Điều trị giang mai trong bao lâu thì khỏi?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm chỉ đứng sau HIV. Khi mắc bệnh này, câu hỏi chung của các bệnh nhân là điều trị giang mai trong bao lâu thì khỏi. Câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm chỉ đứng sau HIV
Giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm chỉ đứng sau HIV

Bệnh giang mai nguy hiểm hơn bạn tưởng

Trước khi tìm hiểu thời gian điều trị giang mai trong bao lâu, bạn cần biết bệnh này hình thành như thế nào và có thể gây những biến chứng gì.

Giang mai là bệnh do xoắn khuẩn giang mai có tên là Treponema Pallidum gây ra. Bệnh chủ yếu lây lan qua đường tình dục. Ngoài ra, bệnh có thể lây lan giáp tiếp khi sử dụng các vật dụng cá nhân chung với người bệnh như: quần áo, đồ lót, khăn tắm, bàn chải đánh răng, mền gối hoặc sử dụng chung kim tiêm…

Biến chứng của giang mai có thể làm tổn thương nội tạng, mắt, thanh quản, hệ thần kinh, cơ và xương khớp… Cụ thể là:

  • Gây tàn tật suốt đời bằng cách phá hoại cơ và xương. Thậm chí nguy hại đến tính mạng.
  • Suy giảm chức năng hệ thần kinh: Biểu hiện thông qua suy giảm thị giác (viêm kết mạc, viêm võng mạc…), động kinh, suy nhược thần kinh ảo giác và trầm cảm.
  • Tổn thương nội tạng: Đặc biệt là tim mạch. Bệnh gây ra tình trạng tắc nghẽn động mạch, u hoặc viêm động mạch chủ, phình mạch, hở van tim…
  • Có thể bị sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu nếu phụ nữ đang mang thai mắc bệnh giang mai.

Đa số người mắc bệnh này thường phát hiện khi bệnh chuyển sang giai đoạn biến chứng. Bởi các triệu chứng ban đầu của bệnh không rõ ràng. Bệnh tiến triển “âm thầm” nên đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng đột quỵ.

Giang mai là bệnh do xoắn khuẩn giang mai có tên là Treponema Pallidum gây ra
Giang mai là bệnh do xoắn khuẩn giang mai có tên là Treponema Pallidum gây ra

Bệnh chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1:

Thời gian ủ bệnh dưới 90 ngày. Qua giai đoạn này, bệnh mới biểu hiện ra bên ngoài. Các biểu hiện này gồm: săng giang mai và nổi hạch. Săng giang mai là các vết loét hình tròn, cứng, bờ trơn nhẵn và không đau hay ngứa. Các vết loét thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục và thường tự biến mất sau 3-6 tuần.

Giai đoạn 2:

Da người bệnh xuất hiện các nốt ban đỏ ở nhiều bộ phận trên cơ thể. Tuy nhiên, nó không gây ngứa hay khó chịu. Các vết này tồn tại trong 1-2 tuần, sau đó lại mất đi. Trong giai đoạn này, có thể người bệnh sẽ bị các triệu chứng như: sốt, đau họng, đau đầu, chán ăn, sụt cân và nổi hạch. Đây đồng thời cũng là giai đoạn dễ lây nhiễm bệnh nhất.

Giai đoạn 3:

Xoắn khuẩn gây tổn thương cho toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Biểu hiện là sự xuất hiện các nốt mụn mủ, sưng viêm và cuối cùng là hoại tử. Ở giai đoạn này, bệnh không lây nhiễm cho người khác nhưng khả năng gây tử vong cho người bệnh rất cao.

Bệnh giang mai giai đoạn 3
Bệnh giang mai giai đoạn 3

Điều trị giang mai trong bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Các chuyên gia cho biết, bệnh giang mai có thể được điều trị khỏi hoàn toàn, thậm chí không tái phát nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm. Phát hiện bệnh trong 1-2 tuần đầu, khả năng chữa khỏi hoàn toàn và không tái phát rất cao. Khi các xoắn khuẩn bị tiêu diệt, các biểu hiện lâm sàng của bệnh cũng sẽ biến mất.

Trong khi đó, điều trị bệnh trong giai đoạn cuối có thể khiến các vùng viêm thu hẹp lại nhưng không thể làm mất hoàn toàn. Chúng vẫn để lại sẹo. Thường thì bệnh trong giai đoạn cuối không chữa khỏi. Xoắn khuẩn giang mai có thể được tiêu diệt nhưng các thương tổn mà nó gây ra thì không hồi phục được.

Sau khi điều trị, bệnh nhân vẫn cần tái khám và làm các xét nghiệm định kỳ. Đối tác quan hệ tình dục cũng phải cùng thực hiện các xét nghiệm và điều trị. Nếu thực hiện đúng phác đồ, sau 6 tháng các chỉ số kháng thể trong máu gồm USR, RPR hoặc VDRL sẽ âm tính.

Ngoài ra, điều trị giang mai trong bao lâu còn phụ thuộc vào yếu tố tâm lý và ý thức của người bệnh. Thời gian điều trị bệnh này mất ít nhất 6 tháng. Trong giai đoạn đó, người bệnh phải tuân theo 100% các chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu không kiên trì và tinh thần không đủ lạc quan, người bệnh khó theo được hết phác đồ điều trị.

Sau khi điều trị giang mai, bệnh nhân vẫn cần tái khám và làm các xét nghiệm định kỳ
Sau khi điều trị giang mai, bệnh nhân vẫn cần tái khám và làm các xét nghiệm định kỳ

Các phương pháp điều trị giang mai

Dùng thuốc Tây y

Bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định uống kháng sinh Penicillin dành cho những người bị nhiễm trùng nặng. Trường hợp dị ứng với kháng sinh này, họ sẽ được dùng doxycycline, azithromycin hoặc ceftriaxone.

Trong ngày đầu tiên điều trị bằng kháng sinh, người bệnh có thể gặp phải các tình trạng như: sốt, đau đầu hoặc đau nhức toàn thân, buồn nôn… Các phản ứng này thường xuất hiện sau 2-12h điều trị. Các triệu chứng này thường chỉ kéo dài trong 24 giờ và có thể khắc phục bằng thuốc giảm đau. 

Khi ở giai đoạn đầu, có thể người bệnh chỉ cần 1 liều thuốc duy nhất là có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Đối với trường hợp nặng, thuốc chỉ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Người bệnh cần 3-4 mũi tiêm trong 1 tuần và duy trì liên tục trong 10-14 ngày.

Với đối tượng mắc giang mai là trẻ sơ sinh (lây từ mẹ qua nhau thai):

Việc điều trị phải được tiến hành từ lúc trẻ còn trong bụng mẹ. Sau khi sinh ra, trẻ sẽ được xét nghiệm máu liên tục.

  • Nếu kết quả lần đầu là dương tính với xoắn khuẩn, trẻ sẽ được điều trị nhưng phải tái xét nghiệm hằng tháng. Kháng sinh phổ biến dùng để điều trị là penicillin. Nếu sau 8 tháng, kết quả âm tính thì ngừng quan sát bệnh. Nếu qua 1 năm mà kết quả vẫn dương tính và có xu hướng tăng sẽ được điều trị cấp tốc.
  • Nếu kết quả xét nghiệm lần đầu là âm tính. Trẻ vẫn tiếp tục được khám lại trong thời gian từ 1-6 tháng. Nếu kết quả vẫn âm tính thì có thể khẳng định trẻ không mắc bệnh.

Với đối tượng là phụ nữ mang thai:

Penicillin là kháng sinh an toàn duy nhất điều trị bệnh giang mai cho phụ nữ mang thai. Trường hợp người bệnh dị ứng với kháng sinh này sẽ được các bác sĩ gây tê trước khi tiêm. Số lần và lượng thuốc tiêm phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Ngoài ra, chồng của bệnh nhân cũng sẽ phải xét nghiệm và điều trị giang mai nếu quan hệ tình dục trong 3 tháng gần nhất. 

Kháng sinh Penicillin là thuốc chữa giang mai được sử dụng nhiều nhất
Kháng sinh Penicillin là thuốc chữa giang mai được sử dụng nhiều nhất

Lưu ý khi điều trị giang mai bằng thuốc Tây y

Điều trị giang mai trong bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào sự tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt là các điều dưới đây:

  • Không tự ý mua thuốc, tránh tình trạng xoắn khuẩn kháng thuốc.
  • Dùng đúng liều lượng, không được lạm dụng hoặc tự ý dùng ít hơn.
  • Thực hiện các xét nghiệm định kỳ đúng hạn.
  • Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
  • Thông báo ngay với các sĩ khi có các biểu hiện bất thường. Đặc biệt là tình trạng kháng thuốc.
  • Ăn uống đủ chất và luyện tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng. Tránh thức quá khuya hoặc làm việc quá sức.

Điều trị bằng kích thích cân bằng khả năng miễn dịch của DNA

Các bác sĩ sẽ dùng máy phân tích sinh hóa để tìm cách kích thích cân bằng miễn dịch DNA. Khi hệ miễn dịch này hoạt động mạnh, các xoắn khuẩn sẽ bị tiêu diệt.

Cơ chế của phương pháp này là cắt nguồn cung dinh dưỡng của xoắn khuẩn. Nhờ đó, nó không thể phát triển thêm số lượng. Tiếp theo, DNA sẽ tác động trực tiếp lên các tế bào bị tổn thương. Mục đích là hồi phục chức năng bình thường cho các tế bào này.

Chữa bệnh giang mai bằng các phương pháp Đông y

Trong Đông y có nhiều bài thuốc chữa bệnh giang mai. Tương tự như thuốc Tây y, thời gian điều trị giang mai trong bao lâu tùy thuộc chủ yếu vào giai đoạn bệnh. Đa số các bài thuốc có hiệu quả rõ ràng với những bệnh nhân đang ở giai đoạn đầu.

Thảo dược thường dùng là thổ phục linh. Để hiệu quả tăng cao, người ta thường kết hợp thổ phục linh cùng các vị thuốc khác. Tiêu biểu như: nhẫn đông đằng, đại hoàng, khương hoạt, kim ngân hoa, phong phong, mộc thông, xuyên khung và đại hoàng, cam thảo, tiêu hồ, bạc hà…  Ngoài ra, trong dân gian còn truyền miệng nhau các món ăn có thể chữa bệnh này là cháo bồ công anh hoặc cháo hoa mai.

Thảo dược thường dùng chữa giang mai là thổ phục linh
Thảo dược thường dùng chữa giang mai là thổ phục linh

Đa số các bài thuốc Đông y chỉ chữa được các triệu chứng bên ngoài và bệnh còn ở giai đoạn đầu. Nó thường không loại bỏ hoàn toàn sự tồn tại của xoắn khuẩn. Do đó, sau khi điều trị bằng phương pháp này, tốt nhất là bệnh nhân đến cơ sở y tế thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra lại bệnh tình.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
bệnh giang mai có chữa được không Bệnh giang mai có chữa khỏi được không?

Bệnh giang mai có chữa khỏi được không là vấn đề được nhiều người quan tâm khi căn bệnh này…

Xét nghiệm giang mai ở bệnh viện Da Liễu TPHCM và thông tin cần biết

Có nhiều phương pháp xét nghiệm giang mai ở bệnh viện Da Liễu TPHCM như kiểm tra RPR trong máu,…

Săng giang mai là gì và thông tin cần biết

Săng giang mai là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh. Triệu chứng này đặc trưng bởi sự…

Giang mai bẩm sinh – Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh giang mai bẩm sinh là một tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc làm…

Bệnh giang mai là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Giang mai là một bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục không chỉ gây ảnh hưởng đến sức…

Bình luận (1)

  1. Pham hoà
    Pham hoà says: Trả lời

    Bệnh Giang mai ở giai đoạn đầu chữa trong tg bao lauaj

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua