Nội - Tiêu hóa

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh nội tiêu hóa – đường tiêu hóa là một trong những bệnh lý phổ biến nhất hiện nay. Bệnh không chỉ gây khó chịu, mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống hàng ngày, công việc của người bệnh. Tiên phong trong điều trị các bệnh lý về tiêu hóa bằng Y học cổ truyền, Chuyên khoa Tiêu hóa của Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp hàng ngàn người bệnh phục hồi sức khỏe. Chuyên khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và tận tâm với bệnh nhân.

Bệnh đường tiêu hóa là gì?

Bệnh nội tiêu hóa là thuật ngữ chung để gọi các vấn đề và rối loạn liên quan đến hệ tiêu hóa. Bao gồm quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng và hoạt động của các cơ quan tiêu hóa như dạ dày, ruột, gan.

Theo các nghiên cứu, tại Việt Nam có tới 10% dân số mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa và con số này vẫn đang có dấu hiệu tăng. Nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh tiêu hóa có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác, như: viêm ruột, xuất huyết dạ dày, ung thư tiêu hóa…

Các bệnh lý nội tiêu hóa thường gặp như: Táo bón, tiêu chảy, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh trĩ, bệnh về gan, hội chứng ruột kích thích, viêm tụy, viêm loét đại tràng, nhiễm trùng đường tiêu hóa, sỏi mật, bệnh celiac, viêm ruột, ung thư tiêu hóa...

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiêu hóa

Mỗi bệnh lý tiêu hóa lại có các triệu chứng khác nhau. Tùy từng thể bệnh và mức độ bệnh, các triệu chứng này có thể biểu hiện nặng hay nhẹ, cấp tính hoặc tiến triển từ từ. Dưới đây mà một số triệu chứng điển hình của bệnh tiêu hóa:

Các triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa trên:

  • Đau ngực
  • Đau bụng mạn tính, có tái phát
  • Khó nuốt
  • Cục trong họng
  • Hơi thở hôi, miệng có vị chua
  • Nấc
  • Buồn nôn và nôn, ợ hơi, ợ chua
  • Nhai lại

Triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa dưới:

  • Táo bón
  • Tiêu lỏng, tiêu chảy, có thể kèm theo đau bụng, chuột rút
  • Xì hơi, đầy hơi, chướng bụng, tiêu hóa kém
  • Đau bụng
  • Đau hoặc chảy máu trực tràng
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng và bị giảm cân đột ngột.

Nguyên nhân gây bệnh nội tiêu hóa

Có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh lý về tiêu hóa. Dưới đây là các nguyên nhân điển hình:

  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng có thể gây viêm và tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa. Từ đó gây ra tình trạng tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.
  • Dị ứng thức ăn: Dị ứng hoặc quá mẫn với một số loại thực phẩm, như sữa, trứng, hải sản, các loại hạt hoặc lúa mì... có thể gây viêm và tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, với các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa.
  • Rối loạn tự miễn: Rối loạn tự miễn là tình trạng hệ miễn dịch tấn công nhầm các mô và cơ quan trong cơ thể. Với hệ tiêu hóa, các bệnh tự miễn như viêm đại tràng tự miễn (ulcerative colitis), viêm ruột non tự miễn (Crohn), bệnh celiac có thể gây viêm và tổn thương niêm mạc, gây tiêu chảy.
  • Rối loạn chức năng: Các rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa gây ra sự bất ổn trong hoạt động của các cơ tiêu hóa.
  • Tác động của thuốc: Có nhiều loại thuốc tác động xấu đến hệ tiêu hóa, gây viêm, tổn thương niêm mạc, như thuốc kháng sinh, thuốc chống co thắt cơ ruột, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)...
  • Yếu tố tâm lý: Căng thẳng, áp lực kéo dài, tâm lý không ổn định có ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa, điển hình nhất là gây bệnh dạ dày. Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Giải pháp điều trị các chứng bệnh tiêu hóa

Tùy từng chứng bệnh cụ thể, nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh mà các chứng bệnh tiêu hóa sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Nhìn chung, hiện nay có 3 phương pháp chính để điều trị bệnh tiêu hóa, đó là Tây y, Y học cổ truyền và biện pháp điều trị tại nhà.

Điều trị bệnh tiêu hóa bằng Tây y

Tây y sử dụng các trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật tiên tiến giúp chẩn đoán chính các các bệnh tiêu hóa. Trong Tây y, điều trị bệnh tiêu hóa chủ yếu sử dụng các loại thuốc và phẫu thuật:

  • Thuốc điều trị tiêu chảy, táo bón: Các thuốc như bismuth subsalicylate, loperamide, polyethylene glycol giúp điều chỉnh chất lỏng và chất bã trong hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Thuốc kháng viêm: Đối với trường hợp bị viêm như viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm ruột non… có thể sử dụng các loại thuốc kháng viêm như sulfasalazine, mesalamine, corticosteroid.
  • Chất ức chế miễn dịch: Một số loại thuốc ức chế miễn dịch như azathioprine, infliximab, methotrexate, adalimumab được dùng trong điều trị bệnh viêm đại tràng viêm loét, viêm ruột non tự miễn.
  • Kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh như amoxicillin, ciprofloxacin, metronidazole, vancomycin cũng có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh tiêu hóa do viêm nhiễm.
  • Thuốc kháng histamin và chất ức chế bơm proton: Sử dụng các loại thuốc như ranitidine, omeprazole, famotidine, lanzoprazole có tác dụng kiềm chế sự sản sinh axit trong dạ dày, giảm triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Phẫu thuật: Trong các trường hợp bệnh không đáp ứng các loại thuốc điều trị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe chất lượng cuộc sống, phẫu thuật có thể được tiến hành để điều trị và loại bỏ tổn thương. Phẫu thuật thường được áp dụng với các bệnh polyp, ung thư hay để tái thiết cơ quan tiêu hóa…

Lưu ý: Điều trị bệnh tiêu hóa bằng Tây y cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc sử dụng để tránh những tác dụng không mong muốn.

Điều trị bệnh tiêu hóa bằng Y học cổ truyền

Y học cổ truyền có thể điều trị nhiều bệnh lý tiêu hóa hiệu quả mà không gây tác dụng phụ. Với nguyên tắc trị bệnh từ gốc, Y học cổ truyền loại bỏ căn nguyên gây bệnh tiêu hóa từ sâu bên trong, hạn chế bệnh tái phát. Với phương pháp này, các loại thảo dược thiên nhiên được phối chế bài bản, tạo nên các bài thuốc phù hợp với từng bệnh lý.

Các biện pháp hỗ trợ khác

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày: Tăng cường chất xơ, uống đủ nước, tránh các loại thực phẩm gây kích ứng hoặc dị ứng.
  • Sử dụng một số thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa: Nước ép nha đam, trà gừng, trà cam thảo…
  • Kiểm soát căng thẳng: Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tập hít thở sâu, yoga…
  • Duy trì thói quen lành mạnh: Ngủ đủ giấc, tăng cường vận động, không sử dụng chất kích thích, rượu bia…

Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa - Thuốc dân tộc

Chuyên khoa Tiêu hóa Trung tâm Thuốc dân tộc quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, hết lòng vì bệnh nhân. Trong đó, phụ trách chính chuyên môn chuyên khoa điều trị bệnh dạ dày là Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa Nội, khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Bác sĩ Tuyết Lan đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh nội tiêu hóa bằng y học cổ truyền. Ngoài ra, Trung tâm Thuốc dân tộc quy tụ nhiều bác sĩ, chuyên gia tiêu hóa giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm khác.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

4
  • Chức vụ: Phó Giám đốc Chuyên môn
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKII
  • Năm kinh nghiêm: 40 năm

BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN

5
  • Chức vụ: Giám đốc Chuyên môn cơ sở HCM
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKII
  • Năm kinh nghiêm: Hơn 30 năm

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

5
  • Chức vụ: Giám đốc Chuyên môn Đông Phương Y Pháp
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKI
  • Năm kinh nghiêm: 40 năm
Lương y Phùng Hải Đăng

LƯƠNG Y PHÙNG HẢI ĐĂNG

5
  • Chức vụ: Trưởng khoa khám bệnh
  • Học hàm/ học vị: Lương Y
  • Năm kinh nghiêm: Hơn 20 năm
bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

3.3
  • Chức vụ: Bác sĩ
  • Học hàm/ học vị: Bác sĩ CKII
  • Năm kinh nghiêm: 40

Giải pháp điều trị các bệnh đường tiêu hóa tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Với bề dày hơn 1 thập kỷ nỗ lực nâng tầm Y học cổ truyền dân tộc, Chuyên khoa Tiêu hóa Trung tâm Thuốc dân tộc đã ứng dụng thành công nhiều bài thuốc Y học cổ truyền trong điều trị các bệnh lý về tiêu hóa. Đó là bài thuốc Sơ can Bình vị tán (chủ trị bệnh dạ dày), bài thuốc Tiêu thực Phục tràng hoàn (chủ trị các bệnh đại tràng), bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang (điều trị bệnh trĩ) và bài thuốc Bảo nam Ích can thang (chữa bệnh gan). Các bài thuốc là thành quả sau nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu của các chuyên gia bác sĩ đầu ngành. Dưới đây là thông tin của các bài thuốc:
BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY

Nhằm điều trị hiệu quả các bệnh về đường tiêu hóa bằng y học cổ truyền, Trung tâm Thuốc dân tộc đã nghiên cứu, hoàn thiện bài thuốc Sơ can Bình vị tán. Bài thuốc được phối chế từ hàng chục loại dược liệu quý như Dạ cẩm đỏ, Củ gà ấp, Lá khôi tía, Cây hoa vàng,… Với cơ chế diệt trừ tác nhân gây bệnh, phục hồi tổn thương, phòng tránh tái phát, bài thuốc được phát triển hoàn chỉnh với 4 chế phẩm:

  • Sơ can Bình vị - Viêm loét HP: Chủ trị viêm loét dạ dày, diệt trừ vi khuẩn HP; giúp giảm đau, làm lành viêm loét, phục hồi chức năng dạ dày.
  • Sơ can Bình vị - Trào ngược: Khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày và các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua,...; giảm dư axit, làm cân bằng dịch vị dạ dày. 
  • Sơ can Bình vị tán thế hệ 2: Hỗ trợ giảm đau, làm lành vết loét, diệt vi khuẩn HP nhanh hơn; tăng cường hiệu quả điều trị trong trường hợp bệnh nặng, rút ngắn thời gian dùng thuốc.
  • Cao Bình vị: Thanh nhiệt, giải độc, ổn định chức năng tiêu hóa; tăng cường sức khỏe tổng thể, dự phòng tái phát bệnh, tăng cường miễn dịch.
BÀI THUỐC VIÊM ĐẠI TRÀNG

Tiêu thực Phục tràng hoàn phối chế nhiều vị thuốc có tác dụng điều trị bệnh đại tràng. Với sự nghiên cứu kỹ lưỡng, tỉ mỉ, bài thuốc tấn công trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh đại tràng - Phục hồi chức năng đường ruột - Phục hồi sức khỏe - Hạn chế tái phát. Tiêu thực Phục tràng hoàn có công thức tích hợp đặc biệt, bao gồm 4 chế phẩm được gia giảm thành phần cho phù hợp với từng người bệnh:

  • Tiêu thực Phục tràng hoàn: Chủ trị ruột kích thích, đại tràng co thắt; đau bụng, tiêu chảy, phân sống, đi vệ sinh nhiều lần; ổn định nhu động ruột. 
  • Tiêu thực Phục tràng hoàn - Thể lỏng: Chủ trị viêm đại tràng cấp và mãn tính; loại bỏ đau bụng, tiêu chảy; ổn định hệ tiêu hóa, lành tổn thương, phục hồi đại tràng.
  • Tiêu thực Phục tràng hoàn - Thể táo: Chủ trị viêm đại tràng cấp và mãn tính; khắc phục đau bụng, táo bón, đi ngoài ra máu; tái tạo niêm mạc, kích thích nhu động ruột; ổn định hệ tiêu hóa, phục hồi đại tràng. 
  • Đại tràng hoàn: Tăng cường sức khỏe, thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ tỳ vị, kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, hấp thu tốt, tăng cường miễn dịch.
BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ

Bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang của Trung tâm Thuốc dân tộc kế thừa công thức bí truyền của người H’Mông. Sau nhiều năm nghiên cứu bởi đội ngũ chuyên gia, bài thuốc đã được cải tiến để phù hợp nhất với thể trạng sinh bệnh thời nay, hiệu quả được giới chuyên môn và đông đảo người bệnh đánh giá cao. Thăng trĩ Dưỡng huyết thang là bài thuốc chủ trị bệnh trĩ ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT sở hữu công thức “3 trong 1”, kết hợp cùng lúc trong uống - ngoài bôi. Nhờ vậy bài thuốc mang lại TÁC ĐỘNG kép vừa loại bỏ căn nguyên bệnh, vừa phục hồi sức khỏe và ngăn ngừa tái phát hiệu quả:

  • Thuốc uống: Cầm máu, chống viêm, giảm đau, thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, ngừa táo bón; bồi bổ khí huyết, thể trạng, phục hồi tạng phủ, ổn định hệ tiêu hóa và sức khỏe toàn diện. 
  • Thuốc bôi ngoài: Sát khuẩn, tiêu viêm, cải thiện tình trạng đau rát, sưng ngứa; làm mềm, săn se và co hồi búi trĩ. 
  • Thuốc ngâm rửa: Có tác dụng làm sạch hậu môn, đào thải cặn bã, tăng cường lưu thông khí huyết tại chỗ; tiêu viêm, giảm đau ngứa, cầm máu, khắc phục các triệu chứng khó chịu, đem lại cảm giác sạch sẽ, khô thoáng.

Ưu điểm của giải pháp điều trị bệnh tiêu hóa tại Thuốc dân tộc

Liệu trình chuyên sâu, tính cá nhân hóa cao, điều trị tận gốc

Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ vững chuyên môn, giàu kinh nghiệm

Sử dụng 100% dược liệu sạch chuẩn GACP-WHO lành tính

Bài thuốc cho hiệu quả điều trị cao, phù hợp với nhiều thể bệnh

Kết hợp điều trị và bồi bổ cơ thể, dự phòng tái phát lâu dài

Hỗ trợ tư vấn online, sắc sẵn thuốc, gửi thuốc về tận nhà

Cơ sở vật chất khang trang, chất lượng dịch vụ hoàn hảo

Mô hình 1 bác sĩ - 1 bệnh nhân, hết lòng vì người bệnh

Cơ sở vật chất

Nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người bệnh, Chuyên khoa Tiêu hóa Trung tâm Thuốc dân tộc luôn không những nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư cơ sở vật chất với hệ thống phòng khám và trang thiết bị tiên tiến, hiện đại.