Xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai và chi phí thực hiện

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Xét nghiệm giang mai giúp bác sĩ phát hiện sự hiện diện của xoắn khuẩn gây bệnh, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp ở mỗi người. Để xét nghiệm chẩn đoạn bệnh giang mai, nhân viên y tế thường yêu cầu bệnh nhân thực hiện thủ tục soi tìm xoắn khuẩn trên kính hiển vi nền đen và xét nghiệm huyết thanh học.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai bằng test Syphilis

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là một trong những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (sexually transmitted disease – STD). Bệnh hình thành do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây nên. Thông thường, giang mai lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục bằng đường âm đạo, miệng và hậu môn với người bị nhiễm bệnh. 

Triệu chứng bệnh thường phát triển theo từng giai đoạn, có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm liền. Trong thời gian mới khởi phát, bệnh bắt đầu bằng một vết loét nhỏ, không gây ngứa, không đau trên bộ phận sinh dục, miệng hoặc hậu môn. Vết loét này thường gọi là chancre hoặc săng giang mai. 

Ở giai đoạn tiếp theo, bệnh phát triển và gây nên các biểu hiện giống như bệnh cúm, đồng thời xuất hiện các nốt phát ban trên bộ phận sinh dục. Những nốt ban này có thể lan rộng ra toàn cơ thể sau đó một thời gian. Các giai đoạn sau, vi khuẩn tấn công sâu vào cơ thể có thể gây hỏng não, xương khớp, tỷ sống và các cơ quan khác.

Do đó, để có biện pháp điều trị phù hợp với từng giai đoạn bệnh, xét nghiệm giang mai chính là biện pháp được lựa chọn. Bởi chúng giúp chẩn đoán bệnh giang mai ở giai đoạn đầu nhiễm trùng – giai đoạn bệnh dễ điều trị nhất.

Bệnh giang mai cần xét nghiệm gì?

Bệnh giang mai có thể được chẩn đoán qua các xét nghiệm sau đây:

1. Soi tìm xoắn khuẩn giang mai trên kính hiển vi nền đen

Mặc dù phương pháp này không được áp dụng rộng rãi nhưng có một số xét nghiệm cần sử dụng biện pháp này để phát hiện trực tiếp xoắn khuẩn giang mai. Phương pháp phát hiện trực tiếp này bao gồm kính hiển vi trường tối, PCR và xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp cho xoắn khuẩn Treponema pallidum.

Bệnh phẩm để thực hiện xét nghiệm này là dịch tiết ra từ vết loét, vết trợt hoặc vết sẩn hay mảng niêm mạc. Ngoài ra, bác sĩ có thể chọc dịch hạch bạch huyết gần khu vực bệnh. Sau khi phết dịch tiết lên lam kính, nhân viên y tế sẽ tiến hành soi trên kính hiển vi nền đen. 

Thủ thuật này giúp nhận dạng hình thái và sự chuyển động của xoắn khuẩn Treponema pallidum, cho kết quả nhanh. Đồng thời giúp chẩn đoán ngay lập tức nếu thấy xoắn khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, biện pháp soi kính hiển vi trên nền đen cũng có những nhược điểm như:

  • Có thể nhầm lẫn giữa xoắn khuẩn Treponema pallidum với các loại xoắn khuẩn cùng họ Treponema
  • Mẫu hơi khó bảo quản. Do đó, sau khi lấy xong cần phải tiến hành soi ngay
  • Khả năng cho kết quả âm tính cao vì không lấy đúng vị trí mẫu
  • Phụ thuộc vào thiết bị cũng như kinh nghiệm của người soi
cách xét nghiệm bệnh giang mai
Chẩn đoán bệnh giang mai bằng cách soi kính hiển vi nền đen tìm xoắn khuẩn giang mai

2. Xét nghiệm huyết thanh học

Có hai loại huyết thanh học khác nhau được phân loại dựa trên các loại kháng nguyên mà kháng thể được định hướng chống lại. Xét nghiệm huyết thanh học được chia thành 2 nhóm chính như xét nghiệm tìm kháng thể giang mai không đặc hiệu (Non – Treponema test) và xét nghiệm tìm kháng thể giang mai đặc hiệu (Treponema test). Cụ thể:

+ Xét nghiệm tìm kháng thể giang mai không đặc hiệu (Non – Treponema test)

Non – Treponema test bao gồm các xét nghiệm chính như:

  • Xét nghiệm huyết tương nhanh (RPR): Xét nghiệm này giúp tìm kiếm các kháng thể cụ thể có trong máu nếu hệ miễn dịch của người bệnh hiện đang chống lại nhiễm trùng giang mai. RPR không giúp xác định xoắn khuẩn gây bệnh nhưng giúp tìm kháng thể chống lại các chất được tạo ra bởi các tế bào đã bị vi khuẩn tấn công
  • Xét nghiệm phòng thí nghiệm bệnh hoa liễu (VDRL): Xét nghiệm VDRL giúp đánh giá khả năng của huyết thanh được đun nóng và ngưng kết bông với hỗn dịch cardiolipin – cholessterol – lecithin. Kết quả của xét nghiệm này trở nên dương tính sau 4 – 6 tuần sau khi nhiễm bệnh hoặc 1 – 3 tuần sau khi tổn thương tiên phát xuất hiện. Nói chung, phản ứng dương tính thường trong giai đoạn 2.
  • Xét nghiệm huyết thanh không sử dụng màu đỏ O.ToLuidin: Phương pháp này hiện nay không được sử dụng nữa. Tuy nhiên, về nguyên tắc, trong môi trường acid đun nóng có sự hiện diện của Thiourea, glucose trong huyết thanh sẽ kết hợp với O.Toluidin và cho ra phức chất có màu xanh lục có tỷ lệ thuận với nồng độ của glucose trong huyết thành. Màu được đo bằng quang phổ kế

Tất cả các xét nghiệm này thường phản ứng với kháng thể immunoglobulin G và immunoglobulin M. Kết quả của những xét nghiệm này thường là bán định lượng, phản ánh hoạt động của nhiễm trùng xoắn khuẩn. Thông thường, chuyển đổi huyết thanh thường xảy ra khoảng 3 tuần nhưng phải mất khoảng 6 tuần mới xuất hiện kháng thể. Chính vì vậy, bệnh nhân thường được chẩn đoán bệnh giang mai nguyên phát với kết quả xét nghiệm huyết thanh âm tính ban đầu trong vòng 1 năm.

Nhìn chung, về mặt ưu điểm, Non – Treponema test có giá thành rẻ, xét nghiệm nhanh, đồng thời đánh giá được tình trạng tái nhiễm. Do đó, có thể thực hiện biện pháp xét nghiệm này để sàng lọc thường quy và theo dõi bệnh. Tuy nhiên, nhược điểm của Non – Treponema test là thường cho kết quả dương tính giả nếu người bệnh mắc các bệnh nhiễm trùng toàn thân như:

  • Viêm nội tâm mạc
  • Bệnh lao
  • Bệnh rickettsia
  • Nhiễm trùng trong thai kỳ

Ngoài ra, một nhược điểm nữa của Non – Treponema test là khả năng cho kết quả âm tính giả cũng khá cao. Đặc biệt là trong trường hợp nồng độ kháng thể trong mẫu huyết thanh lên quá cao.

bệnh giang mai cần xét nghiệm gì
Xét nghiệm phòng thí nghiệm bệnh hoa liễu (VDRL) giúp chẩn đoán bệnh giang mai

+ Xét nghiệm tìm kháng thể giang mai đặc hiệu (Treponema test)

Treponema test bao gồm các xét nghiệm như: 

  • Xét nghiệm ngưng kết hồng cầu T. pallidum (TPHA): Xét nghiệm này giúp phát hiện các kháng thể của xoắn khuẩn giang mai có trong huyết tương của người nhiễm bệnh
  • Xét nghiệm FTA – ABS: Là xét nghiệm máu chuyên sâu dùng để tìm kháng thể với xoắn khuẩn gây bệnh giang mai Treponema Pallidum. FTA – ABS thường dùng để xác định lại các kết quả kiểm tra dương tính với bệnh giang mai trước đó là thật hay dương tính giả
  • Test chẩn đoán nhanh giang mai (Syphilis): Dùng mẫu thử huyết thanh của người để test, giúp phát hiện định tính kháng thể kháng xoắn khuẩn Treponema
  • Chẩn đoán sàng lọc bệnh giang mai Syphilis TP (CMIA): Dựa lên nguyên lý xét nghiệm miễn dịch hóa phát quang giúp phát hiện kháng thể IgG/IgM chống lại xoắn khuẩn giang mai

Các phương pháp Treponema test giúp chẩn đoán bệnh giang mai ở bất kỳ giai đoạn nào với độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Bên cạnh đó, các biện pháp này cũng giúp định lượng được và kết quả dương tính giả thấp. Tuy nhiên, nhược điểm của Treponema test là giá thành quá cao. Đồng thời không dùng để theo dõi điều trị được và cũng không đánh giá được tình trạng tái nhiễm bởi người bệnh mắc bệnh giang mai thường cho kết quả dương tính suốt đời.

Xét nghiệm giang mai sau bao lâu là chính xác?

Theo các bác sĩ khoa da liễu cho biết, đối với trường hợp chưa xuất hiện các nốt sần hoặc săng giang mai, bệnh nhân cần làm xét nghiệm Syphillis Test sau 1 tháng có hành vi nguy cơ như quan hệ tình dục với đối tượng nghi nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, thời điểm chẩn đoán bệnh này thường khá sớm nên rất khó có thể kết luận người bệnh có nhiễm Treponema pallidum hay không. Do đó, sau khi có kết quả xác định âm tính, bệnh nhân cần tiến hành làm xét nghiệm lại sau đó 3 tháng để chắc chắn bản thân có bị nhiễm bệnh hay không.

Còn đối với trường hợp nhiễm bệnh, cơ thể đã xuất hiện những nốt sần hoặc săng giang mai thì kết quả chẩn đoán bệnh tương đối chính xác. Thế nhưng, để chắc chắn và xác định đúng giai đoạn bệnh, người bệnh cần thực hiện thêm các thủ thuật xét nghiệm khác như RPR, VDRL.

Ở một số trường hợp đã mắc bệnh, bệnh nhân cần tiến hành làm xét nghiệm định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Bởi việc làm này giúp nhân viên y tế theo dõi được tiến triển của bệnh, từ đó đưa ra hướng chữa trị thích hợp cho từng giai đoạn.

xét nghiệm giang mai sau bao lâu là chính xác
Xét nghiệm giang mai sau 3 tháng mới cho kết quả chính xác

Xét nghiệm bệnh giang mai ở đâu?

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền y học, việc tìm kiếm một địa chỉ điều trị bệnh giang mai không còn khó đối với bệnh nhân. Tuy nhiên, để lựa chọn địa chỉ khám mang lại kết quả điều trị cao, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí điều trị, người bệnh nên lựa chọn nơi xét nghiệm và chữa bệnh theo những tiêu chí sau đây:

  • Phòng khám, bệnh viện đã được Bộ Y tế và các cơ quan chức năng cấp giấy phép hoạt động
  • Cơ sở xét nghiệm có hệ thống cơ sở vật chất khang trang cùng với trang thiết bị hiện đại và phương pháp khám chữa bệnh tiên tiến
  • Đội ngũ y bác sĩ được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn và tay nghề cao
  • Chất lượng dịch vụ tốt, bao gồm môi trường khám bệnh thân thiện, phong cách phục vụ và chăm sóc bệnh nhân tận tình
  • Chi phí thăm khám và điều trị được niêm yết rõ ràng 

Một số địa chỉ xét nghiệm và điều trị bệnh giang mai ở Hà Nội và TP.HCM như:

  • Bệnh viện Bạch Mai (Tòa nhà 2 tầng Khoa Da liễu – Số 78 Giải Phóng – Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội)
  • Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (193C1 Bà Triệu – Hai Bà Trưng -Hà Nội)
  • Bệnh viện Da liễu TW (15A – Phương Mai – Quận Đống Đa – Hà Nội)
  • Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội (431 Tam Trinh – Hoàng Mai – Hà Nội)
  • Bệnh viện da liễu TP.HCM (Số 2 Nguyễn Thông – Phường 6 – Quận 3 – Hồ Chí Minh)
  • Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (215 Hồng Bàng – Quận 5 – Hồ Chí Minh)

Xét nghiệm giang mai bao nhiêu?

Rất khó để đưa ra một con số cụ thể để trả lời cho câu hỏi xét nghiệm giang mai bao nhiêu. Bởi vấn đề này còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người.

Chẳng hạn, nếu người bệnh tiến hành xét nghiệm giang mai khi nghi ngờ bản thân nhiễm bệnh thì chi phí xét nghiệm và điều trị sẽ thấp hơn. Bởi các xét nghiệm bệnh ở giai đoạn mới chớm nở thường đơn giản và có chi phí thấp hơn. Ngược lại, nếu bệnh chuyển qua mức độ nặng, bác sĩ cần thực hiện các xét nghiệm có kỹ thuật cao hơn, đồng nghĩa với mức phí cao hơn.

Ngoài ra, giá tiền của xét nghiệm giang mai cao hay thấp còn phụ thuộc vào cơ sở mà bệnh nhân lựa chọn để thực hiện. Do đó, để biết chính xác giá tiền, bệnh nhân vui lòng liên hệ đến bệnh viện hoặc cơ sở thăm khám mà bản thân muốn xét nghiệm để được nhân viên hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn.

Xét nghiệm giang mai giúp phát hiện xoắn khuẩn gây bệnh. Đồng thời giúp chẩn đoán tình trạng bệnh, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ tiến triển bệnh ở mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp xét nghiệm khác nhau.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh giang mai có ngứa không, làm sao nhận biết?
Bệnh giang mai xuất hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Điều này tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe…
Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 2 và cách điều trị
Bệnh giang mai giai đoạn 2 xảy ra sau khoảng 4 – 10 tuần xuất hiện săng giang mai. Các…
Bệnh lậu – Giang mai là gì, giống hay khác nhau, chữa được không?
Lậu và giang mai là hai căn bệnh xã hội nguy hiểm thường gặp nhất hiện nay, bệnh lây truyền…
Săng giang mai là gì và thông tin cần biết
Săng giang mai là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh. Triệu chứng này đặc trưng bởi sự…
Bệnh giang mai là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Giang mai là một bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục không chỉ gây ảnh hưởng đến sức…

Xoắn khuẩn giang mai – Treponema pallidum là gì?

Xoắn khuẩn giang mai hay còn gọi là Treponema pallidum là một trong những loại vi sinh vật gây bệnh…

Bệnh giang mai ở giai đoạn đầu và các biểu hiện điển hình

Các triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn đầu thường xuất hiện từ 3 - 6 tuần kể từ…

Giang mai bẩm sinh – Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh giang mai bẩm sinh là một tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc làm…

Mụn giang mai và những vết loét thường gây đau nhức, ngứa rát khó chịu. Mụn giang mai như thế nào, có ngứa không?

Biểu hiện của bệnh giang mai ở giai đoạn đầu là xuất hiện các vết loét có hình tròn, cứng,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua