Sa dạ dày là gì? Nguyên nhân, sự nguy hiểm & cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Sa dạ dày là bệnh lý mãn tính, thường xảy ra ở người có thể trạng suy nhược, ăn uống không điều độ hoặc do mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa khác. Mặc dù không thể điều trị dứt điểm nhưng hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều có đáp ứng tốt sau khi xây dựng lối sống lành mạnh.

Sa dạ dày là gì? Dấu hiệu nhận biết

Sa dạ dày (thòng bao tử) là bệnh mãn tính xảy ra khi dạ dày có xu hướng sa xuống thấp hơn vị trí ban đầu. Hiện tượng sa dạ dày thường không gây ra tổn thương thực thể nhưng có thể ảnh hưởng đến hoạt động co bóp của cơ quan tiêu hóa và làm phát sinh một số triệu chứng khó chịu.

Sa dạ dày là gì
Sa dạ dày là tình trạng dạ dày nằm thấp hơn vị trí ban đầu do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau

Các triệu chứng thường gặp của bệnh sa dạ dày, bao gồm:

  • Thường xuyên đầy và căng bụng
  • Khó chịu sau khi ăn
  • Chán ăn và ăn uống không ngon miệng
  • Ợ hơi
  • Hơi thở có mùi
  • Rối loạn đại tiện (tiêu chảy/ táo bón)
  • Miệng khô và đắng
  • Người mệt mỏi, suy nhược
  • Mất ngủ
  • Đau đầu.

Xem thêmDạ Dày Nằm Ở Đâu? Vị Trí Của Bao Tử Trong Ổ Bụng

Các nguyên nhân gây sa dạ dày

Hiện tượng sa dạ dày có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:

nguyên nhân sa dạ dày
Người có thể trạng gầy yếu và suy nhược là nhóm đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh sa dạ dày
  • Mắc các bệnh về dạ dày: Người mắc các bệnh về dạ dày như viêm dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,… thường có nguy cơ bị sa dạ dày cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do các bệnh lý này làm giảm trương lực và chức năng của dạ dày khiến cơ quan này suy yếu và sa xuống thấp hơn vị trí thông thường.
  • Giảm cân đột ngột hoặc sinh đẻ nhiều: Áp lực từ quá trình sinh nở và giảm cân đột ngột có thể khiến gây áp lực lên dạ dày, đồng thời khiến cơ quan này có xu hướng sa xuống từ từ.
  • Cơ thể suy nhược và gầy yếu: Người có cơ thể gầy yếu và suy nhược thường có khí huyết kém, nguyên khí tổn thương và thường xuyên mắc bệnh vặt. Tình trạng này kéo dài có thể khiến các cơ vùng bụng trở nên suy yếu và giảm khả năng nâng đỡ cơ quan tiêu hóa, gây ra tình trạng sa dạ dày.
  • Căng thẳng hoặc dư chấn tinh thần lớn: Căng thẳng kéo dài, trầm cảm, lo lắng quá mức,… kéo dài khiến cơ thể suy nhược và ăn uống kém. Tác động từ yếu tố tâm lý có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa và làm phát sinh hiện tượng sa dạ dày.
  • Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh: Vận động mạnh sau khi ăn, bỏ bữa, ăn không đúng giờ,… có thể làm giảm trương lực của dạ dày và khiến cơ quan sa xuống vị trí thấp hơn bình thường.

Ngoài ra hiện tượng sa dạ dày cũng có thể xảy ra do một số yếu tố khác như mắc bệnh tiểu đường, lupus ban đỏ, viêm tụy hoặc thường xuyên sử dụng thuốc ức chế kênh calci, thuốc chống co thắt,…

Tìm hiểu thêmCác bệnh liên quan đến dạ dày thường gặp và cách xử lý

Hiện tượng sa dạ dày có nguy hiểm không?

Sa dạ dày là tình trạng sức khỏe mãn tính, có xu hướng kéo dài suốt đời và nặng dần theo thời gian. Bệnh ít khi đe dọa đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống. Ngoài ra bệnh cũng có thể gây ra các biến chứng nặng nề nếu không tiến hành kiểm soát và điều trị kịp thời.

hiện tượng sa dạ dày có nguy hiểm không
Hiện tượng sa dạ dày kéo dài không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn khiến cơ thể suy nhược và mệt mỏi

Các biến chứng thường gặp của bệnh sa dạ dày, bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa: Khi dạ dày sa xuống vị trí thông thường, cơ quan này thường có xu hướng giảm trương lực và khả năng co bóp. Vì vậy dạ dày thường mất nhiều thời gian để tiêu hóa hoàn toàn lượng thức ăn được thu nạp và gây ra các triệu chứng như ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu,…
  • Suy nhược cơ thể: Hoạt động tiêu hóa kém có thể làm giảm mức độ hấp thu chất dinh dưỡng từ thực phẩm và gây ra tình trạng suy nhược cơ thể.
  • Biến chứng khác: Ngoài ra bệnh sa dạ dày kéo dài còn làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa và ung thư dạ dày.

Các phương pháp điều trị bệnh sa dạ dày

Bệnh sa dạ dày không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên bạn có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh và tăng trương lực của dạ dày với một số biện pháp điều trị sau:

1. Ăn uống và sinh hoạt điều độ

Thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống điều độ có thể cải thiện chức năng của dạ dày và làm giảm tần suất các triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, thói quen dinh dưỡng khoa học còn giúp cải thiện chứng chán ăn và suy nhược do sa dạ dày gây ra.

điều trị sa dạ dày qua chế độ ăn uống
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý có thể kiểm soát và làm giảm các triệu chứng do sa dạ dày gây ra

Xây dựng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cho người bị sa dạ dày:

  • Tránh ăn các thực phẩm khó tiêu hóa, thay vào đó nên cân bằng chất béo, tinh bột, đạm và chất xơ trong mỗi bữa ăn.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn nhằm làm giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu và ợ hơi sau khi ăn.
  • Tránh vận động mạnh sau khi dùng bữa ít nhất 30 phút.
  • Ưu tiên các món ăn được chế biến ở dạng lỏng, mềm và ít gia vị.
  • Kiêng cử các thực phẩm có khả năng gây đầy bụng như bắp cải, nước ngọt có gas, cà phê, rượu, sữa,…
  • Nên ăn chậm nhai kỹ và tránh ăn quá no.
  • Kiểm soát căng thẳng bằng cách làm việc vừa phải, dành thời gian nghỉ ngơi, tập yoga, bơi lội, đọc sách,…
  • Ngủ trước 23 giờ và đảm bảo thời gian ngủ kéo dài ít nhất 6 giờ/ ngày.

2. Thực hiện bài tập chữa sa dạ dày

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện các bài tập nhằm tác động đến trương lực của cơ quan tiêu hóa và hỗ trợ làm giảm triệu chứng của bệnh sa dạ dày.

bài tập chữa sa dạ dày
Bạn có thể thực hiện các bài tập chữa sa dạ dày để hỗ trợ quá trình điều trị

– Bài tập 1

  • Ngồi trên gối sao cho gót chân để sát mông
  • Đưa thân trên và tay ra phía trước, để lòng bàn tay tiếp xúc với mặt sàn
  • Nâng cao tay nhằm kéo giãn cơ bụng và hông
  • Duy trì tư thế trong 15 – 30 phút và hít thở nhịp nhàng
  • Thực hiện từ 5 – 10 lần

– Bài tập 2

  • Nằm ngửa, để chân thẳng và tay thả lỏng
  • Sau đó đưa hai tay ra sau gáy, co cơ bụng và bật dậy
  • Thực hiện từ 5 – 10 lần

– Bài tập 3

  • Nằm ngửa và duỗi thẳng chân và tay
  • Sau đó thắt chặt cơ bụng và hông nhằm nâng 2 chân lên cao để tạo với thân trên thành góc 90 độ
  • Có thể dùng hai tay để nâng đỡ phần hông
  • Duy trì tư thế trong 2 phút
  • Thực hiện từ 5 – 10 lần

Nếu chưa quen với động tác này, bạn có thể đưa chân cao 90 độ và dựa sát chân vào tường.

3. Bài thuốc chữa sa dạ dày tại nhà

Trong trường hợp triệu chứng xảy ra với tần suất dày đặc, bạn có thể áp dụng các bài thuốc chữa sa dạ dày tại nhà để cải thiện.

  • Bài thuốc từ cam thảo và củ sen: Chuẩn bị bạch thược 10g, 2 quả táo, cam thảo 3g và củ sen 200g. Đem bạch thược và cam thảo sắc với 300ml nước. Còn củ sen và táo rửa sạch sau đó ép lấy nước. Trộn đều nước sắc và nước ép, sau đó chia thành 2 lần dùng và uống hết trong ngày.
  • Mẹo chữa từ mật ong và chuối: Chuẩn bị 2 quả táo, 2 quả chuối và 30ml mật ong. Sau đó dùng táo và chuối xay nhuyễn, trộn đều với mật ong và đem chia thành 2 lần dùng.
  • Cách chữa từ rau cần và cà rốt: Dùng lá su hào 200g, mật ong 30ml, cà rốt 400g, táo 300g và rau cần 200g. Rửa sạch các nguyên liệu sau đó ép lấy nước uống.

Cách phòng ngừa sa dạ dày

Để ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sa dạ dày, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau đây:

  • Ăn uống điều độ: Tránh ăn quá no, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Hạn chế các thực phẩm cay, nóng và chất kích thích như cà phê, rượu bia.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa lớn, giúp giảm áp lực lên dạ dày.
  • Tăng cường sức khỏe tổng thể: Duy trì cân nặng hợp lý, vì thừa cân có thể làm tăng áp lực lên dạ dày và các cơ quan trong ổ bụng, làm trầm trọng thêm tình trạng sa dạ dày.
  • Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục nhẹ nhàng với các bài tập như đi bộ, yoga có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ bị sa dạ dày.
  • Tránh nâng vật nặng: Nâng vật nặng có thể làm tăng áp lực lên bụng và dạ dày. Bạn nên nhờ sự trợ giúp của máy móc, thiết bị khi phải di chuyển vật nặng nếu không muốn dạ dày bị sa xuống thấp.
  • Quản lý stress hiệu quả: Stress có thể làm tăng áp lực trong ổ bụng và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Học các kỹ năng quản lý stress như thiền, thở sâu, và thư giãn có thể giúp giảm nguy cơ này.
  • Điều trị các vấn đề sức khỏe: Trường hợp đang mắc các bệnh về dạ dày hoặc bất kỳ vấn đề nào có thể ảnh hưởng đến dạ dày, bạn nên tích cực điều trị và kiểm soát tốt bệnh.

Sa dạ dày là bệnh lý mãn tính không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu bạn xây dựng lối sống lành mạnh và tích cực trong việc điều trị, bệnh thường có tiến triển tốt và ít khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

 

Chia sẻ:
Các Loại Thuốc Điều Trị Xuất Huyết Dạ Dày Mới Nhất

Ngành y học ngày càng tiến bộ đã phát triển ra nhiều loại thuốc mới, giúp quá trình điều trị…

6 Cách chữa trào ngược dạ dày bằng cây rau mương đơn giản

Có nhiều cách dùng cây rau mương chữa trào ngược dạ dày hiệu quả, đơn giản như việc nấu nước…

Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Chuối Xanh Hết Bệnh Sau Vài Ngày

Một trong những phương pháp tự nhiên hiệu quả để chữa trị bệnh đau dạ dày là sử dụng chuối…

Bác sĩ Tuyết Lan đã giúp rất nhiều người khỏi bệnh [REVIEW] Sơ can Bình vị tán triệt vi khuẩn HP, điều trị viêm đau dạ dày hiệu quả

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây ra viêm đau dạ dày và các vấn đề về dạ dày,…

Đau dạ dày có ăn được sữa chua không – Loại nào phù hợp?

Mối lo ngại về việc 'đau dạ dày ăn sữa chua được không' đã được các chuyên gia làm sáng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua