Bệnh giang mai có chữa được không, cách nào nhanh khỏi?
Giang mai là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, có thể gặp ở cả đối tượng nam giới lẫn nữ giới. Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện của săng giang mai trong giai đoạn đầu, bệnh tiến triển gây tổn thương não, tim, thần kinh trong những năm sau đó. Với tính chất nguy hiểm và khả năng tàn phá sức khỏe nghiêm trọng, bệnh giang mai có thể chữa được hay không? Thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Một số thông tin về bệnh giang mai
Bệnh giang mai là gì?
Giang mai (syphilis) là bệnh lây qua đường tình dục do nhiễm phải xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể khi quan hệ tình dục không an toàn qua đường âm đạo, hậu môn, miệng hoặc qua các vết xước trên da tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương do giang mai. Nam và nữ đều có nguy cơ mắc phải bệnh trên.
Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai
Bệnh giang mai được chia thành 3 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn có đặc trưng cụ thể như sau:
Giai đoạn 1 (xảy ra 2 – 4 tuần kể từ khi bị nhiễm bệnh):
- Xuất hiện vết trợt, lở loét vị trí vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, thường là bộ phận sinh dục. Lở loét hậu môn, miệng cũng có thể xảy ra nếu các bộ phận này cũng tham gia vào hoạt động tình dục.
- Vết loét có thể tự lành sau 1 – 5 tuần.
Giai đoạn 2 (xảy ra từ 6 – 1 2 tuần sau đó):
- Nổi ban trên bộ phận sinh dục (hoặc miệng), lòng bàn tay, bàn chân.
- Sốt
- Nhức đầu
- Sưng đau các khớp
- Mất cảm giác ngon miệng
- Đau họng
- Sưng tuyến hạch (háng, cổ, nách)
- Mệt mỏi.
Giai đoạn này cũng có thể tiến triển ngầm trong nhiều năm mà không biểu lộ triệu chứng ra bên ngoài.
Giai đoạn 3 (bắt đầu khoảng 10 – 40 năm sau khi nhiễm bệnh):
- Tổn thương tim mạch, não
- Vấn đề thăng bằng
- Vấn đề trí nhớ
- Tê liệt.
Nguyên nhân gây bệnh giang mai
Nguyên nhân khiến cơ thể bị bệnh giang mai là do nhiễm phải một loại xoắn khuẩn có tên là Treponema pallidum khi quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh. Trong trường hợp hiếm gặp, vi khuẩn này có thể lây nhiễm qua vết thương hở trên da khi tiếp xúc với dịch tiết từ vết loét của người bệnh. Bệnh giang mai không lâu nhiễm qua đường tiếp xúc, kể cả khi ngồi chung bệ toilet, bể bơi, bồn tắm, mặc chung quần áo với người bệnh.
Bệnh giang mai có chữa được không? Chữa bằng cách nào?
Giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm, có khả năng gây tổn thương lên hệ thần kinh, xương khớp, tim mạch và các cơ quan nội tạng khác. Bệnh rất khó điều trị nếu không phát hiện sớm và chữa kịp thời.
Tuy nhiên, giang mai vẫn có thể được chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị sớm trong giai đoạn bệnh mới bộc phát ở giai đoạn đầu. Lúc này, bác sĩ sẽ kê cho bạn đơn thuốc chứa kháng sinh để tiêu diệt xoắn khuẩn như penicillin. Penicillin được xem là một trong những loại kháng sinh đáp ứng tốt với xoắn khuẩn Treponema pallidum. Trong trường hợp bị dị ứng với Penicillin, chuyên gia sẽ cân nhắc đổi các loại kháng sinh khác như doxycycline, ceftriaxone, azithromycin.
Đối với trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn 2, 3, thời gian điều trị bằng kháng sinh sẽ được kéo dài hơn. Bạn có thể được chỉ định thuốc kháng sinh dạng tiêm hoặc uống tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, khả năng hấp thu của cơ thể.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần chú ý tiến hành theo dõi kiểm tra thường xuyên và xét nghiệm máu khi được yêu cầu để theo dõi tiến triển bệnh và có điều chỉnh điều trị kịp thời.
Bệnh giang mai có tái phát lại hay không?
Sau khi bệnh giang mai được chữa trị, bạn vẫn có nguy cơ tái nhiễm nếu tiếp tục quan hệ với người bệnh. Để bảo vệ cơ thể và bạn tình, cần chú ý quan hệ tình dục an toàn.
Phong cách sống và sinh hoạt lành mạnh để sớm khỏi bệnh
Để ngăn bệnh giang mai tiến triển, kiểm soát tình trạng bệnh, trong quá trình điều trị, cần lưu ý một số điều sau đây:
- Không tự ý ngưng thuốc hoặc đổi liều khi chưa được chuyên gia cho phép – kể cả khi triệu chứng có dấu hiệu thuyên giảm. Việc tự ý ngưng thuốc, tăng giảm liều tự ý đều có thể tăng nguy cơ mắc phải tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh, gây khó khăn trong việc dùng thuốc sau này.
- Thông báo cho chuyên gia nếu bạn bị giang mai khi đang mang thai. Giang mai có thể lây nhiễm cho thai nhi và gây ra tác hại hết sức nghiêm trọng.
- Thông báo cho chuyên gia nếu bạn dị ứng với thuốc kháng sinh penicillin hoặc bất kỳ loại thuốc nào.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để hạn chế nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh.
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với bạn tình để tránh nguy cơ nhiễm bệnh hoặc lây nhiễm cho bạn tình.
- Không quan hệ cho đến khi
Tóm lại, bệnh giang mai có thể chữa trị tận gốc nếu phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm và điều trị tích cực. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể dễ dàng tái phát nếu như tiếp tục quan hệ với người bệnh. Vì thế, cần sinh hoạt điều độ để tránh nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!