Các Thuốc Trị Viêm Loét Dạ Dày Tốt Nhất Hiện Nay Và Lưu Ý
Các loại thuốc trị viêm loét dạ dày tốt nhất thường được bác sĩ kê đơn bao gồm thuốc ức chế bơm Proton, thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp, thuốc kháng axit. Ngoài ra, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng các bài thuốc dân gian hay thuốc Đông y để nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị.
Thuốc trị viêm loét dạ dày do bác sĩ kê đơn
Sử dụng thuốc tân dược được bác sĩ chỉ định cho hầu hết các trường hợp bị viêm loét dạ dày – tá tràng. Các thuốc được chỉ định dựa trên tình trạng cụ thể, nhằm giảm nhẹ triệu chứng và loại bỏ tác nhân gây bệnh.
1. Thuốc kháng sinh
Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp sẽ được điều trị bằng phác đồ kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Các loại thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến là:
- Amoxicilline
- Penicilline
- Métronidazole
- Tinidazole
- Clarithromycine
- Erythromycine…
Phác đồ điều trị thường có sự phối hợp giữa 2 hay 3 loại thuốc kháng sinh và một số nhóm thuốc khác để làm tăng công dụng chữa bệnh, giúp bệnh tình nhanh chóng được chữa khỏi.
Lưu ý dùng kháng sinh đúng với chỉ định của bác sĩ về loại, liều lượng và thời gian sử dụng cho đến khi tiêu diệt được vi khuẩn Hp hoàn toàn.
ĐỌC NGAY: Điều Trị Vi Khuẩn HP Bao Lâu Thì Khỏi Hẳn? Cần Lưu Ý Những Gì?
2. Thuốc đối kháng thụ thể H2
Bao gồm Ranitidine, Pepcidine, Zantac hay Nizacid. Nhóm thuốc này giúp cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày bằng cách ức chế sản xuất axit, giúp vết loét nhanh lành, cải thiện tình trạng ợ nóng, đau thượng vị.
- Đau nhức đầu
- Buồn ngủ
- Mất tập trung
- Chóng mặt
- Táo bón
- Tiêu chảy
- Suy giảm ham muốn tình dục
- Nôn hoặc buồn nôn
3. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Đây cũng là nhóm thuốc trị viêm loét dạ dày được chỉ định phổ biến. Loại thuốc này có tác dụng tăng cường hàng rào bảo vệ ở niêm mạc dạ dày bằng cách kích thích phát triển lớp biểu mô trên bề mặt niêm mạc, làm tăng tiết chất nhầy và tăng cường tưới máu đến khu vực bị tổn thương.
Các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày thông dụng nhất là:
- Misoprostol
- Bismuth
- Sucralfate
- Rebamipide
- Prostaglandine E2
4. Thuốc kháng axit
Thuốc kháng axit còn được biết đến với tên gọi khác là thuốc ức chế bơm Proton (PPI). Thuốc có tác dụng ức chế quá trình sản xuất axit trong dạ dày. Các thuốc thường được kê đơn bao gồm: Omeprazol, Rabeprazole, Lanzoprazol hay Pentoprazole.
Nhóm thuốc này mang lại nhiều lợi ích cho người bị viêm loét dạ dày nhưng cũng ẩn chứa nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như loãng xương, viêm gan, vàng da, đau đầu, buồn ngủ, lú lẫn tạm thời, tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm candida, đau khớp… Không sử dụng thuốc PPI cùng lúc với thuốc kháng viêm không steroid.
5. Thuốc trung hòa axit
Thuốc trung hòa axit được bào chế dưới nhiều hình thức khác nhau như bột pha uống, gel, thuốc cốm hay viên nén. Thuốc có tác dụng trung hòa và làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, qua đó giúp người bệnh hạn chế được các cơn đau rát ở vùng thượng vị khi bị viêm loét dạ dày.
Bệnh nhân được khuyến cáo nên uống thuốc sau khi ăn từ 1- 3 giờ theo liều lượng được bác sĩ chỉ định trong toa. Chống chỉ định dùng thuốc cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận nặng và trẻ em.
Các loại thuốc trung hòa axit có thể gây ra một số tác dụng phụ bất lợi như:
- Tiêu chảy
- Đi ngoài phân lỏng nát nhiều lần trong ngày
- Buồn nôn
- Miệng đắng…
Thuốc trị viêm loét dạ dày mang lại tác dụng nhanh chóng trong việc cải thiện cơn đau và các triệu chứng liên quan. Tuy nhiên, bất cứ loại thuốc tân dược nào cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
Cần thăm khám kỹ lưỡng, dùng thuốc theo đơn bác sĩ và tái khám đúng lịch hẹn. Tuyệt đối không lạm dụng hay sử dụng thuốc bừa bãi.
Các bài thuốc dân gian trị viêm loét dạ dày
Khi có biểu hiện loét dạ dày mức độ nhẹ, nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng các bài thuốc dân gian để khắc phục bệnh thay vì đi khám bác sĩ. Dân gian thường tận dụng các thảo dược có sẵn trong vườn nhà nên dễ kiếm, cách dùng thuốc cũng đơn giản.
Dưới đây là một số bài thuốc trị viêm loét dạ dày đang được bệnh nhân tin dùng:
1. Lá khôi tía
Trong thành phần của lá khôi tía có chứa các hợp chất quý là tanin và glucosid. Chúng giúp cải thiện các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày bằng cách giảm tiết axit dịch vị, tiêu diệt vi khuẩn Hp, ức chế quá trình viêm, làm lành nhanh vết loét trong dạ dày và thúc đẩy hồi phục tổn thương.
Theo ghi chép từ các tài liệu y học cổ, lá khôi tía có tác dụng chỉ thống (giảm đau), sát trùng, tiêu thũng (kháng viêm), kích thích tiêu hóa, giảm ợ chua, ợ nóng, đồng thời giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn.
- Chuẩn bị lá khôi tía (60g) kết hợp với diếp trời (40g), lá cây cù đèn (12g) và cam thảo dây (20g).
- Các vị thuốc trên dùng ở dạng tươi. Rửa sạch tất cả rồi cho vào ấm.
- Đổ nước cho ngập mặt thuốc rồi đun sôi, vặn nhỏ lửa sắc thêm 20 phút nữa
- Chờ cho thuốc nguội gạn ra chia uống làm 3 lần khi đói bụng
- Dùng trước khi ăn sáng, trưa, tối 30 phút để các hoạt chất có trong cây thuốc tiếp xúc trực tiếp được với vết loét trong dạ dày và phát huy công hiệu.
2. Nghệ vàng
Nghệ vàng là vị thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày nổi tiếng trong dân gian. Thảo dược này được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề ở đường tiêu hóa như: Đau dạ dày, viêm hang vị dạ dày, viêm đại tràng, trào ngược axit và cả bệnh viêm loét dạ dày.
Thành phần tinh dầu chiết xuất từ nghệ là một chất có tính kiềm. Nó giúp làm giảm độ đậm đặc của axit trong dịch vị, qua đó ngăn chặn không cho vết loét lan rộng hơn.
Ngoài ra, nghệ còn bổ sung nhiều curcumin. Đây là một chất chống viêm mạnh, bảo vệ dạ dày bằng cách chống lại các gốc tự do, vi khuẩn hay các tác nhân gây hại khác.
Cách làm thuốc trị viêm loét dạ dày từ nghệ như sau:
- Lấy 50g củ nghệ tươi giã dập, thêm vào một ít nước đun sôi để nguội quậy đều lên. Sau đó lọc qua lây lấy nước cốt nghệ đem pha với 2 thìa mật ong. Uống hỗn hợp này trước khi ăn 15 – 30 phút.
- Hoặc có thể trộn bột nghệ vàng chung với mật ong làm thành viên hoàn nhỏ cỡ đầu đũa. Mỗi lần uống khoảng 5 viên x 2 lần/ngày.
XEM THÊM: 2 Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Nghệ Hiệu Quả Tại Nhà
3. Chuối hột
Chuối hột là nguyên liệu thiên nhiên được dân gian sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Thành phần fructooligosaccharides được tìm thấy trong chuối hột có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại, thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột.
Sử dụng nguyên liệu này đúng cách còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện được các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, chán ăn do bệnh viêm loét dạ dày gây ra.
Bên cạnh đó, chuối hột còn cung cấp nhiều vitamin A, sắt, đường, protein, kali, phốt pho và nhiều loại khoáng chất thiết yếu giúp nâng cao sức khỏe, làm tăng khả năng miễn dịch cho đường ruột.
Cách 1: Dùng chuối hột nguyên chất
- Chuẩn bị 1 kg chuối hột già
- Rửa sạch, thái lát mỏng đem phơi trong bóng râm cho khô
- Xay chuối hột thành bột mịn rồi cất vào trong hũ có nắp đậy hoặc đóng vào bịch ni lông để dùng dần.
- Mỗi lần lấy 2 thìa bột chuối hột pha vào 100ml nước ấm và uống trước khi ăn 30 phút
- Áp dụng ngày 2 – 3 lần trong một tháng liên tục để làm giảm triệu chứng và giúp các vết loét trong dạ dày nhanh chóng được chữa lành.
Cách 2: Kết hợp chuối hột với các thảo dược khác
- Chuẩn bị: 12 quả chuối hột, 100g bạch mao, 50g kim tiền thảo, 50g bông xa tiền
- Chuối hột gọt bỏ vỏ, thái lát mỏng sao vàng
- Bỏ chuối vào ấm sắc cùng các nguyên liệu còn lại và 500ml nước
- Đun cho đến khi nước sắc cô đặc còn một nửa thì ngưng
- Lọc nước chia 3 – 4 lần uống trong ngày khi còn ấm
4. Lá bàng
Nghiên cứu cho thấy trong thành phần của lá có chứa các hoạt chất như saponin hay tannin, flavonoid… Chúng có tác dụng trung hòa axit dạ dày, làm khô se bề mặt tổn thương, tạo điều kiện cho vết loét nhanh lành.
Cách sử dụng bài thuốc dân gian này như sau:
- Người bệnh hái 1 nắm lá bàng non đem về rửa sạch với nước muối
- Thái nhỏ lá, bỏ vào nồi đun sôi kỹ với 2 lít nước
- Gạn ra uống nhiều lần trong ngày thay thế cho một phần nước lọc
Các bài thuốc trị viêm loét dạ dày trong dân gian đều khá lành tính nhưng lại cho tác dụng chậm. Vì vậy loại thuốc này chỉ thích hợp cho những người bị bệnh nhẹ. Một số đối tượng dùng thuốc dân gian có thể không thấy tác dụng hoặc bệnh vẫn tiếp tục tiến triển nặng hơn do không hợp cơ địa.
HỮU ÍCH: 10 Cây Thuốc Nam Chữa Viêm Loét Dạ Dày Hiệu Quả, Nên Thử Ngay
Các bài thuốc đông y điều trị viêm loét dạ dày
Bên cạnh thuốc dân gian và thuốc tân dược thì các bài thuốc Đông y cũng được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày. Thuốc Đông y cũng sử dụng thảo dược có sẵn trong tự nhiên để làm thuốc nhưng có sự phối hợp giữa nhiều dược liệu với nhau chứ không sử dụng đơn thuần một loại.
Đông y chia bệnh viêm loét dạ dày thành nhiều thể khác nhau như: Thể can khí phạm vị, thể huyết ứ, thể tỳ vị hư hàn và thể hỏa uất. Sau khi thăm khám, bắt mạch, thầy thuốc sẽ căn cứ vào thể bệnh, triệu chứng gặp phải và tình trạng sức khỏe chung của người bệnh để kê đơn thuốc cho phù hợp.
Dưới đây là một số bài thuốc trị viêm loét dạ dày đang được ứng dụng trong Đông y:
1. Bài thuốc số 1
- Thành phần: Thảo linh chi và cam bố mỗi vị 12g
- Cách sử dụng: Tán cả hai dược liệu trên thành bột mịn, trộn chung với nhau. Mỗi lần lấy 5g pha với nước ấm uống. Đều đặn dùng thuốc 2 lần trong ngày.
- Chỉ định: Bài thuốc này được chỉ định cho các trường hợp bị viêm loét dạ dày thể huyết ứ. Bệnh gây đau dữ dội ở thượng vị, đi ngoài phân đen, chất lưỡi đỏ, thổ huyết, rêu lưỡi có màu vàng, mạch huyết sác.
2. Bài thuốc số 2
- Thành phần: Hải cúc trườn (sa sâm), địa cốt tử, đương quy, dương cửu mỗi vị 12g, xoan quả to 6g và sinh địa 14g.
- Cách sử dụng: Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc với 500ml nước cho cạn còn 1/2. Chia thuốc sắc làm 2 – 3 lần uống mỗi ngày.
- Chỉ định: Dùng cho các trường hợp bị viêm loét dạ dày thể hỏa uất. Người bị bệnh thể này có đặc điểm là đau thượng vị kéo dài, ợ chua, miệng đắng, hay khát nước, lưỡi đỏ đóng rêu vàng, mạch huyền sác.
3. Bài thuốc số 3:
- Thành phần: Khẩu kỳ, cao lương khương mỗi vị 8g, hương phụ và quế bì mỗi vị 12g, táo tàu 16g, quốc lão (cam thảo ) 4g.
- Cách sử dụng: Sắc thuốc uống đều đặn mỗi ngày 1 thang tương tự như bài thuốc trên.
- Chỉ định: Dùng thuốc trị viêm loét dạ dày cho các trường hợp bị bệnh do tỳ vị hư hàn. Đặc điểm nhận diện gồm đau thượng vị liên tục, có cảm giác mệt mỏi trong người, nôn ói thường xuyên, ăn uống lâu tiêu, đầy bụng, sợ lạnh, tay chân lạnh, đi ngoài phân nát lỏng, lưỡi nhợt nhạt đóng rêu trắng, mạch hư tế.
4. Bài thuốc số 4:
- Thành phần: Trúc diệp sài hồ, chỉ xác, hương thảo mỗi vị 8g, dư dung 12g, cam thảo 4g.
- Cách dùng thuốc: Tất cả các vị trên gộp chung lại tạo thành 1 thang. Đem sắc lấy nước đặc chia đều uống làm 3 lần trong ngày cho hết. Kiên trì sử dụng cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
- Chỉ định: Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày thể can khí phạm vị có thể điều trị bằng bài thuốc này. Triệu chứng gồm đau rát ở thượng vị xuyên ra hai bên hông, đầy bụng, chướng hơi, ợ chua, khó đi ngoài, lưỡi đóng rêu trắng mỏng, mạch trầm huyền.
Thuốc Đông y khá lành tính, hiếm khi gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng đúng cách. Thuốc sẽ cho tác dụng tốt hơn nếu áp dụng trong giai đoạn bệnh nhẹ.
Cần lưu ý rằng thuốc trị viêm loét dạ dày trong Đông y cho hiệu quả từ từ chứ không nhanh và mạnh bằng thuốc tây. Người bị bệnh nặng hoặc đang trong giai đoạn tiến triển mạnh nên cân nhắc hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm loét dạ dày
Những thông tin trên cho thấy các loại thuốc trị viêm loét dạ dày hiện nay khá đa dạng. Mỗi nhóm thuốc sẽ hoạt động dựa trên cơ chế khác nhau, có những ưu và nhược điểm riêng. Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tiến hành thăm khám trước khi tiến hành điều trị và nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn một loại thuốc phù hợp nhất.
- Dù sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng cần kiên trì điều trị cho đến khi khỏi hẳn. Không dùng thuốc ngắt quãng hoặc tự ý tăng giảm liều mà chưa tham khảo qua ý kiến bác sĩ.
- Nếu có những biểu hiện bất thường trong quá trình sử dụng thuốc, hãy tạm thời ngưng uống và liên hệ ngay với bác sĩ.
- Song song với quá trình dùng thuốc, người bệnh nên cố gắng uống nhiều nước, tăng cường các thực phẩm có lợi vào thực đơn như rau xanh, trái cây, cá béo, rau có lá màu xanh. Giữ vệ sinh trong ăn uống và tránh sử dụng bia rượu, các thức ăn có tính cay nóng. Ngoài ra, cần tránh stress và chăm chỉ tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức khỏe, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
Nhìn chung các thuốc trị viêm loét dạ dày sẽ được chỉ định và hướng dẫn sử dụng dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Người bệnh cần thăm khám và tuân thủ hướng dẫn/ phác đồ điều trị của bác sĩ để sớm khắc phục bệnh.
THAO KHẢO THÊM
- Viêm Loét Dạ Dày Cần Kiêng Những Gì Trong Sinh Hoạt Và Ăn Uống?
- Viêm Loét Dạ Dày Nặng Gây Biến chứng Và Giải Pháp Điều Trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!