Tê chân tay nên ăn gì, tránh gì để nhanh hết?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Tình trạng tê chân tay có thể xuất phát từ những tổn thương ở hệ thần kinh, bệnh mạch máu ngoại biên, hội chứng ống cổ tay, hoặc do cơ thể thiếu chất… Tùy thuộc từ nguyên nhân gây bệnh mà xây dựng thực đơn phù hợp. Bài viết tổng hợp thông tin về vấn đề tê chân tay nên ăn gì, tránh gì để bạn đọc chủ động chăm sóc sức khỏe tốt.

Bị tê bì chân tay nên ăn gì ?

Chế độ dinh dưỡng bổ sung đủ những dưỡng chất cần thiết sẽ góp phần giảm bớt tình trạng tê bì chân tay. Trong trường hợp tê bì xảy ra do cơ khớp bị thoái hóa hay do thiếu chất thì bữa ăn hàng ngày của người bệnh cần đảm bảo cung cấp đầy đủ những thực phẩm sau:

Thực phẩm giàu Kali 

Cơ thể thiếu hụt Kali sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tim mạch và hệ thống tiêu hóa. Thiết hụt Kali tác động tới não bộ và hàm lượng oxy có trong máu. 

Trung bình mỗi ngày bạn nên bổ sung đủ cho cơ thể 4.700mg kali. Nếu không đáp ứng đủ nhu cầu này, lượng máu không đủ cung cấp tới não và các dây thần kinh trung ương gây tê bì chân tay.

Thực phẩm giàu Kali 
Các thực phẩm từ Kali cũng giúp người bệnh tê bì chân tay sớm hồi phục

Ngoài ra kali cũng là dưỡng chất quan trọng đối với hoạt động cơ bắp. Để bổ sung Kali, bạn nên tăng cường các loại thực phẩm sau trong thực đơn:

  • Đậu nành
  • Chuối
  • Củ dền
  • Khoai lang
  • Cà chua
  • Dưa hấu
  • Bí ngô
  • Mơ khô
  • Đậu đen,… 

Gợi ý: Hay bị tê tay chân là thiếu chất gì? Bổ sung như thế nào?

Thực phẩm giàu canxi

Nhóm thực phẩm giàu canxi cần thiết cho hoạt động của cơ thể, đặc biệt là các xương, khớp điều khiển hoạt động chi. Canxi cũng tham gia vào hoạt động tạo thành máu, do đó nếu thiếu hụt canxi thì cơ thể sẽ có những biểu hiện suy yếu nhất định.

Tê tay chân có thể là dấu hiệu của thoái hóa xương khớp ở người lớn tuổi – mà nguyên nhân chính đến từ cơ thể thiếu hụt canxi.

Thực phẩm giàu canxi
Nhóm thực phẩm giàu canxi cần bổ sung khi bị tê mỏi tay chân

Tê tay chân có thể là dấu hiệu của thoái hóa xương khớp ở người lớn tuổi – mà nguyên nhân chính đến từ cơ thể thiếu hụt canxi.

Liều lượng canxi cần bổ sung hàng ngày chỉ ở mức vừa đủ, với người từ 50 tuổi trở lên cần khoảng 1.000- 1.200mg mỗi ngày. Trong đó những loại thực phẩm giàu canxi được khuyến khích rất tốt cho những bệnh nhân xương khớp như:

  • Sữa
  • Trứng
  • Chuối
  • Hàu
  • Cua biển
  • Rau cải chíp
  • Rau chân vịt
  • Súp lơ xanh
  • Đậu hũ
  • Đậu cô ve
  • Hạnh nhân
  • Cá hồi
  • Cá trạch…

Nhóm thực phẩm giàu vitamin D, K

Vitamin D và Vitamin K là những sinh tố can thiệp vào hoạt động bền vững của xương khớp. Vì thế mà từ độ tuổi 25 trở đi, nhóm dưỡng chất này được khuyến khích bổ sung để phòng tránh các bệnh xương khớp trong tương lai. Thông thường cách bổ sung vitamin D chủ yếu là tắm nắng và bổ sung qua ăn uống. 

Nhóm thực phẩm giàu vitamin D, K
Nhóm vitamin D có tác dụng bổ sung cấu trúc xương và ngăn ngừa tình trạng đau nhức khớp xảy ra

Những loại thực phẩm giàu vitamin D, K mà bạn nên bổ sung tăng cường để cấu tạo nên cấu trúc khớp xương chắc khỏe gồm có:

  • Lòng đỏ trứng
  • Bắp cải
  • Nấm
  • Trứng cá
  • Cải xoăn
  • Rau mầm
  • Dưa chuột
  • Hành lá
  • Đậu nành
  • Húng quế…

Thực phẩm giàu vitamin nhóm B

Để ngăn chặn tê và cảm giác tê bì và ngứa rần ở bàn tay và bàn chân, bạn cần có chế độ bổ sung vitamin B đầy đủ. Các vitamin nhóm B còn giúp cải thiện lưu lượng máu đến cánh tay và hỗ trợ điều thông máu đến chân và các chi của cơ thể.

Vitamin nhóm B được phân làm 2 loại là vitamin B6 và B12. Đây đều là những sinh tố cần thiết cho chức năng thần kinh khỏe mạnh. Khi cơ thể thiếu hụt chúng sẽ có dấu hiệu tê mỏi tại bàn tay, cánh tay, ngón tay và chân. 

Vì thế nhóm sinh tố này cần thiết có trong thực đơn của những người hay bị tê chân tay. Vậy người bị tê tay chân nên ăn những thực phẩm gì để bổ sung đầy đủ vitamin nhóm B?. Một số thực phẩm giàu vitamin nhóm B gồm có:

  • Quế
  • Các loại trứng
  • Trái bơ
  • Chuối
  • Đậu
  • Bột yến mạch
  • Pho mát
  • Sữa chua
  • Các loại hạt
  • Hoa quả khô.

Tham khảo thêm: Tê nhức chân tay sau sinh– Cần lưu ý điều trị sớm

Thực phẩm giàu magie

Tình trạng magie thấp được xem là một trong những nguyên nhân gây tê ở bàn tay và bàn chân. Nếu như không bổ sung magie đầy đủ qua chế độ ăn uống thì bạn cũng có thể uống magie dạng bổ sung 350mg mỗi ngày.

Thực phẩm giàu magie
Các loại thực phẩm giàu magie có tác dụng giảm tình trạng đau nhức và tê mỏi trên cơ thể

Thực tế magie là khoáng chất tham gia vào hoạt động chuyển hóa canxi. Lượng magie được điều tiết trong máu có thể kiểm soát các xung động thần kinh, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra magie cũng có nhiệm vị giải độc, sản xuất năng lượng và hình thành cấu trúc xương răng khỏe mạnh. Những loại thực phẩm giàu magie gồm có:

  • Các loại rau màu xanh đậm
  • Các loại hạt
  • Bột yến mạch
  • Bơ đậu phộng
  • Cá nước lạnh
  • Trái bơ
  • Chuối
  • Chocolate đen
  • Dầu mù tạt…

Thực phẩm giàu Acid Folic 

Thực phẩm giàu axit folic có nhiệm vụ rất quan trọng có vai trò sản xuất tế bào mới cho cơ thể. Quan trọng nhất là các bạch cầu, tiểu cầu, chúng ngăn chặn sự thiếu hụt máu ảnh hưởng đến hoạt động cơ quan và gây tê bì chân tay.

Acid folic tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin B12, đây cũng là chất dẫn truyền thần kinh chi phối hoạt động và cảm giác tại các chi.

Thực phẩm giàu Acid Folic 
Axit folic hỗ trợ sản xuất máu, từ đó ngăn chặn tình trạng thiếu máu xảy ra

Trong trường hợp đau nhức chân tay đến từ các bệnh xương khớp, suy giảm của hệ thần kinh, có thể cải thiện bằng cách bổ sung tăng cường acid folic. Những thực phẩm giàu axit folic gồm có:

  • Rau bó xôi
  • Bông cải
  • Cải xoăn
  • Đậu cô ve
  • Trái bơ
  • Đậu phộng
  • Cá hồi
  • Hạt hướng dương
  • Ngũ cốc
  • Gan bò
  • Mầm lúa mì…

Thực phẩm có chất chống oxy hóa

Các chất chống oxy hóa tham gia vào nhiều hoạt động cải thiện sức khỏe như ngăn ngừa động mạch, ức chế quá trình đông máu. Bổ sung các chất chống oxy hóa sẽ góp phần ngăn chặn được tình trạng lão hóa – nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tay và đau nhức khớp ở người lớn tuổi.

Một số loại thực phẩm có tác dụng giúp chống oxy hóa hoặc làm chậm quá trình oxy hóa trong cơ thể xảy ra như:

  • Trà xanh
  • Quả cherry
  • Quả việt quất
  • Cây măng tây
  • Quả ớt chuông…

Nghệ

Nghệ được đánh giá là một loại gia vị “thần dược” vì nguồn giá trị dinh dưỡng giàu có. Trong nghệ có chứa một hợp chất gọi là curcumin, hoạt chất này giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể.

Tác dụng chống viêm của curcumin cũng sẽ giúp giảm tình trạng tê bì chân tay khó chịu thường gặp phải khi cơ thể suy nhược, thiếu máu. Trong trường hợp người bệnh bị sỏi thận, sỏi mật, bệnh nhân thiếu máu, đang mang thai hoặc dị ứng với nghệ nên hạn chế dùng thực phẩm này.

Để biết tình trạng tê bì chân tay thiếu chất gì, hoặc do bệnh lý nào gây ra thì người bệnh nên kiểm tra tại cơ sở y tế chuyên khoa để xác định rõ nguyên nhân và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. 

Nghệ
Nghệ có tác dụng hữu ích đối với người bị suy nhược, thiếu chất

Xem thêm: Chân bị tê như kim châm? Nguyên nhân và cách trị

Bị tê tay chân không nên ăn gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu khi bị tê bì chân tay nên ăn gì, bạn cũng nên hạn chế một số loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe lúc này. Nhóm thực phẩm nên kiêng khi bị tê bì chân tay gồm có:

  • Thức ăn mặn: Hạn chế sử dụng muối hay gia vị khi nêm nếm thức ăn. Thức ăn mặn có thể làm cho hàm lượng canxi trong cơ thể bị giảm dễ dẫn đến tình trạng rối loạn canxi. Muối cũng gây trữ nước trong cơ thể, gây phù nề và loãng xương.
  • Thực phẩm kém lành mạnh: Bao gồm các loại bánh ngọt, kẹo ngọt, chất kích thích, thực phẩm lên men. Cụ thể như các loại bánh mì, bắp, bánh ngọt, rượu bia, cà phê, hành tỏi, mứt, ô mai…Các loại thực phẩm này cũng khiến triệu chứng tay chân đau mỏi, tê bì trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thực phẩm có tính axit cao: Những loại thực phẩm có như tính axit cao sẽ ức chế hoạt động của canxi, magie. Nguyên nhân xác định là do các chất này không thích hợp với clo, lưu huỳnh khiến cho quá trình trao đổi chất bị dừng lại… từ đó dẫn đến tình trạng tê tay chân, mệt mỏi, thiếu máu, cơ thể bị đau mỏi…

Phòng ngừa tê tay chân bằng cách nào?

Tình trạng tê bì chân tay có thể xảy ra trong thời điểm nhất thời, tuy nhiên tình trạng này cũng dễ lặp đi lặp lại ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm lý người bệnh. Để phòng ngừa tê bì chân tay, bạn lưu ý những nguyên tắc sau:

Phòng ngừa tê tay chân bằng cách nào?
Rèn luyện thể thao là phương pháp phòng tránh các vấn đề về xương khớp hữu hiệu
  • Lưu ý chế độ tập luyện thể dục, thể thao là một trong những cách tốt nhất để thoát khỏi những cảm giác tê bì chân tay. Vận động giúp tăng cường lưu thông máu, từ đó khí huyết được lưu thông đều đến các chi, cơ xương, phòng tránh suy yếu xương khớp và thiếu máu xảy ra.
  • Ngoài ra những người làm việc văn phòng, người cao tuổi không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, tránh tư thế ngồi xổm hoặc mang vác nặng. Chủ động giữ ấm cơ thể, phòng bệnh vặt trong thời tiết giao mùa, cảm cúm…
  • Ngoài việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý, người bị tê tay chân nên bổ sung vitamin D, hỗ trợ hoạt động sản xuất canxi bằng cách thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng sớm. Đây là cách ngăn ngừa loãng xương và duy trì sức khỏe xương khớp lâu dài.
  • Một cách cải thiện tình trạng tê bì chân tay đơn giản là sử dụng nóng lạnh liệu pháp hoặc nóng hoặc lạnh hoặc cả hai. Liệu pháp lạnh giúp co mạch máu và chuyển máu ra khỏi khu vực, đồng thời cho phép các mạch máu giãn ra, tăng lưu lượng máu đến chi. Áp dụng liệu pháp nóng xen kẽ giúp khắc phục tình trạng tê mỏi. Thời gian điều trị song song 10-15 phút, trong đó có 3 phút lạnh và 1 phút nóng lặp đi lặp lại ít nhất ba lần.
  • Thăm khám chuyên khoa xương khớp định kỳ hoặc thông báo với bác sĩ khi nhận thấy tình trạng tê mỏi không có cải thiện. 

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề tê chân tay nên ăn gì, tránh gì để nhanh hết. Bổ sung dinh dưỡng đủ chất có thể hạn chế được chứng tê bì tay chân rất hiệu quả. Người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận được những hướng dẫn cụ thể.

Bài viết liên quan:

Ngày đăng 09:28 - 12/03/2024 - Cập nhật lúc: 13:35 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Ngồi lâu bị tê chân có sao không? Có cần trị? Ngồi lâu bị tê chân có sao không? Có cần trị?
Ngồi lâu bị tê chân là biểu hiện dễ bắt gặp ở bất kỳ ai.  Nguyên nhân thường đến từ tư thế ngồi không đúng cách gây chèn ép mạch…
Tê chân tay nên ăn gì, tránh gì để nhanh hết? Tê chân tay nên ăn gì, tránh gì để nhanh hết?

Tình trạng tê chân tay có thể xuất phát từ những tổn thương ở hệ thần kinh, bệnh mạch máu…

hay bị chuột rút và tê chân Hay bị chuột rút và tê chân: Nguyên nhân, cách khắc phục

Hay bị chuột rút và tê chân là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Nó có thể là dấu…

Cách trị tê chân tay tại nhà – Đơn giản, hiệu quả cao

Hiện tượng tê chân tay diễn ra lâu ngày có thể gây teo cơ và khiến các chi bị suy…

Bị tê tay khi mang thai: Đây là điều mẹ bầu cần chú ý

Mẹ bầu bị tê tay khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, nhất là vào thời điểm 3…

Hay bị tê chân tay do thiếu chất gì là thắc mắc chung của nhiều người Hay bị tê tay chân là thiếu chất gì và giải pháp bổ sung

Hay bị tê tay chân là thiếu chất gì là một trong những thắc mắc chung của rất nhiều người.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua