Hay buồn nôn khan là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Hay bị buồn nôn khan là cảm giác thường xuyên buồn nôn nhưng không có dịch nôn. Đây có thể là triệu chứng xảy ra do thói quen ăn uống, vận động hoặc là nguyên nhân ban đầu của chứng trào ngược dạ dày. Cần xác định rõ nguyên nhân nôn khan để có phương hướng điều trị thích hợp và kịp thời.

Hay buồn nôn khan là bệnh gì?

Triệu chứng buồn nôn khan xảy ra khi chúng ta có cảm giác thôi thúc muốn nôn và cố gắng để nôn nhưng lại không có dịch trào ngược. Tình trạng này diễn ra khá phổ biến do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý.

Hay buồn nôn khan là bệnh gì
Hay buồn nôn khan có thể xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt hoặc do bệnh lý

Trường hợp xấu, hiện tượng hay buồn nôn khan có thể là dấu hiệu của bệnh đường tiêu hoá, bệnh ở tuyến tụy hoặc các rối loạn chức năng thần kinh…

Nôn khan xảy ra khi cơ hoành của bạn co thắt và đường thở đóng, đem lại cảm giác giống như mình đang muốn nôn mửa. Người bị buồn nôn khan có thể gặp phải các vấn đề như đau bụng, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn,… hoặc đơn giản chỉ bị nôn khan không kèm theo biểu hiện nào.

Nguyên nhân của hiện tượng hay buồn nôn khan có thể bị ảnh hưởng bởi một số điều kiện thể chất và tâm lý. Mặc dù triệu chứng xảy ra ở mọi đối tượng nhưng tỷ lệ nôn khan cao nhất thường là ở phụ nữ mang thai và người bệnh đang được điều trị ung thư.

Đáng chú ý: Ăn vào buồn nôn – Có thể là triệu chứng bệnh nguy hiểm

Nguyên nhân hay buồn nôn khan

Lý giải cho câu hỏi hay buồn nôn khan là bệnh gì, các bác sĩ đã đưa ra những nguyên nhân cụ thể là:

1. Do stress, hoặc các vấn đề tâm lý

Ảnh hưởng tâm lý có thể tác động đến toàn bộ hoạt động của cơ thể.  Nếu người bệnh stress thường xuyên cũng sẽ có thay đổi về thể chất nhất định, đầu tiên phải kể đến là hệ tiêu hoá bao gồm ruột và dạ dày.

Ruột và các dây thần kinh có sự liên kết chặt chẽ với nhau.  Nhờ có hệ thần kinh đưa thông tin mà ruột sẽ giãn rộng hoặc co lại để đẩy thức ăn vào đường tiêu hóa. Nếu như người bệnh thường xuyên lo lắng thì các dây thần kinh sẽ tạo ra các đợt co thắt bổ sung và làm rối loạn hoạt động tiêu hoá.

nguyên nhân hay bị buồn nôn khan do stress
Căng thẳng quá mức có thể dẫn đến hiện tượng buồn nôn, nôn khan

2. Buồn nôn khan do tác dụng của thuốc

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng số người bệnh điều trị bằng thuốc chống lo âu có biểu hiện hay buồn nôn và nôn khan cao hơn những loại thuốc khác. Nguyên nhân là vì các loại thuốc điều trị trầm cảm nói chung đều chứa thành phần kích thích hệ thần kinh, từ đó xảy ra tăng co thắt ở ruột và dạ dày khiến bạn có cảm giác nôn khan.

Hãy tìm đến bác sĩ nếu bạn đang điều trị với thuốc và nhận thấy biểu hiện nôn khan thường xuyên. 

3. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Trào ngược dạ dày thực quản là tên gọi chung của các triệu chứng ợ nóng, buồn nôn khan, nôn ra dịch axit và khó chịu khi nuốt hoặc thở. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây nôn khan ở mọi đối tượng và có thể ngăn chặn bằng cách thay đổi thói quen ăn uống. Trường hợp này cần điều trị với thuốc và kiêng các thực phẩm cay hay dầu mỡ.

Xem thêm: 5 Mẹo Trị Trào Ngược Dạ Dày Bằng Mật Ong “Cực Nhạy”

4. Hay bị buồn nôn khan do ốm nghén

Nôn, buồn nôn hay nôn khan đều là những dấu hiệu ốm nghén phổ biến của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu. Triệu chứng này sẽ biến mất sau tam cá nguyệt đầu tiên nên người bệnh không cần lo lắng.

