Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Gây Đau Lưng Và Cách Xử Lý

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Trào ngược dạ dày có thể gây ra đau lưng và tác động tiêu cực đến nhiều phần khác của cơ thể. Điều quan trọng là người bệnh cần trang bị kiến thức về vấn đề này để tìm ra các biện pháp khắc phục hiệu quả, giúp cải thiện tình hình sức khỏe.

trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến đau lưng không
Tình trạng trào ngược dạ dày có thể gây đau lưng, vai, ngực và cổ

Bệnh trào ngược dạ dày có thể không gây đau lưng không?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gây đau lưng trong một số trường hợp, bên cạnh các triệu chứng tiêu hóa phổ biến như đau bụng, ợ nóng, và đầy hơi. Đây là tình trạng rối loạn tiêu hóa mà ở đó acid dạ dày trào ngược vào thực quản, gây ra:

  • Ợ nóng
  • Đau bụng
  • Đầy hơi, chướng bụng

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cảm nhận đau lan tỏa ra lưng. Do vậy, khi xuất hiện những triệu chứng này, cần tìm biện pháp điều trị và phòng ngừa để cải thiện tình trạng sức khỏe.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây đau lưng

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gây tổn thương dạ dày, thực quản, cổ họng. Bên cạnh đó, đôi khi tình trạng này có thể dẫn đến đau lưng. Các nguyên nhân và tác nhân phổ biến thường bao gồm:

Axit dạ dày gây kích ứng và phá hủy các dây thần kinh

Axit dạ dày, cụ thể là Axit Clohydric khi trào ngược có thể gây tổn thương các dây thần kinh ở ngực, vai và lưng trên. Các cơn đau này có thể kéo dài trong nhiều giờ liền và có cường độ nghiêm trọng không giống nhau.

Nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể gây các tổn thương vĩnh viễn đến các dây thần kinh và mô mềm.

Tư thế ngủ không phù hợp

Những người bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường được khuyên là ngủ với tư thế đầu kê cao hơn. Điều này có tác dụng ngăn axit trào ngược lên thực quản và hạn chế tình trạng trào ngược vào ban đêm.

trào ngược dạ dày có dẫn đến đau lưng không
Tư thế ngủ kê cao đầu của bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể gây đau lưng

Mặc dù tư thế này có thể hạn chế tình trạng trào ngược tuy nhiên lại làm gia tăng tình trạng đau lưng. Khi ngủ ở tư thế đầu kê cao sẽ khiến cho các cơ và dây thần kinh ở lưng, vai, cổ căng thẳng. Do đó, không chỉ gây đau lưng, tư thế ngủ xấu ở bệnh nhân trào ngược dạ dày cũng làm tăng nguy cơ đau vai và đau cổ.

Hướng Dẫn: Cách Làm Sạch Họng Khi Bị Trào Ngược Dạ Dày Nên Thử

Biến chứng của trào ngược dạ dày

Một trong những tác hại của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gây tổn thương hoặc loét thực quản. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau ở ngực và trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cảm thấy đau ở vùng lưng.

Trào ngược dạ dày gây đau lưng khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường tình trạng đau lưng do trào ngược sẽ được cải thiện khi các triệu chứng trào ngược được điều trị. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng đau lưng có thể trở nên nghiêm trọng và cần điều trị y tế phù hợp.

Đến bệnh viện hoặc gọi cho cấp cứu nếu đau lưng kèm theo các triệu chứng như:

  • Tức ngực
  • Chóng mặt hoặc đau đầu
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau bụng, đau cánh tay, hàm, vai hoặc cổ
  • Khó thở
  • Đổ mồ hôi
  • Đau rát khi đi tiểu hoặc xuất hiện các triệu chứng tiết niệu khác
  • Có phân màu đen, hắc ín hoặc có dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa

Biện pháp cải thiện tình trạng đau lưng do trào ngược dạ dày

Các biện pháp cải thiện tình tình trạng trào ngược dạ dày gây đau lưng thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Các phương pháp phổ biến thường bào gồm:

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày và giảm đau lưng, thay đổi chế độ ăn uống là bước quan trọng:

  • Trái cây ít axit: Chọn các loại trái cây như táo, dưa hấu, chuối để tăng cường chất xơ và kali, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
  • Rau củ quả: Ăn nhiều súp lơ, khoai tây, dưa chuột, măng tây và các loại đậu giúp cải thiện trào ngược, tăng chất xơ và giảm béo.
  • Sữa chua: Giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm ợ nóng và tăng sức đề kháng.
  • Thịt nạc lọc mỡ: Cung cấp protein ít béo, dễ tiêu hóa, không gây ợ nóng, giảm áp lực dạ dày.
trào ngược dạ dày gây đau lưng
Thay đổi chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng trào ngược và hạn chế đau lưng

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh một số loại thực phẩm và tác nhân có thể gây ợ nóng và trào ngược. Các loại phổ biến bao gồm:

  • Rượu
  • Bánh mì và thực phẩm chứa Gluten
  • Cafein
  • Chocolate
  • Đậu phộng
  • Thức ăn cay
  • Thực phẩm chứa đường
  • Cà chua và các loại quả chứa axit khác

Đừng bỏ qua: Thuốc Đau Dạ Dày Omeprazol: Liều Dùng và Tác Dụng Phụ Cần Biết

2. Vật lý trị liệu và tập thể dục

Trong một số trường hợp, vật lý trị liệu và các bài tập kéo căng có thể cải thiện tình trạng đau lưng do trào ngược. Ngoài ra, luyện tập thường xuyên có thể tăng cường cơ bắp, hỗ trợ lưng và cột sống.

Người bệnh có thể chọn đi bộ, chạy bộ, bơi hoặc yoga nhẹ nhàng nhằm cải thiện các triệu chứng. Trao đổi với chuyên gia vật lý trị liệu hoặc huấn luyện viên để được hướng dẫn cụ thể.

Bệnh trào ngược dạ dày gây đau lưng
Thực hiện một số động tác yoga có thể cải thiện tình trạng đau lưng do trào ngược dạ dày gây ra

3. Điều trị đau lưng bằng thuốc

Thuốc dùng để điều trị đau lưng do trào ngược dạ dày thực quản thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Thông thường bác sĩ có thể kê các loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau để kiểm soát các cơn đau lưng.
  • Thuốc ức chế bơm proton và thuốc chẹn Axit để cải thiện tình trạng ợ nóng và trào ngược.

Biện pháp phòng ngừa đau lưng do trào ngược dạ dày

Người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa tình trạng trào ngược dạ dày gây đau lưng như sau:

  • Tập thể dục thường xuyên, để giữ cho cơ bắp mạnh mẽ và cải thiện ảnh hưởng của tư thế xấu khi ngủ.
  • Tránh các loại thực phẩm gây ợ nóng hoặc làm tăng nguy cơ trào ngược.
  • Tránh sử dụng thực phẩm cay, béo, nhiều đường và các loại hóa chất khác.
  • Tránh căng thẳng trong cuộc sống và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ lưng nếu cần thiết.
  • Điều trị và cải thiện tình trạng ợ nóng và trào ngược dạ dày.

Hầu hết các trường hợp trào ngược dạ dày gây đau lưng không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện tại nhà. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Top 10 Cách Chữa Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà Hiệu Quả Đơn Giản

Chữa trào ngược dạ dày tại nhà sao cho hiệu quả là vấn đề bệnh nhân nào cũng quan tâm…

Cách Dùng Rượu Tỏi Chữa Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà

Dùng rượu tỏi chữa trào ngược dạ dày là mẹo dân gian đang được nhiều bệnh nhân áp dụng để…

Cảnh giác “biến chứng trào ngược dạ dày thực quản”

Biến chứng trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như…

Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày – Đâu là cách chữa an toàn?

Bà bầu bị trào ngược thực quản dạ dày nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của sự gia…

Trào ngược dạ dày có nên ăn trứng không Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Ăn Trứng? Điều Cần Biết

Trào ngược dạ dày có nên ăn trứng không và ăn như thế nào đúng cách là những câu hỏi…

Chia sẻ
Bỏ qua