Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Có Lây Không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Trào ngược dạ dày thực quản không có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, vi khuẩn HP – một trong những yếu tố gây bệnh có thể lây truyền qua một số hoạt động như ăn uống, hôn môi và sử dụng chung các vật dụng cá nhân.

Trào ngược dạ dày thực quản có lây không
Trào ngược dạ dày thực quản có lây không là thắc mắc luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo bệnh nhân

Trào ngược dạ dày thực quản có lây không?

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh lý khá phổ biến, xảy ra khi dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản và một số cơ quan hô hấp trên. GERD có thể hệ quả do chế độ ăn thiếu khoa học, béo phì – thừa cân, hút thuốc lá lâu năm, lạm dụng rượu bia, mang thai hoặc do bị nhiễm vi khuẩn Hp…

Trước câu hỏi “trào ngược dạ dày thực quản có lây không?” Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, trưởng khoa Tiêu hóa tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã có giải đáp như sau:

“Trào ngược dạ dày thực quản không phải là bệnh truyền nhiễm và không có khả năng lây truyền từ người sang người. Bản chất của bệnh xảy ra do hoạt động tăng tiết dịch vị bất thường hoặc do vấn đề ở cơ vòng thực quản, tạo điều kiện cho axit và dịch vị dạ dày đi ngược lên trên.

Tuy nhiên nếu trào ngược dạ dày có vi khuẩn HP, vi khuẩn có khả năng lây nhiễm cao thông qua hoạt động hôn môi, ăn uống hoặc sử dụng chung các vật dụng cá nhân. Vi khuẩn HP được coi là “thủ phạm” hàng đầu gây trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràngung thư dạ dày.”

Trào ngược dạ dày thực quản do HP có lây không
Vi khuẩn HP – một trong những thủ phạm gây trào ngược dạ dày có khả năng lây lan cao

Như vậy, khi có biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh nên đi khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nếu phát hiện bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày thì cần điều trị theo phác đồ kháng sinh và có biện pháp dự phòng phù hợp để không lây nhiễm mầm bệnh cho người xung quanh.

Đừng bỏ qua: Những con đường lây nhiễm vi khuẩn HP – Ăn uống, hôn…

Các biện pháp phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày không có khả năng lây lan trực tiếp. Tuy nhiên bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh nếu duy trì những thói quen thiếu khoa học hoặc tiếp xúc với người bị nhiễm vi khuẩn Hp.

chế độ ăn giúp phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày
Ăn uống điều độ và khoa học có thể phòng ngừa trào ngược axit và các bệnh liên quan đến dạ dày

Để phòng ngừa bệnh lý này, bạn nên thực hiện một số biện pháp sau:

  • Không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Bởi tình trạng này có thể kích thích dạ dày sản xuất nhiều dịch vị hơn bình thường.
  • Hạn chế các đồ uống và thức ăn thúc đẩy hoạt động bài tiết dịch vị như rượu bia, cà phê, trà đặc, chanh, tắc, xoài, me, thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị và đồ hộp.
  • Tăng cường uống nhiều nước, bổ sung rau xanh, củ quả nhằm trung hòa dịch vị dạ dày và cải thiện hoạt động tiêu hóa.
  • Tập thể dục thường xuyên (20 – 25 phút/ ngày) nhằm kiểm soát cân nặng, điều hòa nhu động ruột và cân bằng hoạt động bài tiết dịch vị của dạ dày.
  • Nên ăn chậm nhai kỹ và hạn chế vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn. Ăn quá nhanh có thể làm tăng áp lực lên cơ vòng tĩnh mạch và kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit.
  • Nên ăn tối trước 7 giờ và đảm bảo bữa ăn cách thời gian ngủ ít nhất 2 – 3 giờ đồng hồ.
  • Không nên hút thuốc lá bởi khói thuốc có thể làm suy giảm chức năng của cơ vòng thực quản và kích thích niêm mạc dạ dày.
  • Nên mặc quần áo thoải mái và rộng rãi khi ngủ. Quần áo ôm sát cơ thể thường gây đè nén và tăng áp lực lên dạ dày khiến dịch vị trào ngược lên.
  • Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày. Do đó bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và thực hiện một số biện pháp giải tỏa căng thẳng như đọc sách, nghe nhạc, xem phim và ngồi thiền.
  • Vệ sinh tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi tiếp xúc với các vật dụng công cộng. Đồng thời hạn chế tiếp xúc với người nhiễm vi khuẩn HP nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ bị lây nhiễm tác nhân gây bênh nguy hiểm này.
  • Thăm khám định kỳ 1 năm/ lần nhằm phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn và điều trị trong thời gian sớm nhất.

Đến nay, vấn đề “trào ngược dạ dày thực quản có lây không” hiện vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng những người mắc bệnh bởi không phải ai cũng có nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Cần khẳng định lại rằng căn bệnh này không lây từ người này sang người khác mà là một bệnh lý liên quan đến chức năng của cơ thể. Mặc dù tác nhân gây trào ngược là vi khuẩn Hp có khả năng lây nhiễm nhưng chúng có thể sống ký sinh trong dạ dày mà không gây hại nếu như bạn có sức khỏe tốt.

Bạn nên tham khảo thêm

Chia sẻ:
Trào Ngược Dạ Dày Uống Nghệ và Mật Ong Khỏi Không?

Với những trường hợp bị trào ngược dạ dày nhẹ, người bệnh có thể chọn lựa áp dụng các mẹo…

trào ngược dạ dày thực quản ăn gì Bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì, kiêng gì tốt?

Tìm hiểu trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì, kiêng gì sẽ giúp đa dạng hóa khẩu phần…

cách làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày Cách Làm Sạch Họng Khi Bị Trào Ngược Dạ Dày [Hướng Dẫn]

Trào ngược dạ dày, với triệu chứng nổi bật là ợ hơi và ợ chua, không chỉ gây khó chịu…

Trào ngược dạ dày ở trẻ em – Nguyên nhân và cách khắc phục

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là một dạng rối loạn tiêu hóa phổ biến, ảnh hưởng đến 2/3…

Bị trào ngược dạ dày có đờm – Cách xử lý, điều trị

Tình trạng trào ngược dạ dày có đờm thường gây khó chịu ở cổ họng, đặc biệt là phần ở…

Chia sẻ
Bỏ qua