Viêm dạ dày mạn tính nguy hiểm không? Cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm dạ dày mạn tính là một trong những bệnh lý xảy ra phổ biến và khó điều trị dứt điểm. Bệnh nhân khó nhận ra sự thay đổi từ giai đoạn viêm dạ dày cấp tính chuyển sang mạn tính khiến việc điều trị không can thiệp kịp thời. Để chữa bệnh, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị kết hợp với chế độ ăn uống khoa học.

Viêm dạ dày mạn tính là bệnh gì?

Tình trạng viêm dạ dày mạn tính xảy ra khi khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng. Sau thời gian dài tiến triển ở giai đoạn cấp tính, viêm dạ dày mãn tính là biến chứng của tình trạng viêm ban đầu nhưng ở mức nặng nề hơn.

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính sẽ rất khó chữa, cơn đau cũng tiến triển kéo dài hơn. Những biến chứng như xuất huyết hay ung thư dạ dày cũng có khả năng xảy ra cao hơn so với viêm dạ dày cấp tính.

Viêm dạ dày mạn tính là bệnh gì?
Viêm dạ dày mạn tính là biến chứng của giai đoạn cấp tính nhưng mức độ đau nghiêm trọng hơn.

Bệnh viêm dạ dày mạn tính có thể gây ra những ảnh hưởng rất nghiêm trọng với sức khỏe, đặc biệt là các cơn đau dạ dày tái phát kéo dài. Ở những bệnh nhân viêm dạ dày cấp, đến giai đoạn mãn tính thì những ổ viêm hình thành và lan rộng trên niêm mạc dạ dày và các biện pháp can thiệp y tế cũng sẽ hạn chế hơn. 

Nguyên nhân gây viêm dạ dày mạn tính

Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm dạ dày mạn tính chủ yếu xuất phát từ đau dạ dày cấp tính hoặc là hậu quả từ các đợt tấn công của vi khuẩn HP, khuẩn này cũng được xác nhận có mặt trong 70 – 80% các ca viêm dạ dày mạn tính. Ngoài ra bệnh cũng xảy ra khi bệnh nhân lạm dụng các loại thuốc chữa trị bệnh NSAID, thuốc lá, rượu, bia, các loại hóa chất, ăn uống không khoa học,… 

Nguyên nhân gây viêm dạ dày mạn tính
Bệnh viêm dạ dày mãn tính thường xảy ra khi người bệnh có những thói quen ăn uống kém lành mạnh.

Gợi ý: Cách Uống Tinh Bột Nghệ Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Nhanh Chóng 

Đối tượng nào có nguy cơ viêm dạ dày mạn tính?

Những đối tượng bệnh nhân đã hoặc đang bị viêm dạ dày cấp tính, loét dạ dày hoặc nồng độ Hp trong dạ dày cao có nguy cơ chuyển sang mạn tính hơn những đối tượng khác. Ngoài ra một số yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng biến chứng viêm dạ dày mạn bao gồm:

  • Lạm dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc giảm sưng xương, thuốc chống viêm hoặc kháng sinh, đặc biệt là aspirin và ibuprofen;
  • Những người lạm dụng bia rượu, nước tăng lực hoặc các loại thức uống có khí ga lâu ngày.
  • Nhóm bệnh nhân được xác nhận có vi khuẩn H. Pylor hiện diện trong dạ dày.
  • Nhóm bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc suy thận có nguy cơ viêm dạ dày cao.
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc mắc các bệnh làm ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch.
  • Do ảnh hưởng của stress, trầm cảm hoặc những bệnh lý khác liên quan đến thần kinh.
  • Tổn thương ở mật do chấn thương hoặc do bệnh, nếu dịch mật chảy vào dạ dày lâu ngày cũng có thể gây viêm.
  • Ở những bệnh nhân có thói quen ăn uống không kể thời gian, không tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều chất béo;
  • Thói quen ăn thực phẩm cay, chua nhiều hoặc lạm dụng các loại gia vị, cho nhiều muối vào thức ăn.
  • Người nghiện hút thuốc hoặc thường xuyên dùng thuốc ngủ có khả năng viêm dạ dày mạn tính rất lớn.

Những đối tượng có nguy cơ cao, đồng thời có khả năng tiến triển nhanh từ giai đoạn viêm dạ dày cấp sang mạn tính là những người trẻ, thường ăn uống không đúng giờ. Chủ yếu bệnh xuất phát từ việc dạ dày phải làm việc quá sức, kết hợp với sự tấn công của khuẩn HP khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng viêm dạ dày mạn tính

Những biểu hiện ban đầu của bệnh viêm dạ dày mãn tính tương tư với giai đoạn cấp tính, tuy nhiên mức độ và tần suất cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn. Những thay đổi sẽ không thể hiện rõ rệt nhưng bệnh nhân vẫn có thể chú ý nhận thấy bệnh tiến triển thất thường hơn. 

Triệu chứng viêm dạ dày mạn tính
Viêm dạ dày mạn tính có biểu hiện của những cơn đau dạ dày tái phát kéo dài.

Đặc trưng của bệnh viêm dạ dày cấp hay mãn tính là các cơn đau âm ỉ ở vùng thượng vị. Tuy nhiên ở giai đoạn bệnh mãn tính thì mỗi đợt tái phát sẽ không mang tính chu kỳ, không đặc hiệu, thời gian tái bệnh gần sát nhau. Một số biểu hiện để bệnh nhân chú ý nhận biết:

  • Cân nặng của bệnh nhân sụt giảm rõ rệt trong khoảng thời gian ngắn.
  • Mất dần khẩu vị và thường xuyên bị chán ăn, cảm giác nhạy cảm với mùi thức ăn.
  • Khó tiêu sau khi ăn, bụng chướng kèm theo cảm giác buồn nôn sau khi ăn.
  • Mức độ cơn đau vùng thượng vị xuất hiện với tần suất liên tục

Cách chẩn đoán viêm dạ dày mạn tính

Đối với cơn đau bụng do viêm dạ dày cấp tính bình thường, tần suất và mức độ cơn đau nằm trong khả năng chịu đựng bởi mỗi lần đau chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn và một thời gian sau mới tái phát. Nếu như những triệu chứng trên đã xảy ra, bệnh nhân nên đến bệnh viện để chẩn đoán bệnh. Các phương pháp chẩn đoán viêm dạ dày phổ biến gồm có:

  • Xét nghiệm phân: Đây là xét nghiệm bắt buộc nhằm kiểm tra xem phân có máu hay không. Nếu như có hồng cầu trong phân, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán mức độ viêm loét và xuất huyết để có hướng điều trị phù hợp.
  • Nội soi trực tràng: Bằng cách nội soi qua đường trực tràng đến dạ dày sẽ kiểm tra được những tổn thương bên trong cơ quan này. Phương pháp nội soi mang lại hình ảnh chân thực và chính xác của những vết loét trong dạ dày.
  • Xét nghiệm để tìm vi khuẩn Hp: Đây là xét nghiệm được thực hiện xuyên suốt quá trình điều trị viêm dạ dày. Bằng cách thực hiện một trong các phương pháp xét nghiệm máu, hơi thở, nội soi hoặc xét nghiệm phân để kiểm tra số lượng khuẩn Hp trong dạ dày.

Trong trường hợp bệnh nhân đã bị viêm dạ dày cấp, để chẩn đoán giai đoạn bệnh đã tiến triển sang thời kỳ mạn tính hay chưa thì nội soi chính là cách kiểm tra chính xác nhất. Phương pháp này cũng giúp bác sĩ đánh giá được nguy cơ biến chứng có thể xảy ra như xuất huyết dạ dày, sẹo dạ dày, ung thư dạ dày,…

Tham khảo thêm: 9 cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc Nam hiệu quả

Bệnh viêm dạ dày mạn tính có nguy hiểm không?

Viêm dạ dày là căn bệnh phổ biến, tuy nhiên mức độ nguy hiểm của nó lại không được nhiều người quan tâm. Ở giai đoạn cấp tính, bệnh đã tiến triển nặng nên điều trị khó đạt được kết quả triệt để, nếu chần chừ nhiều biến chứng có thể xảy ra.

Bệnh viêm dạ dày mạn tính có nguy hiểm không?
Nếu như không điều trị sớm, viêm dạ dày mạn tính có thể phát triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh viêm dạ dày mạn tính có diễn biến âm thầm, dai dẳng, bệnh nhân cần phòng tránh trước những nguy cơ sau:

Biến chứng hẹp môn vị dạ dày

Hẹp môn vị dạ dày là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh viêm dạ dày. Khi tình trạng loét ở dạ dày hoặc tá tràng trở nên nghiêm trọng, lớp niêm mạc bảo vệ sẽ bị xơ hóa dẫn tới biến chứng hẹp môn vị. Thông thường các vết loét này thường nằm ở bờ cong nhỏ gần với môn vị, triệu chứng này gây ra các cơn đau kéo dài và hoạt động của dạ dày – trực tràng sẽ bị đình trệ.

Biến chứng teo niêm mạc dạ dày

Niêm mạc dạ dày làm nhiệm vụ tiết ra chất nhầy bảo vệ dạ dày khỏi tổn thương từ axit. Tuy nhiên khi lớp niêm mạc dạ dày bị viêm, các tế bào cấu thành niêm mạc sẽ bị lão hóa và không phát triển. Vì vậy mà dạ dày mất khả năng tự phục hồi nên niêm mạc không thể tư lành và bị viêm teo. Hệ lụy sau đó là dạ dày có thể bị thiếu hụt vitamin B12, thiếu máu và suy nhược, sụt cân nhanh chóng.

Biến chứng thủng dạ dày

Thủng dạ dày là một biến chứng nguy hiểm có thể gây xuất huyết ào ạt trong dạ dày. Dạ dày bị lủng tại các vết loét sâu khiến máu và dịch dạ dày rò rỉ. Bất kỳ bệnh nhân nào bị viêm dạ dày mạn tính đều có nguy cơ thủng dạ dày do sự bào mòn của axit dạ dày gây ra, axit này rất đậm đặc, khiến cho tổ chức niêm mạc và các cơ của dạ dày bị ăn mòn và dẫn đến hiện tượng thủng dạ dày.

Xuất huyết dạ dày

Biểu hiện đặc trưng của tình trạng xuất huyết dạ dày là triệu chứng đau bụng nghiêm trọng, kèm theo nôn hoặc đi ngoài ra máu. Nếu như bệnh nhân thấy phân có màu đen thì đây là dấu hiệu chính xác nhất cho thấy dạ dày đang bị xuất huyết.

Niêm mạc có vết xước, chảy máu hoặc loét rộng làm vỡ mạch máu lớp tiết chính. Nếu lượng máu chảy nhiều và nặng sẽ khiến bệnh nhân bất tỉnh, gây choáng và shock. Lúc này bệnh nhân cần được cấp cứu ngay lập tức để ngăn chặn xuất huyết kịp thời.

Ung thư dạ dày

Biến chứng ung thư dạ dày mặc dù nguy hiểm nhưng không phải trường hợp nào cũng xảy ra. Ung thư hình thành khi các tế bào ở lớp niêm mạc dạ dày bị rối loạn về di truyền, chúng sinh ra nhiều tế bào ác tính thay vì những tế bào mới thông thường. Ung thư dạ dày là 1 trong 5 bệnh lý ung thư phổ biến đe dọa đến tính mạng nhiều bệnh nhân hàng năm.

Phương pháp điều trị bệnh viêm dạ dày mạn tính

Để điều trị viêm dạ dày mạn tính, bệnh nhân cần tái khám định kỳ và tiến hành điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ. Do bệnh đã tiến triển đến giai đoạn mạn tính nên việc điều trị chỉ mang tính giảm nhẹ các tổn thương và ngăn biến chứng xảy ra. Sau đây là những cách trị viêm dạ dày mạn thường được áp dụng:

Điều trị bằng thuốc

Trong trường hợp bệnh nhân viêm dạ dày do khuẩn Hp thì bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc diệt vi khuẩn Hp và giảm acid dạ dày. Trong đó thuốc kháng acid, thuốc có thành phần cacbonat canxi (Rolaids® và Tums®) hoặc thuốc đối kháng H2, thuốc ức chế bơm proton sẽ được chỉ định sử dụng thường xuyên trong điều trị.

Phương pháp điều trị bệnh viêm dạ dày mạn tính
Để điều trị viêm dạ dày mạn tính thì bệnh nhân phải sử dụng các loại thuốc được kê đơn đặc biệt.

Nếu như bệnh nhân đang sử dụng thuốc aspirin hoặc kháng sinh, giảm đau thông thường thì nên dừng liều dùng ngay để giảm kích ứng dạ dày. Trường hợp bệnh nhân đau dạ dày do kích thích từ các loại đồ uống có cồn hoặc do ăn cay phải từ bỏ các chất kích thích này, nếu không dùng thuốc sẽ không hiệu quả. 

Thay đổi chế độ ăn uống

Bác sĩ sẽ đưa ra một số lưu ý để bệnh nhân chủ động thay đổi chế độ ăn uống. Trong đó quan trọng nhất là người bệnh cần ăn uống đúng giờ, không nhịn ăn và tránh ăn quá no, thay vào đó nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày. Chế độ ăn uống có nhiều muối hay nhiều chất béo cũng cần được loại bỏ.

Người bệnh kiêng tuyệt đối các loại thức uống có cồn như rượu, bia. Đồng thời uống nhiều nước lọc, nước trái cây ít chua, nước dừa. Hạn chế dùng nhiều thịt đỏ và thịt bảo quản, tăng cường bổ sung các loại trái cây và rau xanh để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Bên cạnh đó, dạ dày cần được tăng cường probiotics để trung hòa dịch vị nên bệnh nhân có thể dùng sữa chua, rượu kefir,…

Những nguồn đạm tốt cho bệnh nhân viêm dạ dày gồm:

  • Thịt gà nạc, thịt gà tây và cá
  • Nguồn protein từ thực vật như các loại đậu và đậu hũ
  • Nhóm ngũ cốc lành mạnh như các loại hạt khô, gạo và bánh mì.

Cuối cùng là bệnh nhân cần tránh xa các thực phẩm chua và cay để hạn chế kích thích dạ dày.

Xem thêm: 20 thực phẩm tốt nhất cho người đau dạ dày – Thực đơn mỗi ngày

Thói quen ăn uống tốt cho người bị viêm dạ dày mãn tính

Giai đoạn mạn tính của viêm dạ dày cho thấy tổn thương đã tiến triển đến mức nặng, dạ dày làm việc kém hiệu quả và dễ tổn thương hơn khi xử lý những thực phẩm thô.

Thói quen ăn uống tốt cho người bị viêm dạ dày mãn tính
Chế độ dinh dưỡng khoa học và đúng giờ sẽ giúp quá trình điều trị viêm dạ dày mạn tính đạt kết quả tốt.

Sau đây là những lưu ý khi chế biến thực phẩm:

  • Đối với các loại thực phẩm, khi chế biến cần phải được thái nhỏ, nấu chín kỹ đến khi món ăn chín mềm để người bệnh có thể dễ tiêu hóa và giảm tải các gánh nặng cho dạ dày.
  • Người bệnh cần phải tập thói quen ăn chậm và nhai kỹ, khi ăn từ tốn kích thích dịch vị được tiết ra kịp lúc để hỗ trợ tiêu hóa. 
  • Khi dùng bữa không nên ăn quá no, thay vào đó nên chia khẩu phần ăn thành 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày, nên ăn cách 2h mỗi bữa.
  • Tuyệt đối không được bỏ bữa, bởi nếu như dạ dày rỗng, hoạt động co bóp của dạ dày sẽ mạnh hơn gây ra các cơn đau khó chịu.
  • Không ăn các loại thực phẩm khô, cứng, chẳng hạn như khô hoặc các loại rau củ, trái cây có chất xơ nhiều, nếu không nhai kỹ có thể gây chảy máu dạ dày.
  • Không nên ăn thức ăn quá lỏng và nhiều nước, điều này có thể làm loãng dịch vị, từ đó làm giảm khả năng tiêu hóa.
  • Nhiệt độ phù hợp cho món ăn là từ 40-50 độ C, không nên ăn quá nóng hay quá lạnh, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của dạ dày.

Bệnh viêm dạ dày mạn tính cần được điều trị kết hợp trong thời gian dài mới có thể ngăn chặn được những tổn thương kịp thời. Nếu bệnh nhân đang bị viêm dạ dày cấp và nghi ngờ giai đoạn chuyển sang mạn tính, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và lựa chọn được phương án điều trị thích hợp nhất. 

Bài viết liên quan:

Chia sẻ:
thuốc đông y chữa đau dạ dày 5 bài thuốc đông y chữa đau dạ dày tốt nhất và lưu ý
Dùng thuốc đông y chữa đau dạ dày là giải pháp được nhiều người bệnh chọn lựa bên cạnh việc…
Đang đau dạ dày nên ăn gì giảm đau nhanh nhất?
Đang bị đau dạ dày nên ăn gì? Bệnh nhân cần bổ sung các loại thực phẩm giàu omega, ăn…
Bị đau dạ dày có uống được tâm sen không? Người Bị Đau Dạ Dày Có Uống Được Tâm Sen Không?
Bị đau dạ dày có uống được tâm sen không là vấn đề thắc mắc của không ít người vì…
Các cách chữa bệnh dạ dày bằng lá cây hiệu quả, dễ kiếm
Ngoài dùng thuốc thì việc chữa bệnh dạ dày bằng lá cây cũng được rất nhiều bệnh nhân áp dụng.…
Sữa hạt có nhiều công dụng đặc biệt và rất tốt cho người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Sữa Không, Uống Loại Nào?

Sữa là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và vô cùng quen thuộc trong…

Phác đồ điều trị ung thư dạ dày (hướng dẫn Bộ Y tế)

Xác định phác đồ điều trị ung thư dạ dày phù hợp là bước quan trọng, quyết định đến tiên…

Xét nghiệm vi khuẩn hp dạ dày bằng cách nào, ở đâu tốt?

Xét nghiệm vi khuẩn Hp được chỉ định khi bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày hoặc thường xuyên…

Các Phương Pháp Khám Dạ Dày Không Cần Nội Soi

Nội soi được ứng dụng trong chẩn đoán các bệnh lý ở cơ quan tiêu hóa. Tuy nhiên với trường…

trào ngược dạ dày gây viêm lưỡi Trào ngược dạ dày gây viêm lưỡi và cách điều trị

Viêm họng, viêm thực quản hay hôi miệng là những vấn đề rất dễ phát sinh khi bị trào ngược…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua