Tê nhức chân tay sau sinh – Các Mẹ chú ý khắc phục sớm

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Tê nhức chân tay sau khi sinh khiến mẹ vô cùng mệt mỏi, khó chịu, mất ngủ, suy nhược cơ thể. Các mẹ cần có biện pháp khắc phục sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Biểu hiện của chứng tê bì chân tay sau sinh

Hiện tượng tê tay sau sinh rất phổ biến ở các bà mẹ, nhất là những phụ nữ sinh con ngoài 30 tuổi. Nếu không được kiểm soát kịp thời, bệnh nhân có thể bị liệt tay và ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể tê mỏi tay sau sinh, các mẹ cần phải biết.

Biểu hiện của chứng tê bì chân tay sau sinh
Rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng tê bì chân tay sau sinh

1. Tê buốt, châm chích như kiến bò

Sau khi sinh, các mẹ có cảm giác bị tê buốt, châm chích ở tay như bị kiến bò. Thời gian dài, cơn đau sẽ nhanh chóng lan ra các vùng khác như mông, đùi, cẳng chân,… Các mẹ sẽ có cảm giác như bị chuột rút, khó chịu ở chân tay, có thể là tê buốt hết cả bàn tay hoặc ngón tay.

Xem thêm: Tê tay chân ở người tiểu đường: Nguyên nhân và cách điều trị

2. Nối gân xanh, mạch máu dưới da

Phụ nữ sau sinh bị tê tay sẽ rất dễ bị nổi gân xanh, mạch máu dưới da. Đồng thời có cảm giác bị lạnh chân tay. Những khi trời lạnh, người bệnh có cảm giác bị nhức mỏi hai ống chân, bàn chân bị tê buốt. Các mạch máu có thể nổi ở toàn thân hoặc một số vị trí nhất định trên cơ thể người bệnh.

3. Cơ thể mệt mỏi, suy nhược

Sau sinh bị tê tay khiến người mẹ vô cùng mệt mỏi, sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng. Tình trạng bị tê bì chân tay sau sinh khiến các mẹ mất ngủ thường xuyên, cơ thể suy nhược nghiêm trọng. Thỉnh thoảng cơn đau xuất hiện lúc nửa đêm bắt buộc mẹ phải xoa bóp mới có thể ngủ được.

4. Mất cảm giác ở ngón tay

Bị tê tay chân sau khi sinh sẽ khiến các mẹ bị mất cảm giác ở các ngón tay. Cơ tay không còn vận động linh hoạt như trước nữa mà các ngón tay bị yếu dần. Nguy hiểm hơn toàn bộ các bắp thịt bàn tay sẽ nhanh chóng bị teo nhỏ lại.

Thậm chí, người bệnh  không thể cử động được hoặc cứng cả bàn tay. Rất nhiều trường hợp phụ nữ sau sinh không thể cầm nắm bất cứ đồ vật nào do tay bị mất cảm giác. 

Nguyên nhân khiến mẹ sau sinh bị tê tay

Sau khi sinh nở, rất nhiều bà mẹ trẻ thường có triệu chứng bị tê mỏi tay sau sinh. Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại không chỉ khiến sức khỏe các mẹ bị giảm sút nghiêm trọng mà còn làm ảnh hưởng nguồn sữa của bé. Xác định chính xác nguyên nhân sẽ khiến các mẹ dễ dàng kiểm soát được bệnh lý của mình.

1. Chế độ ăn uống thiếu hụt canxi, không khoa học

Các mẹ sau sinh có chế độ ăn uống không phù hợp. Bổ sung cho cơ thể quá ít canxi và các dưỡng chất thiết yếu cần thiết khác. Lúc này, xương khớp nguồi bệnh thường kém linh hoạt, dễ bị tê nhức do thiếu chất.

Đặc biệt, lượng canxi và chất khoáng trong quá trình mang thai đã cung cấp cho thai nhi nên nếu mẹ không cung cấp kịp thời cho cơ thể sẽ dẫn đến tê bì chân tay.

Chế độ ăn uống thiếu hụt canxi, không khoa học
Chế độ ăn uống không đủ chất sẽ khiến phụ nữ bị tê bì chân tay sau sinh

Tham khảo thêm: 5 cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân được lưu truyền

2. Thiếu máu, sắt, vitamin B

Sau khi sinh xong, các mẹ bị thiếu hụt vitamin B, sắt và máu. Điều này khiến cho các dầy thần kinh ngoại vi hoạt động kém hiệu quả, gây đau nhức xương khớp.

Về lâu dài, các ống chân, cẳng tay của người bệnh sẽ càng bị đau nhức nhiều hơn. Các dưỡng chất này bị thiếu sẽ khiến sụn khớp giảm nhanh chóng chất bôi trơn và gây đau nhức, hoa mắt, chóng mặt.

3. Mắc bệnh lý xương khớp

Không ngoại trừ trường hợp các mẹ bị tê bì chân tay sau sinh là do mắc phải một số bệnh lý như hội chứng ống cổ tay, viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, thoái hóa xương khớp, giãn dây chằng, đau thần kinh tọa,…

Bên cạnh đó, nếu các mẹ nằm nghiêng hoặc ngồi yên một chỗ quá lâu cũng sẽ nhanh chóng khiến chân tay bị tê bì, mất cảm giác.

Tham khảo thêm: Ngủ hay bị tê tay là bệnh gì? Khắc phục và điều trị bệnh

Cách khắc phục bị tê tay chân sau khi sinh

Với tình trạng tê bì chân tay sau sinh, các mẹ không nên chủ quan mà hãy thường xuyên thăm khám để bác sĩ có phương pháp điều trị và kiểm soát kịp thời. Bên cạnh việc chữa trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau đây để dễ dàng cải thiện cơn đau nhức, tê bì.

Cách khắc phục bị tê tay chân sau khi sinh
Một số biện pháp cải thiện tình trạng tê bì chân tay sau sinh

1. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của các mẹ bị tê bì chân tay. Trong bữa ăn, các mẹ nên chú ý bổ sung các dưỡng chất thiết yếu chứa các thành phần như canxi, vitamin nhóm B, sắt,…

Một số loại rau xanh, sữa chua và trái cây sẽ tốt cho sức khỏe của các mẹ sau sinh. Đặc biệt, các mẹ có thể tắm nắng trước 9 giờ sáng để dễ hấp thụ canxi. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh cũng không được sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Không được bưng bê, làm việc nặng

Các mẹ không nên nấu cơm, giặt giũ quần áo hoặc bưng bê đồ đạc nặng sau khi mới sinh xong ở tháng cữ đầu tiên. Mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân nên nhờ người thân thực hiện và dành thời gian để nghỉ ngơi thường xuyên hơn.

Trong quá trình nghỉ ngơi, người mẹ không nên nằm nghiêng vì dễ gây tê bì chân tay. Đặc biệt, người bệnh không được làm việc quá sức, căng thẳng quá mức, khiến sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng. 

3. Áp dụng một số phương pháp hỗ trợ điều trị khác

Phụ nữ sau sinh có thể thực hiện một số biện pháp giúp giảm nhanh chóng cơn đau như chườm nóng ngải cứu rang với muối, massage tay chân thường xuyên.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các loại lá để xông hơi như cây mã đề, kinh giới, nhọ nồi, trầu không, hương nhu, sài đất,… Những phương pháp chữa trị này sẽ giúp máu lưu thông, giảm được triệu chứng tê bì.

4. Tập thể dụng thường xuyên

Sau khi sinh, các mẹ có thể vận động, đi lại nhẹ nhàng. Tuyệt đối không được nằm một chỗ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, luyện tập thể dục bằng các động tác nhẹ nhàng sẽ giúp lượng máu trong cơ thể dễ dàng lưu thông, ngăn ngừa tê bì chân tay hiệu quả.

Hiện tượng tê nhức chân tay sau sinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ. Tốt nhất, ngay khi thấy bản thân có dấu hiệu mắc bệnh, các mẹ nên nhanh chóng thăm khám sớm. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh nên nghỉ ngơi và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để bệnh nhanh chóng khỏi.  

→ Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
hay bị chuột rút và tê chân Hay bị chuột rút và tê chân: Nguyên nhân, cách khắc phục

Hay bị chuột rút và tê chân là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Nó có thể là dấu…

Tê nhức chân tay sau sinh – Các Mẹ chú ý khắc phục sớm

Tê nhức chân tay sau khi sinh khiến mẹ vô cùng mệt mỏi, khó chịu, mất ngủ, suy nhược cơ…

Vì sao đầu ngón tay bị đau, tê như kim châm? Vì sao đầu ngón tay bị đau, tê như kim châm?

Đầu ngón tay bị đau tê như kim châm là một hiện tượng phổ biến đến từ nhiều nguyên nhân…

Tê tay chân ở người tiểu đường Tê tay chân ở người tiểu đường: Thông tin cần biết

Tình trạng tê tay chân ở người tiểu đường thường xuất hiện rất sớm. Những triệu chứng điển hình của…

Tê chân tay nên ăn gì, tránh gì để nhanh hết? Tê chân tay nên ăn gì, tránh gì để nhanh hết?

Tình trạng tê chân tay có thể xuất phát từ những tổn thương ở hệ thần kinh, bệnh mạch máu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua