng kháng thuốc, gây khó khăn trong việc điều trị bệnh về sau. Do đó, cách tốt nhất để làm giảm tình trạng kháng thuốc, bệnh nhân nên điều trị bệnh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Chia sẻ:
Bệnh giang mai có ngứa không, làm sao nhận biết?
Bệnh giang mai xuất hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Điều này tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe…
Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 2 và cách điều trị
Bệnh giang mai giai đoạn 2 xảy ra sau khoảng 4 – 10 tuần xuất hiện săng giang mai. Các…
Bệnh lậu – Giang mai là gì, giống hay khác nhau, chữa được không?
Lậu và giang mai là hai căn bệnh xã hội nguy hiểm thường gặp nhất hiện nay, bệnh lây truyền…
Săng giang mai là gì và thông tin cần biết
Săng giang mai là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh. Triệu chứng này đặc trưng bởi sự…
Bệnh giang mai là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Giang mai là một bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục không chỉ gây ảnh hưởng đến sức…

Các dấu hiệu ban đầu của bệnh giang mai khá giống với nhiệt miệng Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không?

Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không là một trong những thắc mắc chung của rất nhiều người.…

Giang mai bẩm sinh – Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh giang mai bẩm sinh là một tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc làm…

Bệnh giang mai lây qua đường nào? Các con đường phổ biến nhất

Giang mai là bệnh tình dục khác phổ biến và có thể truyền nhiễm sang người khác. Để biết bệnh…

Bệnh giang mai ở nữ giới và những dấu hiệu điển hình nhất

Bệnh giang mai ở phụ nữ thường dễ lây lan và khó điều trị hơn nam giới do đặc điểm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua