Co thắt thực quản – Nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Co thắt thực quản là tình trạng co bóp không kiểm soát được ở ống dẫn thức ăn, gây đau và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cụ thể là cản trở quá trình nuốt, người bệnh khi xuất hiện triệu chứng cần thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

bệnh co thắt thực quản
Bệnh co thắt thực quản dẫn đến các cơn đau thắt ở ngực một cách đột ngột

Co thắt thực quản là gì?

Co thắt thực quản xảy ra khi cơ thực quản co thắt một cách bất thường và không phối hợp, gây đau ngực dữ dội đồng thời cản trở việc vận chuyển thức ăn xuống dạ dày.

Mặc dù bệnh hiếm khi trở nên nghiêm trọng và có thể không cần điều trị nhưng đôi khi các cơn co thắt có thể xảy ra thường xuyên và ngăn cản thức ăn, thức uống đi qua thực quản. Trong trường hợp này, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Có hai loại co thắt cơ bản bao gồm:

  • Co thắt thực quản lan tỏa: Là tình trạng co thắt gây đau và thường đi kèm với việc nôn thức ăn hoặc chất lỏng.
  • Co thắt thực quản cục bộ: Là tình trạng co thắt nghiêm trọng, gây đau đớn toàn bộ thực quản và có thể dẫn đến trào ngược axit dạ dày.

Tham khảo: Bị Rối Loạn Tiêu Hóa Nên Ăn Gì Tránh Thực Phẩm Nào Tốt?

Nguyên nhân gây co thắt thực quản

Hiện tại, các bác sĩ vẫn không biết nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng co thắt thực quản. Tuy nhiên, tình trạng này thường được xem là một dạng rối loạn vận động. Bệnh có xu hướng xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 60 đến 80, và tỷ lệ nữ giới mắc cao hơn nam giới.

Nguyên nhân gây co thắt thực quản
Thức ăn, đồ uống hoặc một số bệnh lý như trào ngược dạ dày có thể dẫn đến các cơn cơ thắt

Một số yếu tố có thể dẫn đến co thắt cơ thực quản:

  • Sử dụng một số thực phẩm và đồ uống, bao gồm rượu vang đỏ, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Có bệnh trào ngược dạ dày thực quản (hội chứng GERD), đặc biệt là khi người bệnh có sẹo hoặc bị hẹp thực quản.
  • Đang áp dụng các biện pháp điều trị ung thư, chẳng hạn như phẫu thuật thực quản hoặc xạ trị ở ngực, cổ, đầu.
  • Thường xuyên lo lắng hoặc bệnh trầm cảm.

Dấu hiệu nhận biết co thắt thực quản

Triệu chứng cơ bản của một người bị co thắt thực quản là khó nuốt và đau ngực. Đôi khi các cơn co thắt sẽ dẫn đến mất ngủ và gây ra cảm giác như một cơn đau tim. Các triệu chứng kèm theo có thể bao gồm:

  • Ép đau ở ngực. Cơn đau thường dữ dội và bạn có thể nhầm nó là đau tim (đau thắt ngực).
  • Có cảm giác bị nghẹn trong cổ họng.
  • Bị trào ngược axit dạ dày, thức ăn hoặc chất lỏng chảy ngược vào cổ họng.
  • Ợ nóng, ợ chua.

Ngoài ra, tình trạng co thắt có thể trở nên nghiêm trọng. Do đó, hãy gọi cho cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay khi bị co thắt kèm đau thắt ngực, đau tim hoặc khó thở.

Chẩn đoán co thắt thực quản

Chẩn đoán co thắt thực quản bao gồm loại trừ các vấn đề tim mạch và tiến hành các xét nghiệm như:

  • Nội soi thực quản: Kiểm tra bên trong thực quản và có thể lấy mẫu mô để sinh thiết.
  • Nhân trắc học thực quản: Đo co thắt thực quản khi nuốt thức ăn hoặc chất lỏng.
  • Đánh giá hoạt động nuốt: Dùng chất lỏng đặc phản quang để X-quang, theo dõi sự di chuyển của chất lỏng qua thực quản.
  • Theo dõi pH thực quản: Đo sự cân bằng pH để kiểm tra trào ngược dạ dày thực quản.

Các xét nghiệm chuyên sâu có thể cần thiết nếu cơn co thắt tái phát mà không rõ nguyên nhân, đôi khi là dấu hiệu của tình trạng y tế nghiêm trọng khác.

Xem ngay: Đau dạ dày có uống nước cam được không? Lợi hay hại?

Biện pháp chữa co thắt thực quản

Có nhiều lựa chọn điều trị các cơn co thắt ở thực quản tùy thuộc vào tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Nếu cơn co thắt diễn ra không thường xuyên, bác sĩ có thể khuyên người bệnh nên tránh các thực phẩm hoặc các yếu tố gây co thắt. Nếu các cơn co thắt diễn ra thường xuyên và gây ảnh hưởng đến người bệnh, bác sĩ có thể đề nghị một số cách điều trị như:

Thay đổi chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ ăn uống là cách điều trị đơn giản và mang lại hiệu quả tương đối tốt, đặc biệt là cơ thắt thực quản lan tỏa.

Giữ một danh sách các loại thực phẩm và đồ uống có thể gây ra các cơn co thắt và tránh sử dụng để cải thiện tình trạng. Ngoài ra, ghi lại nhiệt độ, số lượng, các thành phần khác (gia vị, chất tạo mùi…) cũng có thể giúp ích trong việc kiểm tra nguyên nhân gây co thắt.

Các biện pháp chữa bệnh co thắt tâm vị
Giữ một danh sách các loại thực phẩm gây kích ứng để cải thiện tình trạng bị cơ thắt ở thực quản

Thay đổi lối sống

Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng co thắt tâm vị. Một số đề nghị phổ biến bao gồm:

  • Giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì
  • Tránh quần áo bó sát
  • Ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên hơn thay vì một bữa ăn lớn
  • Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Chọn các loại thức ăn ấm để bảo vệ thực quản và dạ dày
  • Tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn uống
  • Không ăn quá gần giờ đi ngủ hoặc trước khi nằm
  • Bỏ thuốc là hoặc tránh khỏi khói thuốc lá
  • Tránh sử dụng rượu, đặc biệt là rượu vang đỏ
  • Kiểm soát căng thẳng, tránh lo âu, áp lực, stress, trầm cảm

Đừng bỏ qua: Các Thuốc Trị Viêm Loét Dạ Dày Tốt Nhất Hiện Nay Và Lưu Ý

Biện pháp tự nhiên

Một số biện pháp tự nhiên có thể cải thiện và điều trị các cơn cơ thắt thực quản bao gồm:

  • Sử dụng tinh dầu bạc hà: Nhiều nghiên cứu cho rằng tinh dầu bạc hà có thể giúp các cơ thư giãn, bao gồm cả các cơ ở thực quản. Người bệnh có thể cho một vài giọt tinh dầu bạc hà vào một cốc nước, dùng uống hoặc ngậm kẹo bạc hà để ngăn ngừa các cơn co thắt.
  • Chiết xuất cam thảo: Có tác dụng làm giảm cơ trơn và cải thiện tình trạng co thắt. Sử dụng chiết xuất cam thảo trước bữa ăn 2 giờ để hạn chế tình trạng co thắt.

Thuốc điều trị

Trong trường hợp các cơn co thắt gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ, tiêu hóa thức ăn, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc điều trị. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Thuốc ức chế bơm Proton
  • Thuốc kháng Histamine H2 nếu bạn bị GERD
  • Thuốc chẹn canxi (thường dùng cho các vấn để tim hoặc chống trầm cảm)
  • Tiêm Botulinum vào thực quản để thư giãn cơ nuốt, cải thiện các cơn co thắt một cách nhanh chóng và thường phải tiêm nhắc lại sau vài tháng.
Điều trị bệnh co thắt tâm vị bằng thuốc
Sử dụng thuốc điều trị tình trạng co thắt tâm vị theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị

Phẫu thuật

Nếu sử dụng thuốc và thay đổi lối sống vẫn không có sự thay đổi tích cực, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật. Đây là phương pháp điều trị duy nhất có thể cải thiện các cơn co thắt tâm vị một cách vĩnh viễn. Có hai loại phẫu thuật cơ bản như sau:

  • Phẫu thuật cắt cơ: bác sĩ có thể cắt phần cơ dày ở bên dưới thực quản, sau đó cắt bỏ cơ đáy thực quản. Điều này có thể làm suy yếu hoạt động của cơ co thắt và hạn chế các cơn co thắt quá mức.
  • Phẫu thuật nội soi: bác sĩ sẽ dẫn một ống nội soi có gắn thiết bị quan sát xuống thực quản, sau đó tiến hành rạch một đường ở thực quản để làm suy yếu cơ co thắt thực quản.

Co thắt thực quản là một tình trạng tương đối hiếm gặp và có thể là biến chứng của rối loạn tâm lý, trầm cảm hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Người bệnh cần tìm ra các nguyên nhân để có biện pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, duy trì thói quen lối sống lành mạnh và xác định nhóm thức ăn và đồ uống có thể gây co thắt là một cách phòng ngừa mang lại hiệu quả tương đối cao.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 02:10 - 22/04/2024 - Cập nhật lúc: 16:14 - 23/05/2024
Chia sẻ:
Các chế phẩm trong phác đồ Sơ can Bình vị tán chữa trào ngược dạ dày Ưu Điểm Khác Biệt Của Bài Thuốc Sơ Can Bình Vị Tán Chữa Trào Ngược Dạ Dày

Giữa bối cảnh thị trường thuốc chữa trào ngược dạ dày “vàng thau lẫn lộn" như hiện nay thì Sơ…

Thuốc trào ngược dạ dày của Mỹ TOP 7 Thuốc Trào Ngược Dạ Dày Của Mỹ Tốt Nhất và Giá

Thuốc trào ngược dạ dày của Mỹ là loại thuốc được các chuyên gia bác sĩ khuyên dùng. Vì đây…

Barrett thực quản là gì? Hình ảnh, dấu hiệu và cách điều trị

Barrett thực quản xảy ra khi các mô lót trong cơ quan này biến đổi và thay đổi cấu trúc…

Chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ có thực sự hiệu quả?

Chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ là một phương pháp tự nhiên hiệu quả, an toàn, giúp làm giảm…

Trào ngược dạ dày có gây đau đầu không? Trào Ngược Dạ Dày Có Gây Đau Đầu, Chóng Mặt Không?

Trào ngược dạ dày có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như cảm giác đắng miệng, đau ngực…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua