Vi khuẩn đường ruột là gì? Tính chất và điều cần biết
Vi khuẩn đường ruột bao gồm hàng ngàn loại khác nhau, nhưng trong đó chỉ có một số loại vi khuẩn được công nhận là lợi khuẩn. Nhóm lợi khuẩn đường ruột có tác dụng chính là kích thích hệ miễn dịch, tổng hợp các vitamin đồng thời tham gia vào hoạt động chuyển hóa dinh dưỡng.
Những điều cần biết về vi khuẩn đường ruột
Vi khuẩn đường ruột là gì?
Trong và ngoài có thể mỗi người có đến hàng ngàn loại vi khuẩn khác nhau, có cả những loại vi khuẩn có hại và những nhóm lợi khuẩn cần thiết để duy trì các hoạt động của cơ thể. Trên toàn bộ cơ thể có đến hàng triệu loại vi khuẩn, trong đó vi khuẩn đường ruột chiếm khoảng 500 chủng khác nhau. Mỗi loài vi khuẩn đều được đặt tên khác nhau và giữ vai trò nhất định. Chúng nằm trong hệ vi sinh vật ở đường ruột, kết hợp cùng với virus và nấm tạo ra sự cân bằng sinh học trong cơ thể, theo khoa học gọi là microbiota hay microbiome.
Vai trò của hệ vi khuẩn ở đường ruột tác động trực tiếp đến hoạt động tiêu hóa của bạn. Ở mỗi cơ thể người sẽ có thảm vi sinh vật đặc trưng riêng, trong đó số lượng vi sinh vật ở ruột non rất ít, càng xuống hệ tiêu hóa dưới số lượng vi khuẩn càng tăng. Nhóm vi khuẩn nằm trong đường ruột chủ yếu gồm có:
- Lactobacillus
- Enterococcus
- Candida albicans
- Bacteroides
- Lactobacillus
- Clostridium
- Peptococcus
Những loại vi khuẩn kể trên tập trung rải rác trong hệ thống tiêu hóa của bạn, đặc biệt số lượng nhiều ở ruột non và ruột già. Vi khuẩn đường ruột không chỉ can thiệp vào hệ thống tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng và hệ thống miễn dịch của bạn . Mặc dù môi trường vi khuẩn trong cơ thể rất đa dạng, nhưng khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh thì số lượng lợi khuẩn chiếm khoảng 85% và các vi khuẩn gây bệnh được kiểm soát ở mức 15%. Nhóm vi khuẩn có lợi được xác định gồm có Lactobacilli, Bifidobacteria, Bacillus clausii…
Đọc thêm: Rối loạn tiêu hóa có nên uống nước cam không? Giải đáp thắc mắc
Vi khuẩn có lợi
Nhóm lợi khuẩn chiếm đến 85% tổng lượng vi sinh vật tồn tại trong đường ruột. Lợi khuẩn có trong đường ruột và cơ thể từ khi trẻ mới sinh ra, thông qua quá trình sinh con tự nhiên và nuôi con bằng sữa mẹ.Trong đó những loại lợi khuẩn quan trọng nhất gồm có: Lactobacilli, Bifidobacteria, Bacillus clausii…
Lợi khuẩn Lactobacilli và Bifidobacteria tạo ra hàng rào bảo vệ đường ruột, và tăng tiết ra chất IgAs tham gia vào hoạt động của hệ tiêu hóa. Các chủng khuẩn này cũng thiết lập hệ thống đường ruột trở về trạng thái cân bằng. Đường tiêu hóa đảm bảo miễn dịch mạnh mẽ sẽ giúp phòng ngừa tốt trước các bệnh lý dị ứng. Lợi khuẩn có nhiều trọng trách quan trọng, bao gồm tổng hợp vitamin, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu, đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn và tăng cường khả năng trao đổi chất diễn ra, giúp cơ thể hấp thu tốt.
Vi khuẩn có hại
Nhóm vi khuẩn đường ruột có hại chiếm khoảng 15% số lượng vi sinh vật trong đường ruột. Trong đó một số căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn có hại như các căn bệnh gây hoại tử ở đường ruột, đồng thời vi khuẩn cũng gây kích thích tạo các hợp chất gây ung thư và sinh ra các độc tố gây cản trở hoạt động tiêu hóa.
Vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng như thế nào đến đường tiêu hóa?
Như đã đề cập, vi khuẩn đường ruột bao gồm cả những loại vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Điều này làm nên môi trường cân bằng cho đường ruột, cũng như đảm bảo các điều kiện để hệ thống này hoạt động bình thường. Khi các lợi khuẩn này được duy trì ở mức ổn định thì hệ miễn dịch đường ruột cũng được tăng cường, từ đó đảm bảo phòng tránh tốt trước những căn bệnh đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy…
Tình trạng mất cân bằng lợi khuẩn đường ruột sẽ làm tăng các nguy cơ viêm nhiễm đường ruột. Trong đó bao gồm những triệu chứng như nhiễm khuẩn, viêm ruột, tiêu chảy, táo bón, cơ thể kém hấp thu… Điều này đặc biệt xảy ra phổ biến hơn ở nhóm trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người cao tuổi, người mắc bệnh tiểu đường. Đây là những đối tượng có sức đề kháng yếu ớt, dễ mắc các bệnh liên quan đến đường ruột. Nếu như đường ruột của bạn có quá ít hoặc quá nhiều một loại vi khuẩn nào đó thì tình trạng này cũng sẽ tiềm ẩn khả năng mắc chứng rối loạn tiêu hóa cao hơn so với người có hệ thống tiêu hóa ổn định số vi khuẩn có lợi.
Tình trạng mất cân bằng lợi khuẩn đường ruột còn có liên quan đến nhiều vấn đề khác, bao gồm bệnh viêm ruột (IBD), hội chứng ruột kích thích(IBS), chứng táo bón hoặc tiêu chảy lâu ngày. Ngoài ra ở những người có hệ vi khuẩn đường ruột yếu cũng có nguy cơ cao mắc bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, chứng béo phì và đái tháo đường. Những ảnh hưởng của tình trạng thiếu lợi khuẩn đường ruột có thể diễn biến trong một thời gian ngắn nhất định và là tiền đề của nhiều căn bệnh đường tiêu hóa phát triển khác.
Mối liên quan giữa sự tồn tại của các loại vi khuẩn đường ruột không chỉ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa mà còn tác động đến hệ miễn dịch. Dựa trên cơ sở đó mà các nhà khoa học sẽ điều chế ra nhiều loại probiotic khác nhau để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh đường tiêu hóa. Bằng cách bổ sung nguồn lợi khuẩn qua đường ăn uống vào cơ thể, đáp ứng các yêu cầu chung trong hoạt động của cơ quan tiêu hóa.
Gợi ý: Rối loạn tiêu hóa có nên ăn sữa chua không? Cách dùng đúng
Vai trò của vi khuẩn đường ruột
Trên cơ thể con người có đến hàng triệu lại vi khuẩn khác nhau, chúng tạo nên một hệ sinh vật cân bằng và hình thành đến sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể. Các vi khuẩn này cũng chịu trách nhiệm về những hoạt động chức năng của đường tiêu hóa. Cụ thể:
- Một số loại vi khuẩn có tác dụng giúp nghiền nát và hỗ trợ quá trình lên men vụ thực phẩm chưa được tiêu hóa hoàn toàn ở đoạn trên của ống tiêu hóa. Đồng thời trong quá trình tiêu hóa, đường ruột sẽ tăng cường sản sinh thêm carbohydrate – chúng là nguyên nhân chính sản sinh ra thêm các axit béo chuỗi ngắn, nhờ đó mà ruột già có đủ nguồn nhiên liệu để vận hành và tiêu hóa thực phẩm giai đoạn cuối cùng. Quá trình này diễn ra và làm tăng kích thích nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa vận hành tốt hơn.
- Trong số các vi khuẩn ở đường ruột, có nhóm vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Trong đó nhóm vi khuẩn có lợi sẽ giúp đường ruột sản sinh ra thêm các acid hỗ trợ hoạt động co thắt tiêu hóa thức ăn. Từ quá trình này, dạ dày cũng như đường ruột tự động ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn có hại. Đây cũng là cơ chế tự bảo vệ và tăng cường miễn dịch của đường ruột, các vi khuẩn dù có sinh sôi thêm cũng khó có khả năng gây bệnh.
- Các loại vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa đồng thời cũng giúp ngăn chặn tình trạng hại khuẩn gây bệnh cho đường ruột. Đặc biệt là các loại vi khuẩn như Lactobacilli và Bifidobacteria, chúng có thể ngăn cản sự sản sinh các tế bào tự do gây viêm – hình thành nên hệ thống hàng rào bảo vệ của ruột. Các nghiên cứu đã khẳng định lợi khuẩn thuộc hai nhóm kể trên rất quan trọng và cần thiết cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Chúng sẽ ngăn chặn sự bám sinh của các vi sinh vật gây bệnh đến từ thực phẩm, và loại bỏ chúng thông qua đường bài tiết.
- Vi khuẩn đường ruột có thể hỗ trợ cơ thể trao đổi chất và hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Trong đó lợi khuẩn đường ruột làm nhiệm vụ tổng hợp các vitamin nhóm B, vitamin K, tham gia vào hoạt động phân giải các chất đạm, chất béo chuyển hóa thành năng lượng. Vi khuẩn cũng làm giảm những ảnh hưởng của, đường, tăng cường sinh khí sunfua hydro tại ruột già.
- Nhóm vi khuẩn ở đường ruột có mối liên quan đến các tác nhân ung thư. Trong đó các vi khuẩn có lợi sẽ kiềm hãm sự sản sinh những vi sinh có hại, ngăn các tế bào tự do hình thành gây ra bệnh ung thư. Các chuyên gia đã nghiên cứu và chứng minh ở những người có số lượng vi khuẩn có hại ở đường ruột cao sẽ có khả năng mắc bệnh ung thư trực tràng, ung thư ruột cao hơn so với bình thường.
- Lợi khuẩn đường ruột cũng giúp cơ thể dung nạp lacoste tốt hơn. Các vi sinh này có thể phá vỡ cấu trúc lactose – đây là nguồn đạm có trong các sản phẩm từ sữa, quá trình dung nạp lactose được hỗ trợ bởi vi khuẩn diễn ra nhanh và trọn vẹn hơn.
Thiếu lợi khuẩn đường ruột gây ra bệnh gì?
Trong số các vi khuẩn đa dạng sinh sống trong môi trường của hệ tiêu hóa, khoảng 8/10 trong số đó có thể bảo vệ bạn chống lại bệnh tật. Một số hại khuẩn khác đến từ các thực phẩm kém vệ sinh, hoặc do nguồn nước, bệnh tật làm tăng khả năng mắc một số bệnh. Trong đó các nhà khoa học đã liệt kê những căn bệnh mà con người sẽ đối mặt nếu như hệ thống tiêu hóa không có đủ các lợi khuẩn cần thiết:
- Tiểu đường type 2, béo phì và bệnh tim: Những căn bệnh mãn tính này đều có mối liên hệ với các lợi khuẩn ở đường ruột. Do hệ vi sinh vật ở đường ruột tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể, và đảm bảo cho lượng calo bạn nhận được hàng ngày. Lợi khuẩn giúp tăng cường đề kháng trước vi sinh vật và chất độc hại gây bệnh ở đường ruột, nếu thiếu mất chúng thì cơ quan này sẽ dễ bị tấn công hơn.
- Ảnh hưởng đến tinh thần: Mặc dù các vi khuẩn đường ruột nằm ở cơ quan tiêu hóa, nhưng sự mất cân bằng vi sinh ở môi trường này cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào thần kinh. Các nghiên cứu đã chứng minh, khi đường ruột của bạn không khỏe mạnh sẽ kích thích não bộ làm việc căng thẳng, dễ dẫn đến stress. Điều này lý giải vì sao những bệnh nhân bị chứng đau dạ dày, viêm ruột, tăng hoặc giảm nhu động ruột thường được khuyến khích hạn chế để tinh thần căng thẳng.
- Gan nhiễm mỡ: Trong một số trường hợp, tình trạng nhiễm mỡ trong gan có thể là do lượng vi khuẩn đường ruột nhiều hơn mức bình thường gây ra. Lợi khuẩn đường ruột phân giải chất xơ thành axit béo, nếu như tình trạng này xảy ra liên tục sẽ làm tăng lượng chất béo trong gan. Đây cũng là nguyên nhân chính làm tăng lượng mỡ máu, mỡ gan và tăng khả năng mắc bệnh tim.
- Bệnh đường ruột: Mặc dù hoạt động của vi khuẩn cần thiết cho đường ruột, nhưng nếu xảy ra tình trạng mất cân bằng lợi khuẩn đường ruột, bạn có khả năng mắc hội chứng Crohn và viêm loét đại tràng. Do số lượng vi khuẩn lợi – hại thiếu mất sự cân bằng thì dạ dày sẽ không còn khả năng chống viêm. Sự tăng lên của một số loại vi khuẩn còn có thể gây tổn thương ruột và tạo tiền đề cho những căn bệnh đường tiêu hóa xảy ra.
- Ung thư đại tràng: Vi khuẩn đường ruột cũng có liên quan đến bệnh ung thư đại tràng. Các nhà khoa học đã khẳng định, đa số người mắc bệnh ung thư đại tràng có hệ vi sinh vật đường ruột đặc biệt, thường số vi khuẩn có hại vượt ngưỡng thông thường. Các vi khuẩn này tạo ra môi trường mất cân bằng trong đường ruột, gây viêm ruột và kích thích các tế bào tự do phát triển. Lâu dài tạo ra các tế bào ung thư ác tính gây bệnh ung thư đại tràng.
- Bệnh trầm cảm và tự kỷ: Những căn bệnh ở đường ruột cũng có thể ảnh hưởng đến não bộ, đặc biệt là ở nữ giới. Tỷ lệ bệnh nhân bị viêm đường ruột lâu năm có những dấu hiệu của trầm cảm và tự kỷ cao. Do vi khuẩn đường ruột có thể kích thích hệ thống thần kinh trung ương, làm tăng các cơn co thắt và người bệnh sẽ thường gặp phải tình trạng lo lắng, dễ nổi nóng hơn khi mắc bệnh.
- Bệnh viêm khớp: Những người bị viêm khớp, đặc biệt là bệnh nhân bị viêm đa khớp dạng thấp có tỷ lệ vi khuẩn gây hại trong đường ruột cao hơn . Viêm khớp là tình trạng các khớp trên cơ thể bị sưng đỏ, viêm và đau nhức. Bệnh có thể diễn ra trong thời gian ngắn, một phần nguyên nhân trong số đó có mối quan hệ chặt chẽ với các vấn đề ở đường ruột.
- Bệnh sỏi mật: Những vi khuẩn có liên quan đến bệnh sỏi mật đã được khẳng định là khuẩn E.coli, Salmonela, Helicobacter, Vibrio… Sự sinh sôi của nhóm khuẩn này trong hệ tiêu hóa là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường ruột và chứng rối loạn tiêu hóa ở bệnh nhân sỏi mật. Trong đó đường mật, ống mật và túi mật có khoảng 70% vi khuẩn có nguồn gốc từ đường ruột. Vì thế mà các biện pháp tác động lên hệ vi sinh vật đường ruột cũng đóng nhiệm vụ quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị sỏi mật.
Chế độ dinh dưỡng tăng cường lợi khuẩn đường ruột
Chế độ dinh dưỡng đa dạng, bao gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau sẽ giúp hệ vi sinh vật và đặc biệt là lợi khuẩn được tăng cường. Để tăng cường các vi khuẩn đường ruột có lợi, các chuyên gia khuyến khích mỗi người nên thiết lập chế độ dinh dưỡng chú trọng những điểm sau:
Ăn nhiều thực phẩm họ đậu
Chế độ dinh dưỡng bổ sung nhiều các loại thực phẩm họ đậu có thể hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột. Trong đó chất xơ đến từ nhóm họ đậu rất dễ tiêu hóa, đặc biệt là đậu Hà Lan và đậu đen, đậu gà, đậu lăng,… cùng với một số loại ngũ cốc nguyên hạt khác.Trong thành phần chung của nhóm họ đậu có chứa chất giúp tăng cường các Bifidobacteria , nhờ đó mà thực phẩm này có thể giúp ngăn ngừa và phòng tránh chứng viêm ruột hiệu quả.
Bổ sung các loại thực phẩm lên men
Nhóm thực phẩm lên men có chứa thành phần lactobacilli – đây là một loại vi khuẩn có lợi cho sức khỏe đường ruột. Trong đó thực phẩm lên men có lượng axit cao, điều này có thể làm cho vi khuẩn đường ruột biến đổi. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng các loại thực phẩm lên men cơ bản sau: sữa chua, kimchi, nấm sữa kefir, đậu tương…
Tuy nhiên việc dùng các thực phẩm lên men cũng chỉ nên điều chỉnh ở mức tương đối vừa đủ. Đặc biệt là ở những người mắc hội chứng ruột kích thích không nên dùng nhóm thực phẩm này. Tốt nhất là để bổ sung lợi khuẩn, mỗi ngày bạn nên dùng khoảng 2 – 3 cốc sữa chua nguyên chất, tự nhiên. Ngoài ra đậu nành lên men cũng tham gia tạo ra các vi khuẩn có lợi như Bifidobacteria và lactobacilli.
Hạn chế ăn chất đường bột
Để bảo vệ hệ tiêu hóa và tạo môi trường sống tốt nhất cho lợi khuẩn đường ruột, tốt nhất bạn nên hạn chế dùng các loại thực phẩm đường bột. Chất làm ngọt nhân tạo sẽ tiêu diệt hầu hết nhóm vi khuẩn gây hại ở đường ruột. Đặc biệt, chất đường bột cũng làm tăng nguy cơ béo phì và tăng mỡ trong máu, những điều này đều ảnh hưởng xấu đến chức năng tiêu hóa và gây nguy hiểm cho đường huyết.
Tăng cường các loại ngũ cốc nguyên cám
Ngũ cốc nguyên cám là những loại thực phẩm rất tốt cho người mắc bệnh rối loạn đường tiêu hóa, do chúng có chứa nhiều chất xơ và carb lành mạnh tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu về dinh dưỡng đã tìm ra mối liên kết giữa ngũ cốc nguyên cám và các lợi khuẩn có lợi như bifidobacteria, lactobacilli và bacteroidetes. Trong đó nhóm ngũ cốc nguyên cám cơ thể giúp tăng cường cảm giác no, giảm viêm đường ruột và tim mạch.
Tăng cường nhóm thực vật
Chế độ ăn uống theo hướng tăng cường bổ sung thực vật, gồm rau xanh và các loại củ quả sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động rất tốt. Trong đó một số chất được sản sinh ra từ chất xơ, vitamin từ rau củ có thể hỗ trợ rất tốt cho sự sản sinh các vi khuẩn đường ruột. Các nghiên cứu của nhiều chuyên gia dinh dưỡng cũng nhận định, những người ăn chay có tỷ lệ mắc bệnh đường ruột liên quan đến khuẩn E. coli rất ít.
Các loại rau xanh và củ quả thường có tính kiềm cao, môi trường này hỗ trợ cải thiện hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột. Tuy nhiên, nếu như lượng rau xanh bổ sung quá mức mà không có tinh bột hay nguồn đạm cân bằng cũng sẽ dẫn đến số lượng vi khuẩn làm việc quá mức, từ đó làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa nói chung xảy ra.
Nhóm thực phẩm có chứa chất polyphenol
Trong các loại thực phẩm giàu Polyphenol, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người có hệ tiêu hóa kém nên bổ sung ca cao, rượu vang đỏ, vỏ nho, trà xanh và các loại rau củ có màu xanh đậm. Những loại thực phẩm này có thể hỗ trợ phòng tránh bệnh tim và viêm nhiễm cơ quan tiêu hóa. Ngoài ra đây cũng là hoạt chất giúp hỗ trợ phân giải chất béo, đồng thời giúp làm giảm lượng cholesterol và điều chỉnh lại quá trình oxy hóa.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã chứng minh Polyphenol cũng giúp kích thích môi trường sống củ lợi khuẩn. Đồng thời còn giúp cải thiện các tình trạng sức khỏe liên quan đến bệnh tim và phòng tránh các vấn đề liên quan đến bệnh viêm.
Thực phẩm bổ sung probiotic
Một số thực phẩm có tác dụng bổ sung probiotic có thể giúp đường ruột tăng cường các vi sinh vật sống và là vi khuẩn có lợi ích cho sức khỏe. Một số thực phẩm giàu probiotic đó chính là sữa và các lợi phẩm làm từ sữa. Đặc biệt sữa chua là thực phẩm giúp bổ sung probiotic tốt nhất, vì thế mà sữa chua được xem là thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa và phòng ngừa các bệnh ở đường ruột.
Vi khuẩn đường ruột tham gia vào nhiều hoạt động trong cơ thể, đặc biệt là chức năng tiêu hóa. Để duy trì đường ruột khỏe mạnh, bạn cần đảm bảo cơ thể đảm bảo đủ các lợi khuẩn, bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo vệ sinh. Nếu như có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy bạn đang gặp các vấn đề về tiêu hóa, cần thăm khám bác sĩ sớm để được kiểm tra và điều trị.
Bài viết liên quan:
- Điều trị loạn khuẩn đường ruột ở trẻ an toàn, hiệu quả
- Các bệnh đường ruột thường gặp – Cách nhận biết và điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!