Ăn vào buồn nôn – Có thể là triệu chứng bệnh nguy hiểm
Ăn vào buồn nôn liệu có phải là triệu chứng bệnh lý nguy hiểm? Theo các chuyên gia đánh giá, đây là biểu hiện thông thường rất hay gặp khi cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ốm nghén,… Nhưng người bệnh nên lưu ý và thận trọng vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm.
Ăn vào buồn nôn là bệnh gì?
Buôn nôn sau khi ăn là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí cứ ăn vào là nôn. Tình trạng này thường liên quan đến những bệnh lý sau:
1. Viêm dạ dày và loét tá tràng
Căn bệnh này xuất phát từ các vấn đề tổn thương bên trong hệ tiêu hóa dẫn đến viêm, sưng, xung huyết. Bệnh gây chướng bụng khó tiêu, ăn vào là buồn nôn, ợ hơi, ợ chua. Đồng thời, bệnh nhân còn bị nóng rát như lửa đốt ở vùng bụng dưới khi đói hoặc ăn xong.
2. Viêm tụy
Người bệnh cảm thấy căng tức, khó chịu ở dạ dày, đau nhức ở phần bụng bên phải, đắng miệng, khó chịu ở ruột. Bệnh nhân sẽ phải tiến hành xét nghiệm máu và sinh hóa, kiểm tra đường huyết, siêu âm bụng để kiểm tra tuyến tụy. Với bệnh lý này, cần thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc kháng viêm điều trị.
3. Rối loạn hệ thống tiền đình
Ăn vào là nôn là triệu chứng của bệnh rối loạn hệ thống tiền đình . Bệnh nhân thường xuyên bị chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột. Ngoài ra, người bệnh thường xuyên bị mất thăng bằng, rung giật nhãn cầu, ù tai. Bệnh nhân cần phải tiến hành điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến cơ quan thính giác, tiền đình.
4. Đau ruột thừa
Với những bệnh nhân ăn xong buồn nôn không phải do đau dạ dày mà là đau ruột thừa thì sẽ có biểu hiện đau dữ dội ở phần bụng dưới bên phải kèm theo sốt. Cần phải tiến hành thăm khám, điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
ĐỌC NGAY: Bị Viêm, Đau Ruột Thừa Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Hỗ Trợ Điều Trị?
5. Viêm thận
Người bị viêm thận thường xuyên gặp phải tình trạng ăn vào là buồn nôn. Kèm theo đó là các triệu chứng như sốt cao 38 – 40 độ C, đau bụng âm ỉ, đau nhiều ở phần lưng, tiểu rắt, tiểu không tự chủ, cơ thể mệt mỏi, sức khỏe giảm sút.
Thông thường bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm để điều trị bệnh, tránh nguy cơ nhiễm trùng.
6. Huyết áp và tim
Buồn nôn khi ăn là dấu hiệu những người mắc bệnh huyết áp, tim mạch gặp phải. Tình trạng nôn sau khi ăn xảy ra liên tục, nhất là vào buổi sáng. Bệnh nhân thường có cảm giác mệt mỏi, mặt thường xuyên bị sưng phù, đỏ ửng, tâm lý căng thẳng, cơ thể thường xuyên bị run rẩy.
Ngoài ra, những người mắc bệnh huyết áp và tim mạch còn bị đau nhiều ở phần bụng, nghẹt mũi, đau tức ngực, cơn đau lan ra vùng cánh tay trái, ảnh hưởng đến tim.
7. Chấn thương não bộ
Khi não bộ bị chấn thương do bất cứ nguyên nhân nào sẽ khiến cho hộp sọ nhanh chóng bị ảnh hưởng. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ gây chèn ép dây thần kinh và ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Bệnh nhân sẽ thường xuyên bị đau đầu, hoa mắt chóng mặt buồn nôn sau khi ăn,… vào buổi sáng hoặc bất cứ thời điểm nào đó trong ngày. Vì vậy nên chú ý để tránh bị ngất xỉu do não bộ bị rối loạn.
8. Ung thư đường tiêu hóa
Bệnh lý này sẽ gây ra tình trạng ăn vào là buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, cơ thể xanh xao, suy nhược trầm trọng. Bên cạnh đó, người bệnh còn thường xuyên bị táo bón, sụt cân bất thường, liên tục đi đại tiện và nôn ói ra máu. Một số loại phổ biến nhất là ung thư thực quản, đại tràng, trực tràng, dạ dày,…
9. Túi mật
Những người mắc bệnh liên quan đến túi mật sẽ thường xuyên có cảm giác ăn vào buồn nôn. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị đau phía bụng dưới bên phải, hơi thở có mùi hôi khó chịu, miệng liên tục bị đắng.
Trong trường hợp này, bắt buộc phải tiến hành xét nghiệm để biết bản thân có mắc bệnh sỏi mật, viêm túi mật hay không. Trường hợp xấu nhất người bệnh phải tiến hành cắt bỏ túi mật.
10. Một số nguyên nhân khác
Ăn vào buồn nôn có thể bệnh nhân còn mắc phải một số bệnh lý như:
- Nhiễm trùng đường mật
- Hội chứng buồng trứng đa nang
- Viêm nhiễm vùng kín
- Mang thai ngoài tử cung
- Đau bụng kinh
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Viêm ruột thừa cấp
- Hội chứng ruột kích thích
- Nhiễm giun sán
- Rối loạn tiêu hóa
- Xuất huyết tiêu hóa
- Hội chứng Zollinger-Ellison
- Trào ngược dạ dày thực quản
Khi nào cần gặp bác sĩ nếu ăn vào buồn nôn?
Có thể thấy, tình trạng buồn nôn khi ăn là một trong những triệu chứng cho thấy người bệnh đang gặp phải một số bệnh lý nguy hiểm. Một số trường hợp bệnh có thể cải thiện trong vài ngày nhưng có những bệnh sẽ có xu hướng nghiêm trọng hơn nếu không kiểm soát kịp thời.
Bệnh nhân nên thăm khám sớm nếu gặp phải các triệu chứng nguy hiểm như:
- Ăn xong buồn nôn
- Nôn ra máu
- Đau bụng dữ dội
- Sốt cao
- Mất ý thức
- Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu
- Chán ăn
Cách trị buồn nôn sau khi ăn
Có rất nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để điều trị buồn nôn sau khi ăn. Tuy nhiên, với những bệnh lý khác nhau thì sẽ có những cách điều trị khác.
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị bệnh thích hợp nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng thêm một số phương pháp dân gian để hỗ trợ cải thiện bệnh.
Phương pháp dân gian
Những phương pháp đơn giản nhưng hữu hiệu trong điều trị buồn nôn sau khi ăn gồm:
- Bấm huyệt: Bạn dùng ngón tay ấn vào phần gân mềm ở giữa xương ngón trỏ và ngón cái. Tiếp đến, bạn tiến hành đay ngón cái và ngón trỏ trong khoảng 5 phút để giảm cảm giác buồn nôn.
- Tắm bằng nước ấm: Cách làm này sẽ giúp cơ thể ấm lên, lưu thông máu tốt hơn. Trước khi tắm, bạn cần phải nắm chặt tay trong khoảng 3 – 5 phút. Tiếp đến, bạn tắm với nước ấm và đi nằm nghỉ.
- Sử dụng kẹo ngậm: Các loại kẹo ngậm có vị chua, ngọt sẽ có tác dụng rất hiệu quả trong việc giảm cảm giác buồn nôn cho người bệnh.
- Uống nước ấm: Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến. Bạn chỉ cần uống ly nước ấm và ăn một quả chuối chín để làm dịu bụng, giảm cảm giác sôi bụng, buồn nôn.
- Uống nước lá húng quế: Bạn sử dụng lá húng quế khô cho vào lý và thêm vào đó là 200 ml nước sôi. Sau thời gian 5 – 10 phút, bạn sử dụng nước này uống nhằm giúp giảm những cơn buồn nôn, khó chịu ở bụng.
- Uống trà quế: Bạn uống một ly trà quế hoặc một nhánh quế nhỏ sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa rất tốt. Phương pháp này sẽ giúp người bệnh ổn định đường ruột và có cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn
Những cách đơn giản trên đây sẽ có tác dụng tốt nếu tình trạng ăn vào buồn nôn vẫn còn nhẹ và ít khi xảy ra. Trong trường hợp nặng hơn, người bệnh bắt buộc phải điều trị y tế.
Điều trị y tế
Thường là dùng thuốc điều trị.
- Trong trường hợp buồn nôn do dạ dày, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống buồn nôn.
- Nếu buồn nôn là do tác dụng phụ của thuốc khác, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi thuốc.
Ngoài việc thăm khám và lựa chọn đúng phương pháp, đúng bài thuốc điều trị, người bệnh bị buồn nôn sau khi ăn cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể:
- Ăn các bữa nhỏ và thường xuyên hơn thay vì ba bữa lớn trong ngày.
- Tránh các thực phẩm chiên rán, béo ngậy, hoặc quá cay nóng.
- Ăn chậm và nhai kỹ thức ăn.
- Tránh rượu và các chất kích thích khác có thể làm trầm trọng thêm tình trạng buồn nôn.
- Hạn chế sử dụng đồ uống có caffeine.
- Stress có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng. Vì vậy việc tìm cách giảm stress thông qua thiền, yoga hoặc các phương pháp thư giãn khác rất có ích.
Ăn vào buồn nôn xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng thường nhẹ, có thể được điều trị bằng những biện pháp đơn giản tại nhà. Nhưng nếu có vấn đề nghiêm trọng, bạn cần nhanh chóng đến chuyên khoa để được bác sĩ khám và điều trị chính xác hơn.
XEM THÊM
- Nguyên Nhân Hay Buồn Nôn Vào Buổi Sáng Và Cách Khắc Phục
- Đau Bụng Trên Buồn Nôn Do Đâu? Cách Trị
Bình luận (51)
chào bác sĩ, mấy hôm nay hay bị đau âm ỉ ở phần bụng bên trái, cảm giác chán ăn và có triệu trứng ăn vào buồn nôn và hay bị đi đại tiện lỏng. bác sĩ có thể tư vấn cho mình là bị sao ko ạ
Chào bác sĩ…2 3 hôm nay em có triệu chứng ăn vào là buồn nôn, thậm chí ăn xong cồn cào xong nôn luôn ạ. Em k thấy có hiện tượng đau ở đâu cả. Bác sĩ giúp em biết nguyên nhân được không ạ. Em cảm ơn ạ.
Dạ em chào Bác Sĩ ạ. Mẹ em năm nay 56 tuổi rồi. Mẹ e bị bệnh nhứt, gout và bứu lành tính. Mẹ e không đi lại được. Nhưng hay ăn vào là 1 chút là nôn sạch. Đặc biệt là có cá thịt rau củ là nôn. Bánh này kia ăn vẫn bình thường nhưng mẹ ăn ít ạ. Uống vẫn bình thường. Mà thường nôn vào buổi sáng. Bác sĩ có thể tư vấn giúp e được không ạ. Em cám ơn Bác Sĩ ạ.
Ck e 28 tuổi.có hiện tượng ăn vào là buồn nôn.trào ngược dưới lên.đi soi thì có hp dạ dày.e cần tư vấn ạ.thuốc tây uống k dk
Ma tôi nay đã 88 tuổi rồi mắc bệnh loang xương, thiếu máu cơ timnay đã hơn 10 năm đang điều trị ,khoảng 3năm nay thêm chứng bệnh viêm hang vị ăn thường xuyên bị nôn ,đi cầu ra phân sệt màu xanh xám ,thể trạng suy sụp rất nhanh .xin cho tôi hỏi có thể điều trị theo phát đồ sơ can bình vị tán đượckhông