Ngoài ra một số loại trái cây có vị chua, bánh quy mặn hoặc các loại hạt sấy khô sẽ làm giảm cơn nghén và nôn khan hữu hiệu.

Tìm hiểu thêm: Ốm nghén nặng – Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

5. Các vấn đề ở tuỵ

Đối với nam giới thì tình trạng buồn nôn khan thường xuyên là dấu hiệu tiềm ẩn nguy cơ viêm tụy hàng đầu. Đây là bệnh lý nguy hiểm xảy ra do người bệnh uống nhiều rượu bia hoặc sử dụng các thực phẩm chức năng quá liều. 

Đàn ông hay bị buồn nôn khan do viêm tuỵ
Nguyên nhân chính gây buồn nôn khan ở đàn ông là do viêm tuỵ

Để giảm cơn buồn nôn và ngăn chặn khả năng viêm tụỵ thì kiêng bia rượu là giải pháp tốt nhất. Nếu bắt buộc phải uống thì người bệnh cần đảm bảo mình đã ăn no để giảm gánh nặng lên tụỵ.

Cách chữa hay buồn nôn khan

Mặc dù tình trạng buồn nôn khan khiến người bệnh khá khó chịu nhưng phần lớn đều không kéo dài lâu và không gây nguy hiểm đến sức khoẻ. Chỉ trừ những trường hợp nôn khan do bệnh lý viêm tuỵ, đường tiêu hoá cần được điều trị nôn khan chuyên sâu thì người bệnh vẫn có thể được giải quyết tại nhà.

1. Điều trị bằng y tế

Phương pháp điều trị y tế khi người bệnh bị nôn khan nặng là tiêm truyền tĩnh mạch (IV) hoặc sử dụng thuốc chống buồn nôn theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc chống nôn sẽ ngăn cản dẫn truyền thần kinh gây ra cảm giác buồn nôn như promethazine (Phenergan), trimethobenzamide (Tigan), diphenhydramine (Benadryl) hoặc ondansetron (Zofran).

Nếu buồn nôn khan liên quan đến vấn đề sức khỏe cụ thể, người bệnh sẽ được điều trị từ cơ bản theo pháp đồ để giải quyết bệnh chứ không chỉ chữa trị riêng triệu chứng. 

2. Mẹo trị buồn nôn khan tại nhà

Nôn khan do viêm tụỵ thì bạn nên kiêng rượu bia, thay vào đó hãy uống nhiều nước để tăng men tiêu hoá. Vấn đề mà các cơn nôn khan gây ra là tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, từ đó có thể khiến người bệnh bị tổn thương các mô và cơ quan.

Ngoài ra, một số cách chữa hay buồn nôn khan tại nhà dưới đây cũng có thể giúp giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh. Bao gồm:

  • Bổ sung điện giải bằng cách uống nhiều nước, uống Oresol hoặc đồ uống thể thao. 
  • Người bị trào ngược dạ dày có thể dùng thuốc kháng axit (canxi cacbonat) để trung hòa axit dạ dày.
  • Uống trà gừng, ngửi mùi tinh dầu từ gừng hoặc bạc hà và thảo quả sẽ giúp người bệnh dễ chịu hơn.
  • Ưu tiên các món ăn thanh đạm, tránh ăn nhiều thực phẩm có hương vị mạnh, thức ăn ngọt, dầu mỡ hoặc chiên.
  • Người bệnh nên hạn chế vận động mạnh sau khi ăn, tốt nhất nên đi lại nhẹ nhàng khoảng 30 phút sau bữa ăn chính. 
  • Chia nhỏ các bữa chính thành nhiều bữa phụ, dành thời gian nhiều hơn cho việc nghỉ ngơi.
  • Không nên tiếp tục uống thuốc nếu người bệnh nhận thấy loại thuốc đó gây khó chịu cho dạ dày. Tình trạng này thường xảy ra khi sử dụng thuốc steroid hoặc corticosteroid.
Điều trị buồn nôn khan bằng cách làm giảm axit dạ dày
Hạn chế thức ăn dầu mỡ kết hợp dùng thuốc kháng axit giúp điều trị buồn nôn khan do trào ngược dạ dày hiệu quả

Hay bị buồn nôn khan khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Trường hợp xấu hơn khi nôn khan có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về gan, thận, bệnh nhiễm trùng hoặc ung thư. Điều quan trọng là người bệnh cần trình bày thật rõ với bác sĩ về tình trạng của mình để được theo dõi cụ thể.

Bạn nên tìm gặp bác sĩ ngay nếu tình trạng hay bị buồn nôn khan kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng sau:

  • Đau đầu dữ dội.
  • Cổ cứng, sưng đau kéo dài.
  • Trong dịch nôn có máu.
  • Tim đập nhanh và thở dốc.
  • Sốt cao trên 39 độ C.
  • Kém nhận thức, tâm lý bất ổn.
  • Đau bụng dữ dội và kéo dài.

Hay bị buồn nôn khan có thể là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, từ những vấn đề đơn giản như căng thẳng hoặc ăn không tiêu đến những bệnh lý nghiêm trọng hơn như trào ngược dạ dày, viêm tụy. Để đối phó hiệu quả với tình trạng này, bạn nên lưu ý đến chế độ ăn uống của mình, tránh các thực phẩm có thể gây kích ứng dạ dày và cân nhắc việc tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có được chẩn đoán chính xác cùng hướng điều trị phù hợp.

Có thể bạn chưa biết

Ngày đăng 03:16 - 23/04/2024 - Cập nhật lúc: 16:09 - 23/05/2024
Chia sẻ:
Cách Dùng Rượu Tỏi Chữa Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà

Dùng rượu tỏi chữa trào ngược dạ dày là mẹo dân gian đang được nhiều bệnh nhân áp dụng để…

trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ 2 Tuổi Và Những Điều Mẹ Cần Biết

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi có thể gây ốm yếu, chán ăn, và suy giảm miễn dịch,…

Cô Nguyễn Thị Xuân Phương Cô Phương – Bệnh nhân dạ dày tại Thuốc dân tộc: Sau 1 tháng điều trị, bệnh của tôi đã cải thiện rõ rệt

Phát hiện mình bị bệnh dạ dày từ tháng 3/2020, cô Nguyễn Thị Xuân Phương (Hai Bà Trưng, Hà Nội)…

Nguyên nhân gây cảm giác buồn nôn ở cổ họng và cách xử lý

Cảm giác buồn nôn ở cổ họng là triệu chứng đặc trưng của các bệnh lý về đường tiêu hóa.…

Trào ngược dạ dày nôn ra máu Trào Ngược Dạ Dày Nôn, Khạc Ra Máu Có Nguy Hiểm?

Trào ngược dạ dày nôn ra máu là dấu hiệu báo động tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị…

Bình luận (2)

  1. Chu Thị Miền
    Chu Thị Miền says: Trả lời

    Cháu chào bác sỹ
    cháu năm nay 18 tuổi dạo gần đây có hay bị khó chịu ở phần bụng nôn nao buồn nôn nhưng k nôn đc hay bị vào sáng và đêm.Bác sỹ cho cháu hỏi cháu chị làm sao ạ

  2. Cao Minh Hồng
    Cao Minh Hồng says: Trả lời

    Chào bác sĩ thân mến!
    Mẹ tôi 91 tuổi đang khoẻ mạnh bt nhưng tự nhiên chán ăn… ko ăn gì.. chỉ uống sữa…(cụ bị mấy đợt như thế rồi.. mỗi đợt kéo dài hàng tháng- năm ngoái cũng bị… sau đó lại ăn được bt..)
    Nhưng đợt này: cụ từ chỗ ko ăn gì, chỉ uống sữa.. nhưng cứ uống là đi ngoài.. Hơn tuần lễ nay cụ thường xuyên nôn khan.. co thắt bụng rất khó chịu.. và khạc nhổ liên tục khi ngồi dậy. cứ ngồi là muốn nôn và khạc nhổ chỉ có nước bọt nhầy… nôn thế rất mệt!
    Cụ ăn cháo loãng dễ nuốt nhưng chỉ cháo trắng chứ có thịt gì vào cũng ko ăn vì mùi thơm xông lên làm cụ sợ.,(mỗi lần cụ chỉ ăn đc lưng bát con cháo)..
    Xin hỏi bác sĩ có cách gì giúo mẹ tôi khắc phục tình trạng đó ko? xin được hỗ trợ y tế để mẹ tôi sớm khoẻ lại ăn uống đc bt ạ!
    Trân trọng cảm ơn bác sĩ !

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua