Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm bằng Ngải Cứu – Hiệu quả, Giảm đau nhanh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu là bài thuốc dân gian phổ biến, mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau, chống viêm, hỗ trợ phục hồi sức khỏe cột sống.

Công dụng chữa thoát vị đĩa đệm của ngải cứu

Ngải cứu là thảo dược được sử dụng làm thuốc trong Đông y với nhiều tên gọi khác nhau như thuốc cứu, ngải cảo hay bán nhung… 

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Ngải cứu có tác dụng giảm đau, chống viêm và hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng thoát vị địa đệm hiệu quả

Theo y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn kinh, tán hàn, trừ thấp, giảm đau, tiêu sưng. Do đó, dược liệu thường được sử dụng làm bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm.

Công dụng chính của dược liệu:

  • Giảm đau nhức: Tác dụng giảm đau của ngải cứu giúp giảm bớt các triệu chứng đau nhức, tê bì do thoát vị đĩa đệm gây ra.
  • Chống viêm: Ngải cứu có khả năng chống viêm, giúp giảm sưng tấy tại vị trí tổn thương.
  • Thúc đẩy lưu thông máu: Tính ấm của ngải cứu giúp cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và phục hồi chức năng của cơ bắp, dây thần kinh.

Tham khảo thêm: Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm bằng Lá Lốt – Bí kíp hay từ Dân gian

7 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu

1. Ngải cứu và rượu chữa thoát vị đĩa đệm

Chuẩn bị:

  • 1 bó lá ngải cứu
  • Rượu trắng

Cách sử dụng:

  • Ngải cứu nhặt những lá tươi và ngọn non, rửa sạch, giã nát
  • Trộn ngải cứu chung với một ít rượu trắng
  • Cho hỗn hợp vào chảo xào nóng
  • Cuối cùng, bạn bọc thuốc vào trong một cái khăn sạch, chườm ngay khu vực bị thoát vị đĩa đệm trong 15- 20 phút.

Trong quá trình thực hiện, nếu thấy thuốc nguội thì bỏ vào xào nóng lại rồi chườm tiếp. Nhiệt nóng cùng các hoạt chất trong lá ngải cứu sẽ giúp nhanh chóng cắt đứt cơn đau nhức cột sống.

2. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và mật ong

Mật ong cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do gây tổn thương cấu trúc đĩa đệm.

ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Mật ong kết hợp với ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau thoát vị đĩa đệm

Chuẩn bị:

  • 1 bó nhỏ lá ngải cứu
  • 2 muỗng mật ong nguyên chất
  • 1/2 thìa muối

Cách sử dụng:

  • Muối đem  pha với 1 ly nước đun sôi để nguội tạo thành hỗn hợp nước muối pha loãng
  • Ngải cứu rửa qua nhiều lần nước cho sạch, cắt nhỏ. Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn
  • Thêm nước muối pha loãng vào trong ngải cứu, vắt lấy nước  cốt
  • Tiếp theo, bạn trộn nước ngải cứu chung với mật ong, quậy cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau. Chia làm 2 lần uống.
  • Thực hiện cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và mật ong đều đặn hàng ngày cho đến khi thấy các triệu chứng thuyên giảm. 

3. Ngải cứu và giấm gạo chữa thoát vị đĩa đệm

Trong bài thuốc này, giấm gạo hoạt động như một chất kháng viêm, sát khuẩn, làm dịu cơn đau. Bạn có thể kết hợp giấm với ngải cứu làm thuốc xoa bóp chữa thoát vị đĩa đệm.

Chuẩn bị:

  • 3 lạng ngải cứu
  • 200ml giấm gạo

Cách sử dụng:

  • Ngải cứu sau khi rửa sạch bạn cũng đem giã nát
  • Trộn ngải cứu với giấm  gạo cho đều, sau đó đem đun nóng
  • Dùng một chiếc khăn mỏng bọc hỗn hợp thuốc lại, đem xoa ở khu vực bị đau. Kết hợp mát xa để các dược chất thấm sâu vào bên trong và phát huy hiệu quả tốt hơn.
  • Thực hiện 15 – 20 phút mỗi ngày, sau khoảng 2 tuần tình trạng đau nhức sẽ thuyên giảm.

Tham khảo thêm: 10+ bài tập chữa thoát vị đĩa đệm cột sống hiệu quả

4. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá ngải cứu + vỏ chanh + vỏ bưởi + rượu

Bài thuốc này có thể giúp giảm bớt các triệu chứng đau nhức, mỏi lưng liên quan đến thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, tính ấm của ngải cứu giúp cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và phục hồi chức năng của cơ bắp, dây thần kinh.

ngải cứu trị thoát vị đĩa đệm
Bài thuốc giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức mạnh cơ bắp và phục hồi tổn thương ở đĩa đệm 

Chuẩn bị: 

  • Ngải cứu khô : 200g
  • Vỏ chanh khô: 1kg
  • Vỏ bưởi khô: 2 quả
  • Rượu trắng ngon: 2 lít

Cách sử dụng: 

  • Các vị thuốc đã chuẩn bị cho vào chảo sao vàng
  • Cho tất cả vào bình thủy tinh ngâm cùng rượu trắng, để nơi mát mẻ trong 30 ngày
  • Khi sử dụng, mỗi ngày uống 1 ly rượu nhỏ khoảng 15 – 20ml

5. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu rang muối

Muối có tác dụng kích thích lưu thông máu, giảm đau, chống viêm và giúp đưa các hoạt chất quý trong ngải cứu thấm sâu vào khu vực tổn thương.

Chuẩn bị:

  • 1 bó ngải cứu
  • Muối hột

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá ngải cứu, vớt ra cho ráo nước hoàn toàn
  • Trộn ngải cứu chung với muối hạt và rang cho nóng lên
  • Bọc hỗn hợp vào khăn và chườm ngay khu vực bị bệnh 20 phút
  • Với cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu rang muối, bạn nên thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ

6. Ngâm chân bằng nước lá ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Ngâm chân bằng nước lá ngải cứu hàng ngày mang lại nhiều lợi ích cho người bị thoát vị đĩa đệm như giúp ngủ ngon, giảm stress, tăng cường thể chất, kích thích lưu thông máu đến nuôi dưỡng khu vực tổn thương.

chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền
Ngâm chân vào nước lá ngải cứu có tác dụng kích thích lưu thông máu, giúp người bị thoát vị đĩa đệm bớt đau nhức

Chuẩn bị:

  • 1 bó ngải cứu
  • 2 thìa muối
  • Một cái chậu nhỏ có kích thước vừa vặn để đặt hai bàn chân vào

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu đem nấu cùng 2 lít nước, đun sôi kỹ khoảng 10 phút rồi cho muối vào quậy tan
  • Gạn nước lá ngải cứu ra chậu, chờ cho nước nguội bớt rồi cho 2 chân vào ngâm
  • Ngồi ngâm chân ở tư thế thoải mái chừng 15 phút là đủ
  • Phương pháp này được thực hiện trước lúc đi ngủ vào buổi tối sẽ cho hiệu quả tốt hơn.

Có thể bạn muốn biết: 7 bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả, dễ kiếm

7. Ăn lá ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh những cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá ngải cứu ở trên, bạn có thể kết hợp sử dụng thảo dược này trong bữa ăn để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh từ bên trong. Do ngải cứu có vị hơi đắng nên để dễ ăn hơn bạn hãy thử dùng theo những cách sau:

  • Ăn sống kèm với thức ăn
  • Cắt nhỏ, giã nát rồi rán với trứng ăn
  • Nấu canh ngải cứu với thịt nạc
  • Xay nước uống…

Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu

Để đảm bảo hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm:

  • Sử dụng ngải cứu chỉ như một biện pháp hỗ trợ, không thay thế cho y tế chính thống
  • Tuân thủ liều lượng được khuyến cáo để tránh các tác dụng phụ như co thắt ruột, buồn nôn
  • Tránh sử dụng ngải cứu nếu mang thai, cho con bú, hoặc có vấn đề về gan, thận, hay mắc bệnh máu di truyền
  • Người dị ứng với ngải cứu không nên sử dụng
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng ngải cứu nếu đang dùng thuốc chống co giật
  • Kiểm tra nhiệt độ cẩn thận khi chườm ngải cứu để tránh bỏng da

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu theo chỉ dẫn của thầy thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn. Ngoài ra, người bệnh nên xây dựng lối sống lành mạnh và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để nâng cao sức khỏe.

Tham khảo thêm:

Chia sẻ:
Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà – Khỏi mà không cần thuốc

Người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà để giảm đau và…

Tìm hiểu cấu tạo của đĩa đệm

Cấu tạo của đĩa đệm gồm ba phần chính, chịu trách nhiệm giảm xóc và phân tán lực giữa các…

Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện nào tốt nhất hiện nay?

Việc xác định mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình…

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser và điều cần biết

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser là phương pháp hiện đại, ít xâm lấn, mang lại hiệu quả…

Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và không nên ăn gì?

Tìm hiểu thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và nên kiêng gì là một trong những cách tốt nhất…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua