Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh & cách trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Trớ hay trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp. Tuy nhiên, nếu không kịp thời khắc phục sẽ khiến bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm họng, ảnh hưởng hệ tiêu hóa, người gầy yếu, kém phát triển, xanh xao do thiếu hụt dinh dưỡng. Vậy trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là gì, nguyên nhân do đâu và cách trị thế nào?

Triệu chứng trài ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Theo thống kê của Bộ y tế, ở Việt Nam có 2/3 trường hợp trẻ em mắc trào ngược dạ dày thực quản trong tháng đầu đời

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh, thường gặp trong những tháng đầu đời, là tình trạng thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Điều này có thể xảy ra do cấu trúc cơ hoành bất thường hoặc cơ vòng dưới thực quản giãn ra không đúng lúc.

Mặc dù hầu hết trẻ sẽ tự khỏi sau 1 tuổi, một số trường hợp có thể kéo dài hơn và gây biến chứng. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể giúp hạn chế rủi ro cho trẻ.

Đọc thêm: Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Sữa Không, Uống Loại Nào?

Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, tình trạng này sẽ chuyển từ mức độ sinh lý sang bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Các nguyên nhân gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là:

1. Hệ tiêu hóa còn non nớt

Theo các bác sĩ, men lactase trong hệ tiêu hóa của trẻ chỉ hoạt động ở ngưỡng 70%, men pepsin là 50% và men enterokinase là 25%. Điều này khiến thức ăn không được tiêu hóa hiệu quả gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

2. Dạ dày chưa hoàn thiện

Trong giai đoạn này, dạ dày của trẻ nằm ngang và cao hơn dạ dày người lớn. Lẽ ra, khi thức ăn đi qua các cơ thắt ở hai đầu dạ dày chỉ mở ra  và đóng kín khi co bóp nhào trộn thức ăn. Tuy nhiên, do chưa hoạt động ổn định, chưa có sự đồng bộ của tâm vị và cơ môn vị khiến trẻ dễ bị ọc thức ăn ra ngoài sau khi ăn. Đây là nguyên nhân chính gây trào ngược dạ dày ở trẻ.

3. Do mẹ cho trẻ bú sai tư thế

Hầu hết các mẹ đều cho con bú theo bản năng và quán tính tức là đặt trẻ nằm để cho bú, nhất là vào ban đêm. Đây là tư thế khiến trẻ dễ nôn trớ, làm sữa hay trào ra ngoài khi có khe hở của cơ thắt thực quản. Bên cạnh đó, nếu quá trình bú, trẻ có nuốt hơi và được đặt nằm nghiêng bên phải hoặc nằm ngang cũng dễ bị trớ sữa. 

Trớ sữa ở trẻ sơ sinh
Cho trẻ nằm để bú rất dễ gây ra tình trạng trớ sữa

Xem thêm: Địa chỉ khám – chữa trào ngược dạ dày ở đâu tốt nhất?

Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh 

Mặc dù sẽ triệu chứng trớ sữa sẽ thuyên giảm khi bé lớn lên nhưng nếu kéo dài sẽ dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Lúc này, bé sẽ có những triệu chứng rõ rệt như sau:

  • Miệng có mùi hôi dù đã được vệ sinh răng miệng kỹ
  • Nghẹn, khó nuốt thức ăn, bú kém, ăn kém
  • Nôn trớ nhiều đặc biệt là sau khi bú, sau khi ăn
  • Nôn ói lượng lớn với các trẻ dưới 2 tháng tuổi
  • Cáu kỉnh khi ăn, không muốn ăn
  • Đau bụng, sụt cân
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
  • Thường xuyên đầy hơi chướng bụng
  • Miệng có vị chua hoặc đắng khiến bé ăn không ngon
  • Ho, đau rát cổ họng kéo dài
  • Tức ngực, đặc biệt là đặt bé nằm thấp, vặn mình hoặc đi ngủ
  • Mắc một số bệnh lý về răng miệng do acid dạ dày trào ngược lên.

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Có thể thấy, tình trạng trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày khá nguy hiểm. Khi bố mẹ thiếu sự quan tâm, không kịp thời phát hiện và điều trị cho trẻ có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Trào ngược dạ dày có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm
  • Viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tai giữa không rõ nguyên nhân, thường xuyên tái phát
  • Xảy ra với trẻ trào ngược dạ dày nặng, có thể ngưng thở lúc ngủ hoặc lúc thức. Trẻ trào ngược dạ dày rồi đột ngột trợn mắt, duỗi cứng, mặt tái nhợt, tím môi. 
  • Ho cả ban đêm lẫn ngày nhất là khi trẻ đang đùa giỡn, giảm đi khi ngủ hoặc khi trẻ yên tĩnh.
  • Gây ra tình trạng thở khò khè, hen phế quản không rõ nguyên nhân.
  • Nôn ói nhiều, xuất hiện thường xuyên, có liên quan đến bữa ăn hoặc không khiến trẻ thiếu hụt dưỡng chất, chậm lớn.
  • Nếu kéo dài sẽ khiến trẻ trớ sữa liên tục, kể cả khi không bú.

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản sinh lý ở trẻ sơ sinh

Khi bé gặp phải hiện tượng trào ngược dạ dày sinh lý, để tình trạng này được cải thiện không phát triển thành bệnh lý, bố mẹ cần:

Thay đổi cách ăn

Khi tình trạng này mới xuất hiện, nghi ngờ là bị trào ngược dạ dày thực quản, bố mẹ có thể thay đổi cách ăn để cải thiện các triệu chứng bệnh. Nên thực hiện như sau:

  • Với trẻ chưa ăn dặm (dưới 4 – 6 tháng tuổi): Bố mẹ nên cho trẻ bú nhiều lần, khoảng 2 giờ một lần, và để bé đứng 10-20 phút sau khi bú. Đảm bảo bé bú đúng tư thế để tránh nuốt hơi hoặc trớ sữa. Nếu dùng bình, cần kích tia sữa trước khi cho bé dùng.
  • Với trẻ ăn dặm: Bố mẹ cần chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, cách nhau khoảng 1.5 – 2 giờ. Tránh đồ ăn chứa nhiều chất béo, vỗ nhẹ bé khi ăn để tránh trớ sữa. Nếu trẻ nhạy cảm với protein, chọn sữa công thức phân hủy protein. Hạn chế cho trẻ bú quá nhiều hoặc ăn thức ăn quá đặc để tránh táo bón và giảm hấp thu canxi.

Xem ngay: 11+ Thuốc Chữa Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Tốt Nhất 

Thay đổi cách cho bú

Để tránh tình trạng sữa xuống quá nhanh, bố mẹ nên điều chỉnh tư thế bú cho trẻ phù hợp. Nên thực hiện như sau:

  • Cho trẻ bú bầu vú bên trái trước, lúc này bé có thể nằm nghiêng bên phải do lượng sữa trong dạ dày còn ít
  • Sau chuyển sang cho bé bú bên phải, lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, nên nằm nghiêng bên trái để tránh trớ sữa
  • Không nên cho bú quá lâu, trung bình 10 phút bên đầu tiên và 20 phút cho bên thứ hai. Bú quá 30 phút sẽ khiến trẻ dễ nuốt hơi, chênh lệch thời gian bú, ghiền vú, thèm bú. 

Cho bú đúng cách

Khi bé bú bình, giữ bình nghiêng về phía đầu núm vú cao su, tránh đặt bình ngang để bé bú hơi. Sau khi bé hết một bên ngực hoặc 50ml sữa, ngồi bé thẳng trên đùi, vỗ nhẹ lưng để giúp bé ợ hơi. Không để bé quấy khóc khi bú để tránh nuốt nhiều hơi.

Nếu bé nuốt phải hơi, bế bé thẳng, vỗ nhẹ lưng cho bé ợ hơi. Tránh để bé bú nằm, đặt bé nằm ngay sau khi bú, và không đùa giỡn khiến bé trớ sữa.

Kê cao đầu khi bé ngủ

Sau khi cho bú, mẹ cho bé đứng từ 10 – 20 phút. Nếu bé buồn ngủ, mẹ kê đầu bé cao hơn phần thân một tí. Đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ. 

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý

Nếu trẻ mắc trào ngược dạ dày bệnh lý bố mẹ có thể:

Áp dụng phương pháp dân gian chữa trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Để chữa trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh, có thể áp dụng các biện pháp dân gian như sau:

  • Sử dụng bạc hà: Trộn vài giọt dầu bạc hà với dầu ô liu, xoa nhẹ lên vùng bụng của bé 2 lần/ngày.
  • Sử dụng dầu dừa: Thêm nửa thìa cà phê dầu dừa vào đồ uống ấm hoặc ngũ cốc của bé. Hoặc thoa hỗn hợp dầu dừa và gừng lên bụng để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Sử dụng hoa cúc: Hãm nửa thìa cà phê hoa cúc khô trong nước nóng hơi ấm, cho bé uống mỗi ngày.
  • Massage bụng: Sử dụng dầu dừa hoặc dầu ô liu ấm xoa lên bụng bé, massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Lưu ý không thực hiện massage ngay sau khi bé ăn xong.

Thăm khám bác sĩ

Phương pháp chữa trớ ở trẻ
Đưa trẻ thăm khám bác sĩ khi các triệu chứng bệnh thường xuyên xuất hiện

Nếu các biện pháp trên không cải thiện tình trạng nôn trớ của bé, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và điều trị. Nếu bé có các dấu hiệu sau, cần khám ngay:

  • Nôn tiếp diễn, nôn bọt kèm theo nhiều triệu chứng khác
  • Trẻ ho, nôn trớ, liên tục quấy khóc không chịu ăn
  • Nôn nhiều, không tăng hoặc sút cân
  • Ngưng thở khi ngủ, ngưng thở đột ngột, bỏ bú
  • Da tái, tay lạnh, mắt trũng, bú vào lại nôn ra
  • Nôn thường xuyên kể cả khi bé vặn người

Trên đây là một số thông tin về tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh. Nếu tình trạng này xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi, chỉ thoáng qua thì không có gì trở ngại, bố mẹ chỉ cần thay đổi cách ăn, tư thế bú của trẻ. Nếu hiện tượng nôn trớ xuất hiện liên tục, kéo dài nhất là sau 1 tuổi thì cần đưa trẻ thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 01:10 - 20/03/2024 - Cập nhật lúc: 08:36 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Có Lây Không?

Trào ngược dạ dày thực quản không có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, vi khuẩn…

Sữa hạt có nhiều công dụng đặc biệt và rất tốt cho người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Sữa Không, Uống Loại Nào?

Sữa là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và vô cùng quen thuộc trong…

5 Mẹo Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Mật Ong “Cực Nhạy”

Mật ong là lựa chọn phổ biến cho việc chữa bệnh trào ngược dạ dày nhờ vào khả năng giảm…

Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng như thế nào cho đúng?

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng có thể thực hiện ngay tại nhà. Phương pháp này đã được…

Theo thống kê của Bộ y tế, ở Việt Nam có 2/3 trường hợp trẻ em mắc trào ngược dạ dày thực quản trong tháng đầu đời Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh & cách trị

Trớ hay trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp. Tuy nhiên, nếu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua