Trẻ bị rối loạn tiêu hóa – Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa là một trong những vấn đề khá phổ biến mà bạn cần chú ý. Mặc dù bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi và ít gây nguy hiểm nhưng sẽ cản trở rất nhiều đến sự phát triển của trẻ.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là gì?
Rối loạn tiêu hóa là vấn đề phổ biến rất dễ xuất hiện ở đối tượng trẻ em

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là gì?

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là tình trạng co thắt bất thường trong hệ tiêu hóa, khiến bé bị đau bụng, tiêu hóa thức ăn kém. Với độ tuổi mà các cơ quan đang phát triển, hoàn thiện như trẻ em, căn bệnh này có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài về sau, khiến dạ dày hấp thụ thức ăn kém, làm bé chậm phát triển, ăn uống khó khăn khi lớn lên. 

Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh chính là cách tốt nhất để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa. Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể bao gồm:

1. Chế độ ăn

Chế độ ăn uống thiếu khoa học chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ mắc phải bệnh lý này. Cho trẻ dung nạp các nhóm thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, muối đường, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn… sẽ cản trở rất nhiều đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Bởi đây là đều là những nhóm thực phẩm khó tiêu, không tốt cho cơ thể.

Ngoài ra, những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn cũng có thể là yếu tố khiến hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề. Bệnh rối loạn tiêu hóa cũng có thể là một vấn đề phổ biến.

Đọc thêm: 11cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà hiệu quả, đơn giản, nhanh chóng

2. Hệ miễn dịch

Trẻ em là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch và sức đề kháng còn yếu, đặc biệt nhất là những trẻ dưới 6 tuổi. Chính điều này đã tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, nấm, virus hay ký sinh trùng tấn công. Chúng đều là những tác nhân gây ra bệnh lý về đường tiêu hóa, trong đó có bệnh rối loạn tiêu hóa.

Bệnh dễ bắt gặp nhất ở nhóm đối tượng trẻ em phải sống trong môi trường ô nhiễm, chất lượng vệ sinh kém.

3. Thuốc kháng sinh

Đây là nhóm thuốc gây ra rất nhiều ảnh hưởng lên đường tiêu hóa, nhất là khi sử dụng không đúng cách. Trẻ em lại là nhóm đối tượng yếu nên dễ gặp các vấn đề về sức khỏe cần sử dụng kháng sinh.

Nếu sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định của các sĩ, sẽ dễ gặp các tác dụng phụ, trong đó có chứng rối loạn tiêu hóa. Bởi kháng sinh không chỉ tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại mà đôi khi còn diệt luôn các vi khuẩn có lợi. Từ đó gây mất sự cân bằng sinh thái ở trong đường ruột và khiến vấn đề tiêu hóa gặp trục trặc.

4. Vấn đề bệnh lý

Tình trạng rối loạn tiêu hóa thường xuyên xuất hiện cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý khác về đường tiêu hóa mà trẻ đang mắc phải. Sau đây là những bệnh lý có thể liên quan:

  • Viêm thực quản bạch cầu ái toan
  • Bệnh viêm đường ruột
  • Bệnh Celiac
  • Hội chứng ruột ngắn

Lúc này, con bạn phải nhận được sự chăm sóc y tế sớm để kiểm soát tình hình. Chứng rối loạn tiêu hóa chỉ có thể được khắc phục khi các bệnh lý liên quan đến nó được kiểm soát tốt.

Gợi ý: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Ăn như thế nào là đúng

Các triệu chứng rối loạn tiêu hỏa ở trẻ em

Để sớm phát hiện trẻ bị rối loạn tiêu hóa, bạn cần nắm được các triệu chứng dưới đây của bệnh:

  • Đau bụng: Đây chính là triệu chứng phổ biến nhất xuất hiện đầu tiên khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Trẻ thường sẽ bị đau quặn bụng, khó chịu, dễ cáu gắt.
  • Táo bón: Triệu chứng này dễ xuất hiện khi trẻ dung nạp các thực phẩm khó tiêu.Trẻ sẽ đi ngoài ít hơn bình thường, phân rắn và đôi khi còn có thể lẫn cả máu. Lúc này trẻ có dấu hiệu chán ăn, bụng căng cứng.
  • Tiêu chảy: Cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Đặc trưng của triệu chứng này là trẻ đại tiện nhiều hơn 3 lần mỗi ngày, phân loãng, tóe nước.
  • Đi ngoài phân sống: Triệu chứng này chính là hệ quả của sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại ở trong đường ruột.
  • Nôn trớ: Đây là triệu chứng thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa do hệ thống đường tiêu hóa chưa được hoàn thiện.
Các triệu chứng rối loạn tiêu hỏa ở trẻ em
Rối loạn đại tiện là triệu chứng thường gặp khi trẻ mắc bệnh lý này

Bạn cần chú ý đến các biểu hiện bất thường mà trẻ gặp phải để sớm đưa trẻ thăm khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra và có sự chăm sóc phù hợp với các vấn đề mà trẻ đang mắc phải.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có nguy hiểm không?

Rối loạn tiêu hóa là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, mặc dù không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ. Triệu chứng của bệnh khiến trẻ luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu, thiếu năng lượng.

Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa kéo dài còn khiến cho niêm mạc ruột của trẻ bị tổn thương. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể. Trẻ sẽ dễ bị chậm phát triển, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ.

Tham khảo thêm: Rối loạn tiêu hóa có nên uống nước cam không? Giải đáp thắc mắc

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa điều trị như thế nào?

Tùy vào biểu hiện triệu chứng mà sẽ có cách xử lý khác nhau với mỗi trẻ. Sau đây là một số biện pháp có thể đáp ứng với tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

1. Các biện pháp tại nhà

Khi các triệu chứng của bệnh biểu hiện ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một vài biện pháp chăm sóc sau đây:

Điều chỉnh chế độ ăn:

Chế độ ăn không đảm bảo như đã nói là một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Chính vì thế, bạn cần điều chỉnh ngay nếu không muốn vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Cần cho trẻ tránh xa các thực phẩm gây khó tiêu, nhất là thực phẩm chứa nhiều đường sorbitol.

Trường hợp có triệu chứng táo bón đi kèm nên tăng cường chất xơ từ rau xanh và trái cây. Cho trẻ ăn thức ăn chín kỹ, lỏng và mềm.

Bổ sung nước:

Đây là vấn đề cần thực hiện khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi có triệu chứng tiêu chảy kèm theo. Bởi tiêu chảy sẽ khiến cơ thể trẻ mất nước và điện giải. Nếu không được bổ sung đầy đủ nước, các vấn đề nghiêm trọng hơn có thể sẽ phát sinh. Ngoài ra, bổ sung đủ nước còn giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Massage vùng bụng:

Liệu pháp này rất phù hợp khi bệnh rối loạn tiêu hóa khiến trẻ bị táo bón. Cách này sẽ giúp hỗ trợ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Dùng lực tay nhẹ nhàng để massage vùng bụng dưới cho trẻ. 

Dùng gừng hay bột quế:

Cách này sẽ đáp ứng khi xuất hiện triệu chứng tiêu chảy ở trẻ do rối loạn tiêu hóa. Cả hai loại nguyên liệu này đều có tính ấm, giúp giảm đầy hơi, lạnh bụng. Đối với bột quế, bạn chỉ cần dùng hòa tan với nước sôi và cho trẻ uống trực tiếp. Còn với gừng thì đem giã nát, vắt lấy nước và pha với nước ấm rồi cho trẻ dùng.

2. Sử dụng thuốc chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ

Trong nhiều trường hợp, các biện pháp chăm sóc tại nhà sẽ không thể đáp ứng được các triệu chứng mà bệnh rối loạn tiêu hóa gây ra cho trẻ. Lúc này, bác sĩ sẽ buộc phải lên toa thuốc.

Sử dụng thuốc chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kê toa thuốc phù hợp với biểu hiện bệnh ở trẻ

Cũng tùy thuộc vào biểu hiện của triệu chứng và độ tuổi của trẻ mà một số loại thuốc sau có thể được dùng:

  • Dicyclomine HCL
  • Hyoscyamine sulfate
  • Loperamide
  • Diphenoxylate
  • Polyethylen glycol

Tất cả các loại thuốc được đề cập trên đây đều có thể khiến trẻ gặp phải các tác dụng ngoại ý. Chính vì thế, bạn cần chú ý cho trẻ dùng đúng hướng dẫn từ bác sĩ. Theo dõi sát sao biểu hiện của trẻ trong suốt quá trình dùng thuốc, tìm đến bác sĩ ngay khi phát hiện bất thường.

Trong trường hợp trẻ bị nghi ngờ bị rối loạn tiêu hóa do các bệnh lý, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám chuyên sâu. Một số xét nghiệm cận lâm sàng sẽ được chỉ định. Tùy thuộc vào từng loại bệnh cũng như mức độ nặng nhẹ mà sẽ có cách can thiệp phù hợp nhất.

Ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể được phòng tránh với các biện pháp cụ thể sau đây:

  • Trong 6 tháng đầu đời nên cho trẻ bú sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.
  • Xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ thật khoa học, đảm bảo dưỡng chất với các nguồn thực phẩm an toàn, vệ sinh.
  • Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm chữa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, nước ngọt có gas…
  • Khi chọn sữa cho trẻ nên chú ý đến các thành phần, không nên cho trẻ dùng sữa có chứa hàm lượng đường lactose cao.
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ cũng như vệ sinh môi trường sống, tránh để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh.
  • Không tự ý cho trẻ sử dụng bất cứ loại thuốc kháng sinh nào khi chưa nhận được sự cho phép từ bác sĩ.
  • Chú ý đến vấn đề tiêm phòng cho trẻ để tăng cường khả năng miến dịch.

Bạn cần hết sức chú ý khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Hãy sớm can thiệp khi có những triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Tránh để bệnh kéo dài gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.

Có thể bạn chưa biết:

Chia sẻ:
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì ổn định nhanh, an toàn?
Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do đây là độ tuổi hệ tiêu hóa của chưa chưa phát triển lại hiếu độ hay ăn…
Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhanh phục hồi

Bệnh rối loạn tiêu hóa tuy xảy ra rất phổ biến ở trẻ, nhưng không phải tất cả các bậc…

Vi khuẩn đường ruột là gì? Tính chất và điều cần biết Vi khuẩn đường ruột là gì? Tính chất và điều cần biết

Vi khuẩn đường ruột bao gồm hàng ngàn loại khác nhau, nhưng trong đó chỉ có một số loại vi…

trẻ bị rối loạn tiêu hóa Trẻ bị rối loạn tiêu hóa – Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa là một trong những vấn đề khá phổ biến mà bạn cần chú ý.…

11 cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà hiệu quả nhanh nhất

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh có thể tham khảo một số cách trị rối loạn tiêu…

Bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua không?

Rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua không là thắc mắc chung của rất nhiều bạn đọc bởi…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua