Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Sữa Không, Uống Loại Nào?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Sữa là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và vô cùng quen thuộc trong cuộc sống. Thế nhưng người mắc chứng trào ngược dạ dày có nên uống sữa hay không thì không phải ai cũng biết. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc chứng trào ngược dạ dày có thể uống sữa nhưng chỉ sử dụng các loại sữa phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

Giá trị dinh dưỡng của sữa

Sữa chứa đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như vitamin, lipit, protein, đường, và khoáng chất, trong đó:

  • Protein: Có độ đồng hóa cao, bao gồm casein, lactalbumin, lactoglobulin, cung cấp acid amin cần thiết.
  • Chất béo: Dạng nhũ tương, dễ hấp thụ, giàu acid béo chưa no với giá trị sinh học cao.
  • Khoáng chất: Bao gồm Kali, Canxi, Phốt pho, giúp tăng cường sức khỏe và khả năng miễn dịch.
Bị trào ngược dạ dày có nên uống sữa không là thắc mắc chung của nhiều người
Bị trào ngược dạ dày có nên uống sữa không là thắc mắc chung của nhiều người

Việc bổ sung sữa sẽ mang đến nhiều lợi ích như:

  • Tăng cường sức khỏe và miễn dịch: Nhờ vitamin và khoáng chất.
  • Bảo vệ dạ dày: Tạo màng bảo vệ niêm mạc, ngăn ngừa vết loét và các bệnh lý dạ dày.
  • Hạn chế vi khuẩn HP: Acid lactic và lợi khuẩn trong sữa hỗ trợ tiêu hóa.
  • Giảm gánh nặng dạ dày: Protein dễ tiêu hóa, giàu khoáng chất và vitamin.

Đọc thêm: Top 7 Thuốc Trào Ngược Dạ Dày Của Mỹ Tốt Nhất và Giá

Trào ngược dạ dày có nên uống sữa không?

Có thể thấy sữa không chỉ là một thực phẩm tốt cho cơ thể mà còn tốt cho dạ dày. Sữa là nguồn dinh dưỡng cao mà người bệnh trào ngược dạ dày có thể sử dụng. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khẳng định rằng, bệnh nhân chỉ nên sử dụng đúng cách, đúng loại sữa thì mới tốt cho tình trạng bệnh. Nếu sử dụng sai, có thể dẫn đến các tác hại như:

  • Làm mất tác dụng của sữa, tác động không tốt đến hệ tiêu hóa và sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể
  • Gây tổn thương thực quản và dạ dày khiến tình trạng trào ngược dạ dày thêm nghiêm trọng hơn
  • Với trường hợp nhẹ có thể gây ra các triệu chứng như chướng bụng đầy hơi, ăn không tiêu.

Nguyên tắc uống sữa cho người trào ngược dạ dày

Như vậy, với thắc mắc người mắc bệnh trào ngược dạ dày có nên uống sữa không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên khi uống sữa cần tuân theo những nguyên tắc sau đây:

  • Chọn loại sữa: Ưu tiên sữa ít béo hoặc không béo để cơ thể hấp thu dễ dàng, tránh làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược.
  • Tránh sữa có màu: Sử dụng sữa trắng truyền thống thay vì sữa có màu như sữa dâu hay sữa socola, vì chúng có thể khiến cơ thể khó hấp thụ dưỡng chất.
  • Thời điểm uống sữa: Không uống sữa khi đói hoặc ngay sau khi thức dậy. Tránh sữa quá nóng hoặc quá lạnh. Không uống sữa vào ban đêm, tốt nhất là uống sữa ấm sau bữa ăn 2 giờ.
  • Đối với người không dung nạp lactose: Nếu không dung nạp lactose, hãy hạn chế sữa và tìm nguồn thay thế như sữa gạo hoặc sữa hạnh nhân.

Trào ngược dạ dày thực quản nên uống sữa gì?

Sữa có ích hay gây hại cho tình trạng trào ngược dạ dày phụ thuộc phần lớn vào loại sữa và cách sử dụng của người bệnh. Một số loại sữa tốt cho sức khỏe mà người bệnh có thể sử dụng là:

Sữa chua

Nhiều người cho rằng sữa chua có các acid có thể gây kích thích dạ dày, ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Tình nhiên, trong sữa chua giàu acid lactic, đây là loại acid cho hệ tiêu hóa đặc biệt là đường ruột. Sữa chua giúp cân bằng môi trường acid trong dạ dày, bổ sung lợi khuẩn, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn HP gây bệnh.

Sữa chua giàu acid lactic và lợi khuẩn giúp thúc đẩy tiêu hóa, bảo vệ đường ruột
Sữa chua giàu acid lactic và lợi khuẩn giúp thúc đẩy tiêu hóa, bảo vệ đường ruột

Khi sử dụng sữa chua cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Thời điểm: Không ăn sữa chua khi bụng đói. Tốt nhất là sau bữa ăn 1-2 giờ, giúp giảm kích thích niêm mạc dạ dày.
  • Nhiệt độ: Dùng sữa chua ở nhiệt độ mát, không hâm nóng và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Sử dụng trước và sau rượu: Sữa chua hoặc sữa ấm có thể giảm nôn mửa và đầy bụng khi dùng trước hoặc sau khi uống rượu.

Tham khảo: Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Ngũ Cốc Không?

Sữa tươi

Một trong những loại sữa phổ biến mà người bệnh trào ngược dạ dày có thể sử dụng là sữa tươi. Tuy nhiên, để chống trào ngược dạ dày, bảo vệ thực quản, nên uống sữa tươi không đường. 

Khi sử dụng sữa tươi cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Không uống quá 400ml/ngày đối với người trưởng thành
  • Không dùng sữa lúc đói, chỉ uống khi dạ dày đã được lót dạ tức là dùng sau các bữa ăn
  • Việc uống sữa lúc đói sẽ làm cho môi trường trung tính của sữa chuyển thành các acid nhẹ, tác động xấu đến niêm mạc dạ dày.
  • Mỗi ngày nên dùng sữa tươi từ 2 – 3 lần, tốt nhất là dùng sữa được làm ấm ở 30 – 35 độ C
  • Không đun sôi, không bảo quản trong ngăn đá, không uống sữa vào ban đêm hoặc trước khi đi ngủ
  • Có thể dùng chung với bánh mì, ngũ cốc hoặc các thành phần tương tự ngũ cốc. 

Sữa hạt

Sữa hạt là tên gọi chung cho các thức uống được chế biến từ các loại hạt. Có tác dụng dinh dưỡng tương tự như khi ăn các loại hạt và chỉ khác nhau ở điểm là sữa hạt ở dạng lỏng nhũ tương còn hạt ở dạng rắn.

Sữa hạt có nhiều công dụng đặc biệt và rất tốt cho người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản
Sữa hạt có nhiều công dụng đặc biệt và rất tốt cho người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản

Một số loại sữa hạt mà người bệnh có thể sử dụng là sữa dừa, sữa hạnh nhân, sữa bí ngô, sữa hạt sen, sữa nghệ, sữa ngô, sữa hạt điều… Cách sử dụng tương tự như khi uống sữa tươi. 

Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản không nên uống sữa gì?

Bên cạnh các loại sữa tốt cho sức khỏe, người bệnh trào ngược dạ dày cũng nên hạn chế sử dụng các loại sữa dưới đây để tránh làm cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Cụ thể:

Sữa đậu nành

Sữa đậu nành mang lại lợi ích như chống oxy hóa, giảm huyết áp và ngăn chặn xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản được khuyến cáo nên tránh uống sữa đậu nành do khả năng kích thích tiết acid dư thừa, gây ợ hơi, đầy hơi và có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày nếu sử dụng thường xuyên.

Sữa đặc

Sữa đặc không phải là thực phẩm có thành phần dinh dưỡng cao, được xem là một loại gia vị. Người bị trào ngược dạ dày có thể sử dụng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng sữa đặc với một lượng nhất định, dùng quá nhiều sẽ gây khó tiêu, ợ hơi ợ nóng và trào ngược dạ dày. 

Như vậy, đối với câu hỏi “trào ngược dạ dày có nên uống sữa hay không”, câu trả lời là hoàn toàn có thể, miễn bệnh nhân chọn đúng loại sữa và tuân thủ cách sử dụng phù hợp. Đồng thời không quên tìm kiếm phương pháp điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Trào ngược dạ dày thực quản gây ho, viêm họng phải làm sao?

Ho và viêm họng có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng đôi khi chúng được gây ra…

Cách Dùng Rượu Tỏi Chữa Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà

Dùng rượu tỏi chữa trào ngược dạ dày là mẹo dân gian đang được nhiều bệnh nhân áp dụng để…

TIÊU DIỆT KHUẨN Hp và HẾT TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY dai dẳng, lâu năm nhờ SƠ CAN BÌNH VỊ TÁN HẾT TRÀO NGƯỢC, KHUẨN HP lâu năm nhờ SƠ CAN BÌNH VỊ TÁN 

Đau dạ dày, trào ngược thực quản hay viêm loét dạ dày HP là nỗi ám ảnh khủng khiếp của…

Trào Ngược Dạ Dày Ợ Hơi Do Đâu? Làm Sao Nhanh Hết?

Trào ngược dạ dày ợ hơi là triệu chứng thường gặp. Khác với triệu chứng ợ hơi thông thường, ợ…

trào ngược dạ dày thực quản ăn gì Bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì, kiêng gì tốt?

Tìm hiểu trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì, kiêng gì sẽ giúp đa dạng hóa khẩu phần…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua