Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản ngay tại nhà

Bác sĩ phụ trách

LƯƠNG Y PHÙNG HẢI ĐĂNG

Trưởng khoa khám bệnh

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm tác động vào các huyệt đạo liên quan đến cột sống, giúp giảm đau, giảm viêm, tăng cường lưu thông máu và cải thiện chức năng vận động.

Công dụng khi bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Bấm huyệt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm là một liệu pháp thay thế an toàn và nhẹ nhàng có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng bệnh. Bấm huyệt có liên quan chặt chẽ với cách hình thức điều trị cổ truyền khác, chẳng hạn như châm cứu.

bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Bấm huyệt giúp tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

Bấm huyệt phụ thuộc vào các điểm huyệt cụ thể trên cơ thể. Người bấm huyệt sẽ dùng ngón tay để ấn, day, ấn, lăm, bóp hoặc massage lên các huyệt để giảm đau.

Công dụng của phương pháp:

  • Giảm đau và viêm
  • Tăng cường sức mạnh cho cơ bắp và cột sống
  • Giúp máu và khí huyết lưu thông dễ dàng hơn

Tham khảo thêm: Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Quy trình và kỹ thuật bấm huyệt như sau:

  • Tư thế: Người bệnh nằm sấp, thư giãn cơ lưng và cơ mông.
  • Bấm huyệt: Dùng đầu ngón tay cái bấm vào các huyệt đạo đã xác định, bấm từ từ và tăng dần lực cho đến khi cảm thấy tức nặng, giữ nguyên trong 30 giây đến 1 phút.
  • Tần suất: Thực hiện mỗi ngày 2 lần, sáng và tối.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số cách bấm huyệt khác:

  • Day dọc hai bên cột sống: Dùng gốc bàn tay, ngón út và ngón cái ấn lực vừa phải lên lưng sau đó di chuyển theo chuyển động tròn từ đốt sống D7 đến mông, thực hiện 3 lần liên tiếp.
  • Bóp hai bên cột sống: Dùng hai bàn tay hoặc ngón tay cái và ngón trỏ, ngón nhẫn hoặc ngón cái và bốn ngón tay kia hoặc hai đầu ngón tay cái và trỏ vừa bóp vừa hơi kéo thịt lên từ D7 đến mông, thực hiện 3 lần.

Các huyệt chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến

Thoát vị đĩa đệm là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể gây ra đau lưng, đau cột sống và làm hỏng dây thần kinh. Việc áp dụng các phương pháp chữa trị bằng huyệt có thể giúp giảm đau và cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm.

thoát vị đĩa đệm bấm huyệt có khỏi không
Tác động lên huyệt ở ngón chân có thể giúp giảm đau do thoát vị đĩa đệm 

Dưới đây là một số huyệt phổ biến thường được sử dụng để chữa trị thoát vị đĩa đệm:

  • Huyệt B-23 và B-47: Nằm ở lưng thấp, các huyệt này có thể giảm đau lưng và hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm.
  • Huyệt B-48: Nằm ở hông, huyệt này cũng có thể giúp điều trị thoát vị đĩa đệm.
  • Huyệt G-30: Nằm ở mông, tác động lên huyệt này cũng có thể hỗ trợ giảm đau lưng và triệu chứng của thoát vị đĩa đệm.
  • Huyệt LI-4: Nằm ở giữa ngón cái và ngón trỏ, huyệt này có thể giảm đau và có tác dụng giống như hoạt chất giảm đau tự nhiên trong cơ thể.
  • Huyệt xung quanh khuỷu tay (LU-6): Có thể giảm đau và giảm căng thẳng trong khu vực vai và cánh tay, giúp cải thiện thoát vị đĩa đệm.
  • Huyệt ở bàn chân: Đặc biệt là giữa ngón cái và ngón chân thứ hai, có thể giúp giảm đau và cải thiện các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm.
  • Huyệt B-54: Nằm phía sau đầu gối, tác động lên huyệt này có thể giúp giảm cứng khớp ở lưng và đầu gối.

Lưu ý khi bấm huyệt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Để hỗ trợ quá trình hồi phục, bệnh nhấn thoát vị đĩa đệm nên:

  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
  • Hoạt động thể dục thể thao đều đặn, tránh việc nghỉ ngơi kéo dài trên giường. Ngoài ra, cần làm ấm cơ thể trước khi tiến hành luyện tập.
  • Không thực hiện bấm huyệt khi quá no, quá đói hoặc khi đang say rượu.
  • Phụ nữ có thai và bệnh nhân có vấn đề về tim mạch không nên bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm.

Bấm huyệt có thể giúp hỗ trợ điều trị các cơn đau và cải thiện khả năng vận động linh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên người bệnh nên ham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ:
Nghệ sĩ Phú Thăng chia sẻ kinh nghiệm điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Y học cổ truyền trên VTV2 

Vào tháng 7, năm 2020 vừa qua, NSƯT Phú Thăng đã thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm tại…

Thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy đau nhức cần phải làm gì?

Thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy có thể gây đau nhức cột sống, tê mỏi và yếu liệt các…

Trung tâm Thuốc dân tộc tiếp nhận điều trị thoát vị đĩa đệm cho Nghệ sĩ Phú Thăng

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc tiếp nhận điều trị thoát vị đĩa đệm cho Nghệ…

Các biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm Biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm – Nguy cơ và cách phòng ngừa

Biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra chẳng hạn như đau đớn kéo dài, chảy…

Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới nhất 2020 Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới nhất 2024

Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới có nhiều ưu điểm so với phương pháp truyền thống, chẳng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua