Rối Loạn Tiêu Hóa Nên Ăn Gì Tốt? Cần Tránh Thực Phẩm Nào?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Rối loạn tiêu hóa gây ra các triệu chứng khó chịu như đau bụng, đầy hơi, thay đổi đại tiện,… gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày. Chế độ ăn ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị và phòng tránh căn bệnh này. Vậy khi bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và hạn chế ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.

Bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì cải thiện nhanh?
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì?

Bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì cải thiện nhanh?

Bổ sung các loại thực phẩm một cách hợp lý là phương án tốt nhất giúp cân bằng dinh dưỡng và hạn chế gây áp lực cho hệ tiêu hóa. Để phòng tránh và điều trị bệnh một cách hiệu quả, người bệnh nên tăng cường bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế trình trạng đầy hơi, táo bón và khó tiêu.

1. Trái cây

Đây là nhóm thực phẩm chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể, giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng của táo bón rất tốt. Nếu bạn muốn biết bị rối loạn tiêu hóa nên ăn trái cây gì thì xem ngay nhé:

  • Chuối: Chuối là thực phẩm chứa nhiều kali, thường được sử dụng để cung cấp các chất điện giải cho cơ thể, rất tốt đối với hệ tiêu hóa. Chất xơ bên trong chuối có thể hấp thu các chất lỏng dư thừa bên trong bao tử, hạn chế gây ra tiêu chảy, giúp phục hồi một số lợi khuẩn.
  • Dứa: Đây là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ các protein bên trong cơ thể. Vì vậy, có khả năng làm giảm các triệu chứng khó chịu do rối loạn tiêu hóa gây ra như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,…
  • Quả bơ: Trong bơ có chứa nhiều chất xơ và chất béo không bão hòa, giúp duy trì và tối ưu chức năng của đường tiêu hóa, túi mật tuyến tụy, gan,… Bên cạnh đó, nó còn có khả năng chuyển đổi các beta-carotene thành vitamin A rất cần thiết cho niêm mạc lót ở toàn bộ đường tiêu hóa.
  • Táo: Táo chứa rất nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan giúp giảm nhanh tình trạng táo bón. Ngoài ra, đây còn là nguồn cung cấp rất nhiều vitamin, khoáng chất giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa.

Gợi ý: Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

2. Vitamin D

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, vitamin D có chứa các chất kháng viêm trong các bệnh về đường ruột rất tốt. Bạn có thể bổ sung cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm như trứng, cá biển,… 

3. Thịt nạc, thịt gà, đậu hũ

Đây là loại thực phẩm có hàm lượng đạm cao, có khả năng tổng hợp kháng thể khi bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn cung cấp cho cơ thể hàm lượng chất vôi cần thiết, có khả năng chống lại dị ứng của tuyến thượng thận. Bên trong thịt đỏ có chứa nhiều chất khó tiêu không tốt cho hệ tiêu hóa, người bệnh nên hạn chế sử dụng và ưu tiên các loại thịt trắng.

4. Sữa chua

Sữa chua là món ăn bổ dưỡng, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và hiệu quả. Trong sữa chua có chứa hàm lượng probiotic và lượng lớn các lợi khuẩn, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng hơn. Bên cạnh đó, sử dụng sữa chua hàng ngày còn có tác dụng ngăn ngừa táo bón, nguy cơ tiêu chảy, khó tiêu.

Sữa chua
Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt

5. Ngũ cốc nguyên hạt

Trong các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, bánh mỳ, yến mạch,… có chứa hàm lượng chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa, giúp vận chuyển thức ăn và ngăn ngừa tình trạng táo bón rất tốt. Trong đó, yến mạch là nguyên liệu tự nhiên rất giàu chất xơ, hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú giúp thúc đẩy và cải thiện sức khỏe của cơ thể.

Tham khảo thêm: Rối loạn tiêu hóa có nên uống nước cam không? Giải đáp thắc mắc

6. Khoai lang

Khoai lang là thực phẩm chứa rất nhiều loại dưỡng chất tốt cho cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa như vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate,… Ngoài ra, khoai lang còn được biết đến là loại thực phẩm có tác dụng điều trị các chứng viêm loét dạ dày, viêm loét đại tràng, ngăn ngừa các gốc tự do.

7. Gừng

Gừng là một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình, có công dụng điều trị nhiều loạn bệnh khác nhau. Các tinh chất bên trong gừng có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của mỗi người rất tốt. Bên cạnh đó, gừng còn có khả năng điều trị các triệu chứng buồn nôn, co thắt dạ dày rất tốt.

8. Nước

Nước có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể của mỗi người. Uống nhiều nước sẽ giúp quá trình đào thải độc tố diễn ra ở thận tốt hơn. Trung bình mỗi người nên nạp 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày, có thể kết hợp với hàm lượng Kali, Magie sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Nước
Bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp điều trị rối loạn tiêu hóa rất tốt

Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa kéo dài ở người lớn – Điều trị như thế nào? 

Những thực phẩm không nên ăn khi bị rối loạn tiêu hóa

Khi bị rối loạn tiêu hóa, đường ruột của người bệnh trở nên khá yếu và nhạy cảm. Nếu người bệnh sử dụng thức ăn không hợp lý sẽ khiến tình trạng bệnh trở nặng. Dưới đây là những loại thực phẩm người bệnh nên tránh giúp quá trình điều trị bệnh mang lại hiệu quả tốt hơn:

Những thực phẩm không nên ăn khi bị rối loạn tiêu hóa
Khi bị rối loạn tiêu hóa người bệnh nên tránh các loại thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Nếu dung nạp vào cơ thể các món ăn chứa rất nhiều dầu mỡ sẽ gây ra các triệu chứng khó tiêu, ợ hơi, tình trạng tiêu chảy sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế nhóm thực phẩm này như đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, món xào,….
  • Thực phẩm sống, tái: Những món ăn sống tái như mộn, gỏi,… có chứa rất nhiều vi khuẩn có hại cho đường ruột. Nếu sử dụng có thể gây đau bụng đi ngoài, một số trường hợp nặng sẽ bị ngộ độc.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường: Việc tiêu thụ các loại bánh ngọt, nước ngọt hay socola có chứa hàm lượng đường cao vào cơ thể, sẽ gây áp lực cho hoạt động tiêu hóa của dạ dày, đại tràng. Khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
  • Chất kích thích: Đây là tác nhân gây kích thích hệ tiêu hóa, cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của dạ dày, dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Vì vậy người bị rối loạn tiêu hóa nên tránh xa chúng.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Đối với những trường hợp tiêu chảy không nên uống sữa và dùng các sản phẩm từ sữa, nếu không tình trạng sẽ nặng hơn.
  • Ngoài ra, thực phẩm quá chua, quá mặn và cay nóng là kẻ thù số một của các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nên tránh xa. Người bệnh cũng không nên ăn đồ ăn vỉa hè, không đảm bảo nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hi vọng những thông tin được cung cấp ở bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được vấn đề “Rối loạn tiêu hoá nên ăn gì, kiêng gì là tốt nhất?” Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan để bệnh kéo dài. Nếu các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm, bạn nên đến khám tại các cơ sở uy tín để có phương án giúp điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm: 

Ngày đăng 11:44 - 20/03/2024 - Cập nhật lúc: 14:24 - 08/04/2024
Chia sẻ:
trẻ bị rối loạn tiêu hóa Trẻ bị rối loạn tiêu hóa – Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa là một trong những vấn đề khá phổ biến mà bạn cần chú ý. Mặc dù bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi và…
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì ổn định nhanh, an toàn?

Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do đây là độ tuổi hệ tiêu hóa…

Vi khuẩn đường ruột là gì? Tính chất và điều cần biết Vi khuẩn đường ruột là gì? Tính chất và điều cần biết

Vi khuẩn đường ruột bao gồm hàng ngàn loại khác nhau, nhưng trong đó chỉ có một số loại vi…

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều phải làm sao?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn nhiều có thể gây mất nước nghiêm trọng và khiến bé mệt mỏi,…

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa, uống sữa gì?

Sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất cần thiết đối với sự phát triển cả về thể chất và…

Bị rối loạn tiêu hóa có nên uống nước cam không?

Nước cam là một loại thức uống rất tốt cho sức khỏe, bởi vì nó chứa nhiều vitamin và khoáng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua