Các phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày hiện nay

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Hiện nay, nhiều phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày đang được thực hiện với nhiều kỹ thuật tiên tiến, giúp chẩn đoán bệnh chính xác và hiệu quả. Kết quả xét nghiệm không chỉ cung cấp thông tin quan trọng cho việc điều trị mà còn giúp người bệnh có thể lựa chọn phương pháp thích hợp nhất để kiểm soát tình trạng bệnh lâu dài.  

xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản
Nhiều phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản được thực hiện để chẩn đoán bệnh và làm căn cứ để bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp

Khi nào cần xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản?

Trào ngược dạ dày thực quản là một vấn đề phổ biến, thường gặp ở trẻ sơ sinh, các trường hợp bị béo phì hoặc người bị nhiễm vi khuẩn Hp. Đôi khi trào ngược có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện để chẩn đoán bệnh ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị trào ngược dạ dày thực quản nhằm được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Bao gồm: 

  • Đau khi nuốt hoặc khó nuốt
  • Hôi miệng hoặc có mùi vị khó chịu trong miệng
  • Đau ngực
  • Ợ nóng, ợ chua thường xuyên
  • Khàn tiếng
  • Nôn hoặc buồn nôn thường xuyên
  • Viêm họng hoặc đau họng
  • Ho
  • Có dấu hiệu hen suyễn

Các phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày phổ biến

Hầu hết các bệnh lý về da dạ đều có nhiều triệu chứng tương đồng. Chính vì vậy, việc tự chẩn đoán tại nhà có thể dẫn đến sai lầm và điều trị không đúng cách. Bạn nên đến bệnh viện để thực hiện thêm các xét nghiệm trào ngược dạ dày nhằm xác định chính xác bệnh lý và mức độ bệnh.

Thông thường, các phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày sẽ được chỉ định sau khi bệnh nhân đã được bác sĩ thăm khám kỹ, kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng và thể chất. Nếu xác nhận có triệu chứng bệnh, bác sĩ có thể tiếp tục đề nghị thực hiện những xét nghiệm sau:

phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản
Trước khi chỉ định xét nghiệm trào ngược dạ dày, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra các dấu hiệu bên ngoài

1. Kiểm tra nồng độ axit dạ dày

Xét nghiệm này thường được thực hiện thông qua đầu dò Axit Ambulatory. Thiết bị này có thể đo được lượng axit ở dạ dày trong vòng 24 giờ.

Để thực hiện xét nghiệm, bác sĩ có thể luồn một ống dài nhỏ, mỏng và linh hoạt thông qua mũi (hoặc miệng) để đi đến thực quản của người bệnh. Người bệnh có thể cần đeo một túi nhỏ để thiết bị theo dõi lượng axit đi từ dạ dày đến thực quản và cổ họng.

Ngoài ra, bác sĩ có thể gắn một thiết bị nhỏ có hình viên năng vào thực quản của người bệnh. Thiết bị này có thể đo lượng axit trong thực quản và gửi tín hiệu đến thiết bị được kết nối bên ngoài cơ thể. Thiết bị này sẽ rời khỏi thực quản và đi ra khỏi cơ thể theo đường đại tiện sau hai ngày.

Xét nghiệm này có thể cho bác sĩ biết về nồng độ axit dạ dày và lượng axit trào ngược lên thực quản. Từ đó đưa ra các chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Axit dạ dày là gì? Vai trò của axit dạ dày trong hệ tiêu hóa

2. Chụp X-quang có chất cản quang

Trong xét nghiệm này, người bệnh cần nuốt một chất lỏng phản quang có tên là Barium. Chất này sẽ bao phủ bên trong cổ họng, dạ dày và đường tiêu hóa trên. Điều này sẽ giúp bác sĩ có thể dễ dàng nhìn thấy các vấn đề, tổn thương bên trong các cơ quan thông qua hình ảnh được chụp lại.

Tác dụng phụ của chụp X-quang cản quang bao gồm gây ra cảm giác đầy hơi và đau dạ dày nhẹ. Tuy nhiên, các triệu chứng trên thường sẽ khỏi trong vài giờ. Do đó, nếu sự khó chịu kéo dài hơn 24 giờ, hãy thông báo cho bác sĩ điều trị.

xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản bằng phương pháp x -quang thực quản
Thông qua hình ảnh X – quang bác sĩ có thể xác định các tổn thương bên trong thực quản do bệnh trào ngược dạ dày gây ra

3. Chẩn đoán trào ngược dạ dày thông qua nội soi

Nội soi dạ dày là việc bác sĩ đặt một ống dài, mỏng có gắn máy ảnh ở đầu vào hệ thống tiêu hóa của người bệnh. Ống nội soi sẽ đi qua mũi (hoặc miệng) để đi xuống thực quản, dạ dày để kiểm tra tổn thương và dấu hiệu bệnh lý.

Trước lúc nội soi người bệnh có thể được sử dụng một loại thuốc có tác dụng an thần nhẹ. Thuốc có thể giúp người bệnh thư giãn cổ họng, tránh các cơn đau và giúp quá trình xét nghiệm được thoải mái hơn.

Nội soi có thể phát hiện tình trạng trào ngược, viêm thực quản, viêm dạ dày hoặc các biến chứng khác có thể xảy ra. Ngoài ra, nội soi cũng được sử dụng để lấy mẫu mô ở thực quản (sinh thiết). Sau đó mẫu mô sẽ được kiểm tra ở phòng thí nghiệm để loại bỏ các nguy cơ và bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như ung thư.

Xem thêm: Phương pháp nội soi dạ dày gây mê và thông tin cần biết

4. Nhân trắc học thực quản

Nhân trắc học thực quản là biện pháp đo các cơn co thắt ở thực quản trong khi nuốt. Xét nghiệm này có thể đo lường được khả năng phối hợp và lực tác động bởi các cơ quan trong thực quản.

Kết quả đo các cơn co thắt ở thực quản có thể giúp bác sĩ kiểm tra sự phối hợp của các cơ quan trong thực quản. Từ đó đưa ra các chẩn đoán và có biện pháp khắc phục phù hợp.

5. Chẩn đoán trào ngược dạ dày thông qua hình học thực quản

Với phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày này, bác sĩ sẽ luồn một ống dài, mỏng vào thực quản. Ống này có nhiệm vụ xác nhận cách thực quản hoạt động để đẩy axit lên trên. Xét nghiệm này cũng có thể giúp bác sĩ xác nhận các hoạt động của thực quản có bình thường hay không.

Trước khi thực hiện thủ thuật, người bệnh sẽ được tiêm một chất gây tê vào mũi. Sau khi ống dò đã tiến vào mũi, người bệnh sẽ được yêu cầu nằm nghiêng bên trái để ống đo được áp lực tác động lên các vị trí khác nhau của thực quản và dạ dày.

Xét nghiệm này thường mất khoảng 20 – 30 phút. Người bệnh có thể cảm thấy đau nhẹ ở cổ họng và phần ngực sau khi thực hiện.

xét nghiệm hình học thực quản chẩn đoán trào ngược dạ dày
Chẩn đoán hình học thực quản có thể giúp bác sĩ xác định cách thức hoạt động của thực quản có liên quan đến tình trạng trào ngược axit dạ dày.

6. Theo dõi nồng độ pH thực quản

Đây là xét nghiệm sử dụng máy theo dõi nồng độ pH để ghi lại nồng độ axit trong thực quản của người bệnh trong khoảng 24 giờ.

Trong xét nghiệm này, một ống nhỏ có gắn cảm biến pH ở đầu sẽ được đưa vào đường mũi đi vào thực quản dưới của người bệnh và để yên trong 24 giờ. Phần ở bên ngoài của ống thiết bị sẽ được đặt ở cạnh mặt của người bệnh và có gắn một thiết bị ghi âm nhỏ mà người bệnh có thể mang theo bên người.

Trong quá trình kiểm tra nồng độ pH, người bệnh cần ghi lại nhật ký ăn uống. Thiết bị sẽ giúp phát hiện ra các loại thực phẩm có khả năng gây trào ngược dạ dày thực quản. Thông tin này có thể giúp bác sĩ phân tích và có chẩn đoán tốt nhất về tình trạng bệnh.

Lưu ý khi làm xét nghiệm trào ngược dạ dày

Khi làm xét nghiệm trào ngược dạ dày, bạn cần lưu ý các điểm sau để kết quả được chính xác:

  • Lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa Tiêu hóa và đầy đủ máy móc xét nghiệm hiện đại để thực hiện.
  •  Ngưng sử dụng các loại thuốc ức chế axit và một số thực phẩm theo chỉ định của bác sĩ trước khi làm xét nghiệm.
  • Thông báo cho bác sĩ biết về chế độ ăn uống, tiền sử bệnh, các dấu hiệu đang gặp phải và thời điểm xuất hiện triệu chứng để làm căn cứ chẩn đoán và chỉ định các xét nghiệm cần thiết.
  • Tránh làm hỏng hoặc di chuyển thiết bị đo pH và tuân thủ hướng dẫn sử dụng thiết bị. Ghi chép cẩn thận mọi triệu chứng xảy ra trong quá trình đeo thiết bị, kể cả những thay đổi nhỏ.
  • Mặc trang phục rộng rãi, thoải mái và thay đồ của bệnh viện nếu được yêu cầu để thuận tiện cho quá trình xét nghiệm.

Xét nghiệm trào ngược dạ dày bao gồm nhiều phương pháp khác nhau. Vì vậy, để lấy được kết quả ngay trong ngày, bạn nên đến bệnh viện thực hiện vào buổi sáng sớm. Lưu ý tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để kết quả kiểm tra được chính xác.

Có thể bạn chưa biết

Chia sẻ:
mệt mỏi do trào ngược dạ dày Mệt mỏi do trào ngược dạ dày và một số biện pháp khắc phục

Tình trạng mệt mỏi thường do các vấn đề như thức khuya, thiếu ngủ, làm việc hay vận động quá…

9 Thuốc Trào Ngược Dạ Dày Cho Bé Tốt và An Toàn Nhất

Để giảm bớt khó chịu và hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh cho bé, việc lựa chọn thuốc trào…

Cách giảm axit trong dạ dày tại nhà bằng mẹo dân gian và ăn uống

Axit dạ dày cao có thể mang đến nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe. Do vậy, nếu bạn…

Nôn khan là bệnh gì Hay buồn nôn khan là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Hay bị buồn nôn khan là cảm giác thường xuyên buồn nôn nhưng không có dịch nôn. Đây có thể…

Các phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày hiện nay

Hiện nay, nhiều phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày đang được thực hiện với nhiều kỹ thuật tiên…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua